GIẢI PHÁP KIỀM CHẾ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1 Các giải pháp kiềm chế lạm phát

Một phần của tài liệu “ Thực trạng và giải pháp về lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn năm 2007 – 2008” . (Trang 28)

3.1 Các giải pháp kiềm chế lạm phát

• Tăng khả năng sản xuất hàng hóa trong nước được coi là giải pháp cơ bản, tạo cơ sở ổn định tiền tệ một cách vững chắc, giúp hạn chế việc nhập khẩu hàng hóa nước ngoài, giảm thiểu được những ảnh hưởng của việc tăng giá hàng hóa trên thế giới.

• Thực hiện chính sách khuyến khích tiết kiệm, giảm tiêu dùng. Lãi suất danh nghĩa được nâng cao hơn tỷ lệ lạm phát để hấp dẫn tiền gửi. Tuy nhiên trong thời gian áp dụng chính sách lãi suất cao, càn có dự điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp với mức độ biến động của lạm phát và hạn chế hậu quả tiềm tàng cho các tổ chức nhận tiền gửi.

• Quản lí tốt đầu tư nhà nước để có sự phối hợp hiệu quả giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Cần tăng hiệu quả sử dụng vốn dành cho đầu tư công từ phía nhà nước và doanh nghiệp nhà nước để đáp ứng nhu cầu phát triển hạ tầng và mở rộng kinh doanh sản xuất. Tăng cường giám sát đối với đầu tư của doanh nghiệp nhà nước: Chính phủ mà cụ thể là Bộ tài chính và Ngân hàng nhà nước yêu cầu ngân hàng phát triển Việt Nam và 4 ngân hàng quốc doanh có biện pháp kiểm soát nâng cao chất lượng tín dụng đối với các dự án lớn của các tập đoàn hay tổng công ty nhà nước. Điều này không chỉ giúp hướng chảy nguồn vốn vào dự án hiệu quả mà còn làm lành mạnh hóa thị trường tín dụng.

Thành lập Hội đồng quản lí đầu tư quốc giá: Hội đồng có trách nhiệm trong vai trò thẩm định lại, ra quyết định cuối cùng hoặc đầu mối đệ trình lên quốc hội với những dự án trọng điểm. Cuối cùng Hội đồng cũng phải chịu trách nhiệm trong việc đánh giá lại hiệu quả đầu tư thuê kiểm toán độc lập với một số dự án lớn.

Một phần của tài liệu “ Thực trạng và giải pháp về lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn năm 2007 – 2008” . (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w