Giải pháp thu hút FDI vào trong khu vực nông nghiệp 1 Định hướng đầu tư

Một phần của tài liệu Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực nông nghệp giai đoạn 2003 – 2008 (Trang 25 - 28)

1. Định hướng đầu tư

Trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước đến năm 2010, định hướng trở thành nước công nghịêp vào năm 2020, quy hoạch phát triển nông, lâm, ngư nghiệp và thực hiện mục tiêu công nghịêp hoá- hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, trong thời gian tới cần ưu tiên thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nhóm ngành, các sản phẩm có tác động lớn trên các phương diện đến sự phát triển của nông nghiệp nói riêng, và đến sự phát triển của cả nước nói chung như: thúc đẩy chuyển giao công nghệ nhất là công nghệ cao, công nghệ nguồn, gia tăng xuất khẩu, tao việc làm, các dự án sản xuất các sản phẩm, dịch vụ có sức cạnh tranh, các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng nồng thôn. Các định hướng cụ thể:

- Việc thu hút FDI trong lĩnh vực nông nghiệp trong thời gian tới cần hướng vào việc phát triển công nghệ sinh học để tạo ra các giống cây, con mới có năng suất, chất lượng có thể đáp ứng yêu cầu trong nước và trên thị trưòng thế giới. Đặc bịêt cần hướng vào sản xuất các sản phẩm có giá trị kinh tế cao

- Đầu tư cho công nghệ chế biến, bảo quản sau khi thu hoạch để nâng cao giá trị sản phẩm và tạo ra thị trường tiêu thụ nông sản ổn định, ngày càng phát triển, đặc biệt là thị trường xuất khẩu

- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho nồng, lâm, ngư nghiệp như các công trình thuỷ lợi, sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hệ thống giao thông…

2. Giải pháp thu hút FDI vào khu vực nông nghiệp

Để tăng cường khả năng thu hút FDI vào khu vực nông nghiệp để thực hiện các mục tiêu đặt ra, cần có những giải pháp đồng bộ về môi trường, hoàn thiện hệ thống luật, phát triển cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực…

2.1 Nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác quy hoạch phát triển ngành ngành

Trong thời gian qua, do công tác quy hoạch ngành và quy hoạch sản phẩm quan trọng trong nông nghiệp chưa có hoặc được triển khai chậm, lại dựa trên một số dự báo thiếu chính xác, chưa lường trước hết đựơc những diễn biến phức tạp của thị trường, đặc biệt là thị trường nước ngoài… nên đã có tình trạng cấp giấy phép đầu tư nước ngoài vào một số sản phẩm, lĩnh vực mà vượt quá nhu cầu hiện tại.

Bên cạnh đó, cũng do thiếu quy hoạch cụ thể mà chủ trương đối với một số dự án đầu tư vào một số sản phẩm quan trọng hoặc lĩnh vực nhạy cảm chưa rõ ràng, điều này khiến cho các địa phương phải chờ xin ý kiến chỉ đạo của các cơ quan trung ương mất khá nhiều thời gian, song mặt khác còn dẫn đến tình trạng quan điểm xử lý đối với các dự án đầu tư nước ngoài không có sự thống nhất.

- Xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài trong bản quy hoạch

- Phát triển công tác dự báo nhằm nâng cao chất lượng quy hoạch

- Xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài trong bản quy hoạch

2.2 Hoàn thiện hệ thống quốc gia

Bên cạnh những giải pháp tổng thể về phát triển nông lâm ngư nghiệp cần xây dựng hệ thống các cơ chế, chính sách đồng bộ nhằm khuyến khích đầu tư nước ngòai vào lĩnh vực này theo các hướng:

- Ban hành các chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp

- Xây dựng hạng mục dự án quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài - Xây dựng cính sách phát triển thị trường vốn và tín dụng đầu tư - Chính sách về đất đai trong nông nghiệp

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo môi trường pháp luật hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài

- Tạo lập môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi

2.3 Nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với đầu tư nước ngoài ngoài

Sau khi tạo được môi trường pháp lý và cơ chế chính sách thông thoáng, hấp dẫn trong thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông, lâm, ngữ nghiệp, vấn đề có tính then chốt là phải nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với đầu tư nước ngoài.

Theo quy định tại Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam, quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

- Xây dựng chiến lược, quy hoạch và chính sách đầu tư nước ngoài - Ban hành cac văn bản pháp luật về hoạt động đàu tư nước ngoài

- Hướng dẫn các ngành, các địa phương trong việc thực hiện các hoạt động liên quan tới đầu tư nước ngoài

- Cấp, thu hồi giấy phép đầu tư

- Quy định việc phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài

- Kiểm tra, thanh tra, và giám sát các hoạt động đầu tư nước ngoài

2.4 Đa dạng hoá các hình thức đầu tư

Trong gần 20 năm qua, đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chủ yếu chỉ thực hiện dưới 3 hình thức chính: doanh nghịêp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và hợp đồng hợp tác kinh doanh. Do đó các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ đựơc thành lập dưới hình thức công ty trách nghiệm hữu hạn. Bên cạch đấy việc cổ phần hoá các doanh nghịêp có vốn đầu tư nước ngoài còn nhiều hạn chế và tương đối chậm. Mặt khác, trong các dự án liên doanh, số doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ không đáng kể. Chính những điều này đã phần nào làm hạn chế việc mở rộng các kênh để thu hút FDI của thế giới vào nước ta nói chung và vào lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp nói riêng.

- Ban hành các chính sách nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh liên doanh với nước ngoài. Khai thác thêm các kênh đầu tư mới.

- Đối với các tập đoàn kinh tế lớn có nhiều dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp nói riêng, và cho toàn bộ nền kinh tế nói chung

- Sớm ban hành danh mục các lĩnh vực cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được mua cổ phần của các doanh nghịêp Việt Nam

Để thực hiện đựơc mục tiêu thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung, công tác vận động xuac tiến đầu tư cần phải đựơc đổi mới cả về nội dung và hình thức theo những hướng cơ bản sau:

- Cần phải nhận thức rõ ràng việc hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhằm khai thác có hiệu quả các dự án đầu tư nước ngoài đã đựơc cấp giấy phép.

- Cần phải bố trí đủ ngân sách cho hoạt động xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực này như một khoản chi thường xuyên hằng năm của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

- Cần đổi mới và nâng cao chất lượng các ấn phẩm tuyên truyền đầu tư nước ngoài nói chung và trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp nói riêng… nhằm tạo sức hấp dẫn và ấn tượng tốt ban đầu đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

- Cần triển khai nghiên cứu tiềm năng, thế mạnh của các nước và các vùng lãnh thổ cũng như của nhà đầu tư nước ngoài trong việc đầu tư nông nghiệp để có cơ chế, chính sách vận động thích hợp.

Một phần của tài liệu Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực nông nghệp giai đoạn 2003 – 2008 (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(28 trang)
w