PHƯƠNG CHÂM THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ

Một phần của tài liệu quy chế dân chủ làng xã , quy chế dân chủ cơ sở (Trang 26 - 30)

Quy chế dân chủ đã tạo ra trong nông thôn Việt Nam một thiết chế chính trị mới – một thiết chế dân chủ thực sự. Mọi tổ chức xã hội các đoàn thể đều chuyển đổi hoạt động của mình sao cho phù hợp với việc coi trọng ý kiến của người dân. Một lần nữa Quy chế dân chủ ở làng xã đã đặt người dân nông thôn vào trung tâm của đối tượng tác động của thiết chế chính trị dân chủ dưới sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam [25: tr.998-994]. Hệ thống chính quyền Nhà nước, các tổ chức xã hội, đoàn thể xã hội đã tạo ra thiết chế chính trị ở nông thôn. Do đó, thiết chế chính trị ở nông thôn đảm bảo cho các thành viên của nó thực hiện quyền làm chủ thông qua việc thực hiện quy chế dân chủ trong các cộng đồng nông thôn.Nó kiểm soát sự tham dự của các thành viên nông thôn( ở độ tuổi công dân) vào các công việc của nhà nước, đoàn thể và đảm bảo các quyền lợi của mỗi thành viên trong đời sống chính trị nông thôn. Nó hạn chế tính cô lập của các cộng đồng làng xã do truyền thống và quá khứ để lại. Nó động viên các thành viên làm đúng, đủ và triệt để trách

nhiệm của mình trước xã hội, hạn chế nhứng đòi hỏi không thích hợp của các nhóm cá nhân, các nhóm xã hội. Việc thực thi các quyền đó được thể hiện qua những quyền tham dự ào các tổ chức đoàn thể xã hội trong hệ thống chính trị nông thôn. Nó cũng thể hiện qua những pháp lệnh ngăn cấm những hành vi phá hoại kỷ cương trật tự xã hội đã đuợc thiếp lập sau Cách mạng tháng tám 1945. Thiết chế xã hội nông thôn luôn tuân thủ yêu cầu nghiêm ngặt của hệ thống luật pháp nhà nước. Nó được thiết lập nhằm đảm bảo thực thi những mục tiêu cơ bản mà Đảng và Bác Hồ đã vạch ra cho phong trào cách mạng ở nước ta.

Quy chế dân chủ ở xã phường thị trấn tiếp tục được triển khai và từng bước đi vào cuộc sống. Những nội dung công khai hóa theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” được cấp ủy, chính quyền các địa phương thực hiện có hiệu quả, quyền làm chủ của nhân dân được phát huy trên tất cả các lĩnh vực của đời sống. Việc xây dựng các quy ước Làng, thôn, khu phố văn hóa, bình xét hộ gia đình ăn hóa...đề được đưa ra lấy ý kiến của nhân dân để nhân dân bàn và quyết đinh trực tiếp. Các dự án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, kế hoạch vay vốn, mức huy động các khoản đóng góp của nhân dân, quy trình thủ tục hành chính. Các chương trình dự án như chương trình 134, 135; Nghị quyết 30; Quyết định 17c của Chính phủ...đều được chính quyền cơ sở thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Họp thôn, tổ dan phố, tiếp xúc cử tri, niêm yết thông báo công khai cho nhân dân được biết. Qua việc triển khai thực hiện quy chế dân chủ cơ sở đã có tác dụng thú đẩy công tác xây dựng Đảng, chính quyền “trong sạch, vững mạnh, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân” nhất là trong lĩnh vực cải cách hành chính và giải quyết khiếu nại tố cáo ở địa phương, cơ sở. Tại Hà Nội, Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương tổ chức Hội Nghị tổng kết 10 năm thực hiện chỉ thị số 30 – CT/TW của Bộ Chính trị (khóa 8) về “xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở”. Đồng chí Trương Tấn Sang, ủy viên Bộ Chính trị, thường trực ban bí thư đã dự và chỉ đạo hội nghị. Hội nghị đã nhận định: Quá trình thực hiện quy chế dân chủ cơ sở đã làm chuyển biến đáng kể nhận thức của cấp ủy, chính quyền và đoàn thể. Phát huy được quyền làm chủ

trực tiếp của cán bộ, công chức, người lao động, góp phần tích cực, hiệu quả của vào công tác Xây dựng Đảng và chính quyền trong sạch vững mạnh, nâng cao chất lượng độ ngũ cán bộ Đảng viên, công chức, viên chức, xây dựng khối đoàn kết trong cơ quan, đơn vị, giữ vững ổn định chính trị từ cơ sở, tạo động lực quan trọng để hoàn thành nhiệm vụ chính trị cơ quan, đơn vị. Tuy nhiên, một số cấp ủy, chính quyền chưa thật sự quan tâm, chỉ đạo và thiếu sự kiểm tra đôn đốc việc thực hiện chử trương này nên công tác xây dựng và thực hiện quý chế dân chủ cơ sở ở một số cơ quan, đơn vị vẫn mang tính hình thức, hiệu quả còn hạn chế, chưa đạt được yêu cầu chỉ thị của Bộ chính trị đề ra.

Quy trình thực hiện cải cách hành chính gắn với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đang được tiến hành đồng bộ, rộng rãi. Đặc biệt là từ khi chính phủ ban hành quy chế cơ sở xã kèm theo nghị định 79/ 2003/ ND – CP.

Quy chế dân chủ cơ sở nhằm đảm bảo cho dân thực hiện quyền làm chủ của mình trực tiếp ở cơ sở nơi cư trú và cơ quan đơn vị công tác .

Tư tưởng chỉ đạo của Trung ương Đảng về mở rộng dân chủ, dân chủ trực tiếp được cụ thể hóa và đưa vào khá nhiều trong các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản của các tổ chức chính trị - xã hội. Quá trình thực hiện cải cách hành chính gắn với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đang được tiến hành đồng bộ và rộng rãi.

Theo một số báo cáo đã được công bố trên báo chí. Ngoài việc thực hiện cải cách hành chính theo cơ chế mở cửa, trên 95% xã, phường, thị trấn thực hiện niêm yết công khai các thủ tục hành chính, các khoản lệ phí, đóng góp của dân, công khai các phương án sản xuất. Việc giải quyết vẫn các thủ tục hành chính như cấp giấy phép xây dựng, đang kí kinh doanh, địa chính...đã được công khai hóa.

Những thủ tục đã được giải quyết nhanh, gọn, giảm bớt phiền hà, rắc rối cho dân được nhân dân ủng hộ và đồng tình.

Những cơ quan hành chính sự nghiệp đã rà xoát , sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng một số quy chế, quy định cụ thể hóa công việc, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở như:

- Quy chế công khai tài chính, quản lí và sử dụng tài sản cơ quan. Công khai tài chính, tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi xã hội, quy chế về việc hiếu, việc hỷ, về thăm hỏi người lao động (ốm đau, bệnh tật, tai nạn ...

- Quy chế tiếp công dân và giải quyết khiếu nại tố cáo

- Quy chế tuyển dụng, đề bạt, nâng lương, kỉ luật, nhận xét, đánh giá nội bộ.

- Các doanh nghiệp nhà nước thực hiện công khai , dân chủ về kế hoạch sản xuất, kinh doanh, chế độ, chính sách có liên quan đến người lao động: nội quy, quy chế của doanh nghiệp.

- Quy hoạch, bổ nhiệm, bố trí cán bộ được thực hiện dân chủ, công khai hóa, đảm bảo sự đoàn kết trong đơn vị.

Ngày 31/1, Tại Hà Nội, Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương tổ chức Hội Nghị tổng kết 10 năm thực hiện chỉ thị số 30 – CT/TW của Bộ Chính trị (khóa 8) về “xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở”. Khẳng định sau 10 năm triển khai Quy chế dân chủ cơ sở, đã từng bước nâng cao được nhận thức, trách nhiệm thực hành dân chủ XHCN. Các cấp, các ngành đã gắn việc thực hiện quy chế dân chủ với chương trình cải cách hành chính sửa đổi, bổ sung những quy chế, quy định.

Cùng với việc thực hiện quy chế dân chủ ở các cơ quan, hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp, viêc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở xã phường có ý nghĩa quan trọng bởi đó là nơi tập chung đại bộ phận dân cư sinh sống và làm việc. Sau hơn 10 năm thực hiện quy chế dân chủ đã đạt được những thành tựu lớn. Trong chỉ thị số 30 – CT/ TW cũng chỉ rõ: “Khâu quan trọng và cấp bách trước mắt là phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở, là nơi trực tiếp thực hiện mọi chủ trương , chính sách của Đảng và Nhà nước, là nơi cần thực hiện quyền dân chủ của nhân dân một cách trực tiếp và rộng rãi nhất.

*) Kết quả đạt được sau 10 năm thực hiện quy chế dân chủ cơ sở: Qua việc triển khai thực hiện quy chế dân chủ cơ sở đã có tác dụng thúc đẩy công tác xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân. Nhất là trên lĩnh vực cải cách hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo tại địa phương, cơ sở. Đến nay đã có 137/148 xã, phường, thị trấn đã có tổ chức thanh tra nhân dân được duy trì và phần lớn hoạt động cáo kết quả. Hướng vào các lĩnh vực mà nhân dân ở cơ sở quan tâm như xây dựng, quản lí đất đai, giả quyết khiếu nại, tố cáo và giải quyết chế độ chính sách...

Năm 2009, viêc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ quan hành chính sự nghiệp đã rà soát, sửa đối, bổ sung xây dựng một số quy chế, quy định của thể hóa việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở như: Quy chế công khai tài chính, quản lí và sử dụng tài sản quốc dân.

Một phần của tài liệu quy chế dân chủ làng xã , quy chế dân chủ cơ sở (Trang 26 - 30)