- VX cấp và có biến chứng não hay màng não
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.3. Bộ dụng cụ PTNS mũi xoang 2.2.4 Các bước tiến hành
2.2.4 Các bước tiến hành
* Nhóm hồi cứu
- Lựa chọn những hồ sơ bệnh án đã PTNS MX trước đây có xơ dính mũi vào viện PTNS với điều kiện sau:
+ Ghi chép đầy đủ thủ tục hành chính, nghề nghiệp cụ thể, tiền sử bệnh tật có liên quan.
+ Lý do vào viện ghi cụ thể, triệu chứng cơ năng, thực thể, hình ảnh nội soi trước mổ rõ ràng.
+ Có đầy đủ kết quả xét nghiệm, kết quả phim CT tìm hiểu thêm hạn chế của PTNS lần trước hay yếu tố liên quan đến xơ dính
+ Cách thức PT ghi tỉ mỉ.
+ Thời gian chăm sóc hậu phẫu tại viện ghi đầy đủ.
+ Gửi phiếu hỏi- đáp, mời bệnh nhân đến khám để khai thác thêm tiền sử và NS lại đánh giá kết quả PT.
- Cách thực hiện ghi theo mẫu hồ sơ nghiên cứu riêng.
* Nhóm tiến cứu: Chọn những bệnh nhân trên 18 tuổi bị dính niêm mạc mũi sau PTNS có chỉ định can thiệp vào viện khám và điều trị.
+ Hỏi bệnh:
- Lý do vào viện.
- Tuổi: Được chia làm 3 lứa tuổi như sau: • Từ 18- 40 là tuổi thanh niên • Từ 41-60 là tuổi trung niên • Trên 60 là tuổi già.
- Nghề nghiệp cụ thể liên quan đến bệnh: Tiếp xúc hóa chất, khói bụi độc hại.
34
- Tiền sử: dị ứng, dạ dày, bệnh nội khoa khác, chẩn đoán và PT trước đó dựa vào giấy ra viện hay hồi cứu bệnh án tại Bệnh viện Tai Mũi Họng để tìm thêm thông tin.
- Ngạt mũi: Liên tục hay từng lúc, một bên hoặc hai bên. Chia làm 3 mức độ:
• Nhẹ: Thỉnh thoảng ngạt không phải nhỏ thuốc. • Vừa: Ngạt liên tục, rỏ mũi có kết quả.
• Nặng: Ngạt liên tục phải thở bằng miệng, rỏ thuốc ít hoặc không đáp ứng
Ngoài ra để định lượng ngạt, dùng gương Glazen với điều kiện bệnh nhân không rỏ mũi bằng thuốc co mạch trước 24h. Đặt gương sát cửa mũi, để bệnh nhân thở đều đánh giá mức độ ngạt bằng vết mờ ở gương
• Vết mờ đến vòng số 3 là không ngạt ( trên 6cm) • Vết mờ đến vòng số 2 là ngạt nhẹ ( 5-6cm) • Vết mờ đến vòng số 1 là ngạt vừa ( 4-5cm) • Vết mờ trong vòng số 1 là ngạt nặng ( dưới 3cm)
- Chảy mũi: Chảy liên tục hay từng đợt. Tính chất mủ trong, nhầy hay đặc xanh. Chia làm 3 mức độ
• Nhẹ: Thỉnh thoảng chảy khi có viêm hoặc kích thích, tự nhiên hết.
• Vừa: phải xì, khịt khạc nhưng giảm nhiều khi dùng thuốc.
• Nặng: phải khịt khạc nhiều, dùng thuốc ít hoặc không có kết quả. - Đau đầu: Tìm hiểu vị trí, tính chất, mức độ đau. Chia 3 mức độ.
• Nhẹ: ít ảnh hưởng đến sinh hoạt chỉ thoáng qua. • Vừa: có ảnh hưởng đến sinh hoạt.
35
- Ngửi kém: từng lúc hay liên tục. Chia theo 3 mức độ. • Nhẹ: chỉ giảm ngửi khi có ngạt, chảy mũi.
• Vừa: không ngửi được mùi thông thường trong sinh hoạt nhưng với mùi đặc biệt thì vẫn phát hiện tốt hoặc khi có dùng thuôc thì ngửi tốt hơn.
• Nặng: không ngửi được cả những mùi đặc biệt hoặc dùng thuốc không kết quả.
- Các triệu chứng khác kèm theo nếu có.
+ Khám NS.
- Khám bằng hệ thống máy NS bệnh viện TMH Trung ương - Máy ảnh kỹ thuật số.
- Mục đích NS nhằm đánh giá
• Phân loại dính theo 4 type A,B,C,D. • Tính chất niêm mạc mũi xoang. • Polyp mũi.
• Dị hình vách ngăn, dị hình cuốn giữa. • Tính chất mủ.
• Sót bệnh tích.
• Tắc lỗ thông xoang.
+ Chụp C.T.Scan MX: hai tư thế mục đích xác định. - Tình trạng xơ dính.
- Mức độ tổn thương niêm mạc xoang. - Vị trí, kích thước polyp.
- Độ thông thoáng của lỗ thông xoang. - Dị hình của vách ngăn hay cuốn giữa. - Sót bệnh tích.
36
+ Cách PT.
- Tiền mê hay mê nội khí quản. - Đặt co cuốn bằng thuốc co mạch. - Gây tê tại chỗ bằng medicain 2%.
- Lấy bỏ tổ chức xơ dính bằng dụng cụ như dao, kéo sao cho ít tổn thương niêm mạc nhất. Đảm bảo khoảng cách 2 mặt niêm mạc đã dính đủ độ rộng.
- Lấy sạch bệnh tích còn sót lại của PT trước nếu có như mỏm móc, tế bào sàng, các dị hình vách ngăn hay cuốn giữa.
- Mở lỗ thông xoang hàm đủ rộng nếu tổ chức xơ dính gây hẹp. - Lấy bỏ polyp nếu có.
- Đặt merocel vào hốc mổ, bơm nước muối sinh lý sao cho miếng merocel căng đầy.
+ Điều trị sau PT.
- Thuốc kháng sinh toàn thân trong 10 ngày. - Thuốc cầm máu.
- Thuốc giảm đau toàn thân nếu bệnh nhân đau nhiều. - Thuốc corticoid toàn thân.
- Rút merocel sau PT 3-5 ngày.
- NS kiểm tra làm sạch hốc mổ sau rút merocel.
- Hướng dẫn bệnh nhân tự rửa mũi bằng nước muối sinh lý ngày 2-3 lần trong trong 4 tuần đầu.
37
- Kiểm tra định kỳ bằng NS 1 lần/ tuần trong tháng đầu. 1 lần/2 tuần trong 2 tháng tiếp theo và 1 lần/ tháng trong 3-6 tháng tiếp. Đánh giá và làm sạch hốc mũi cũng như giải quyết sớm dính hay polyp tái phát.
+ Nhận định kết quả sau 3 tháng.
- Tốt:
• Cơ năng: các triệu chứng hết hoặc gần như hết.
• NS Hốc mổ sạch, không có hoặc chỉ có ít xuất tiết nhầy loãng. Niêm mạc hốc mổ hồng đều, nhẵn bóng, sạch, có các mao mạch tân tạo chạy ngoằn ngoèo trên bề mặt. Ngách giữa và xoang sàng thông thoáng, không bị dính tắc, đường dẫn lưu rộng. Lỗ thông xoang hàm thông thoáng bình thường, dẫn lưu tốt.
- Khá:
• Cơ năng: Triệu chứng giảm rõ rệt.
• NS: Hốc mổ có xuất tiết nhầy, niêm mạc xơ hoá dày, màu trắng nhạt,ít mạch máu. Ngách giữa và vùng mổ xoang sàng thông thoáng, không bị dính tắc. Lỗ thông xoang hàm thông thoáng.
- Trung bình:
• Cơ năng: Triệu chứng có giảm
• NS: Hốc mổ có xuất tiết nhầy, niêm mạc xơ hoá dày, màu trắng nhạt, ít mạch máu. Ngách giữa và vùng mổ xoang sàng thông thoáng, không bị dính tắc. Lỗ thông xoang hàm thông thoáng.
- Kém:
38
• NS: Hốc mũi có nhiều mủ nhầy đặc hoặc đặc bẩn, niêm mạc thoái hoá thành polyp hoặc tái phát polyp mũi-xoang. Vùng PHLN và lỗ xoang hàm bị dính hoặc bị polyp tái phát bịt kín gây cản trở dẫn lưu của các xoang.