III. NHỮNG GIẢI PHÁP LÀM TĂNG LỢI NHUẬN CỦA DOANH
2. Hạ giá thành sản phẩm
Giá thành là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhiệm. Quản lý giá thành tốt là cơ sở hạ thấp giá thành sản phẩm đó là cơ sở tăng lợi nhuận.
Các biện pháp để hạ giá thành sản phẩm - Các biện pháp tiết kiệm nguyên vật liệu.
* Trong cơ chế thị trường, việc tìm kiếm nguồn cung cấp vật tư cho quá trình sản xuất phụ thuộc vào khả năng của mỗi doanh nghiệp. Do vậy doanh nghiệp luôn ý thức được tiết kiệm vật tư sẽ đem lại lợi ích như thế nào.
* Để lợi nhuận tăng ngày một cao, doanh nghiệp sẽ phải có cố gắng đưa ra các giải pháp tiếp kiệm vật tư một cách tối đa như vẫn bảo đảm chất lượng sản phẩm xét về lâu dài, để tiết kiệm nguyên liệu, doanh nghiệp cần có những phương án thay đổi quy trình công nghệ sản xuất, đầu tư thêm máy móc hiện đại để mang lại năng xuất lao động cao, chất lượng sản phẩm cao. Đây là yếu quan trọng để tăng doanh thu, tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Giảm chi phí sử dụng máy:
Chi phí sử dụng máy móc bao gồm chi phí khấu hao cơ bản, khấu hao sửa chữa lớn, chi phí sửa chữa thường xuyên, phi phí tiền trong công nhân. Vì giảm chi phí này cũng làm cho lợi nhuận của công ty tăng lên. Do vậy doanh nghiệp cần phải chú ý.
+ Rút ngắn thời gian khấu hao các máy móc thiết bị để đầu tư máy móc mới, tránh hao mòn vô hình.
+ Đầu tư đổi mới thiết bị và đồng bộ hoá các thiết bị phù hợp với điều kiện hiện tại - thay thế những máy móc cũ lạc hậu đã hết khấu hao. Lựa chọn việc mua sắm các thiến bị, phụ tùng thay thế bảo đảm chất lượng sửa chữa và hạn chi phí sửa chữa.
+ Mở rộng mối quan hệ hợp tác, liên kết với các doanh nghiệp bạn, tiết kiệm vốn đầu tư trang bị bổ sung:
+ Khi mua sắm các thiết bị máy móc cần tổ chức đấu thầu, thuê các chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm để tránh mua các thiết bị lạc hậu...
+ Giảm chi phí tiền lương và chi phí quản lý chung.
Việc tiết kiệm chi phí tiền lương phải thực hiện theo phương án tăng năng xuất lao động. Muốn tăng năng xuất lao động thì có các điều kiện sau:
+ Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn lao động đặc biệt lao động trẻ và mới tuyển dụng.
+ Hoàn thiện chế độ trả lương, kích thích vật chất đổi người lao động bằng khen thưởng và năng lực.
+ Sắp xếp lại lao động sao cho hợp lý, phù hơp với khả năng và trình độ chuyên môn từng công việc khai thác hết khả năng của người lao động đồng thời bảo đảm an toàn cho người lao động.
- Chi phí sản xuất chung.
Chi phí quản lý chung tuy không chiếm tỷ lệ lớn trong chi phí sản xuất của mỗi doanh nghiệp việc tiết kiệm chi phí này thể hiện năng lực quản lý, trình độ của cán bộ. Muốn vậy cần chú ý
+ Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý, đặc biệt cán bộ quản lý tài chính, cán bộ phòng kinh doanh.
+ Có cơ cấu tổ chức hợp lý và khoa học sao cho giám đốc chỉ đạo sản xuất kinh doanh kịp thời, giải quyết nhanh vấn đề phát sinh
- Giảm bớt những bộ máy quản lý công trình, kém hiệu quả. 3. Tăng doanh thu của công ty.
Công ty cấp nước Ninh Bình được đưa nguồn cung cấp nước sạch và lắp đặt hệ thống cung cấp nước vừa và nhỏ cho 2 thị xã Ninh Bình và Tam Điệp. Có thể nói khách hàng của công ty là rất lớn. Đồng thời sản phẩm của công ty là hàng hoá thiết yếu không thể thiếu trong đời sống của nhân dân.
+ Nhanh chóng thiết kế dự toán một số vùng chưa được cung cấp nước bằng dùng vốn quỹ khấu hao và vốn tự có của công ty, kết hợp sự đóng góp của dân để xây dựng.
+ Thúc đẩy nhanh các dự án ADB nâng cấp cải tạo mạng lưới cấp nước tại thị xã Ninh Bình và nâng công xuất nhà máy lên 20000 m3 ngày đêm.
+ Đồng thời tiến hành các dự án còn dở dang trước đây như dự án OACSP và DANIDA.
4. Giảm tỷlệ thất thoát nước.
Chúng ta thấy thực trạng đường ống cấp nước của công ty cấp nước Ninh Bình, được xây dựng vào những năm 70 tuyến đường ống cấp 1,2 phần lớn nằm sâu dưới đất 1,5m khi phải chửa chữa rất khó khăn. Đặc biệt tuyến đường ống cấp 3 nằm sau nhà dân, tỷ lệ thất thoát chủ yếu là tuyến đường ống này.
Để giải quyết vấn đề này công ty cần phải chuyển đường ống này từ đường sau nhà về phía trước nhà để dễ quản lý tốt hơn. Muốn vậy cần có vốn và sự ủng hộ của dân cư.
5. Nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn.
Qua phân tích tình hình sử dụng vốn của công ty cho ta thấy nhu cầu vốn lưu động thường xuyên và vốn lưu động thường xuyên không hợp lý, vốn bằng tiền luôn dư ra từ 1 tỷ - 2 tỷ đồng. Trong khi đó nhu cầu vốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh rất cần. Chính vì vậy công ty cần có giải pháp xử dụng nguồn vốn dư thừa sao cho có hiệu quả.
Đồng thời tránh tình trạng chiếm dụngvốn đặc biệt là các hộ dân cư. Công ty có gắng sao cho vốn bằng tiền chỉ nằm trong khoảng 500 triệu - 600 triệu. Để đảm bảo khi nhu cầu phát sinh đột xuất như hỏng hóc máy móc thiết bị để có thể có tiền sửa chữa ngay.
Kết luận
Trong nền kinh tế thị trường vấn đề lợi nhuận và biện pháp tối ưu hoá lợi nhuận có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp nói chung và công ty cấp nước Ninh Bình nói riêng. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn.
Chuyên đề đã hoàn thành các nghiệp vụ chủ yếu sau đây:
1. Đã luận giải được một cách có hệ thống khái niệm lợi nhuận vai trò và cách xác định được lợi nhuận đối với công ty trong nền kinh tế thị trường (KTT).
2. Đã làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận và các biện pháp tối đa hoá lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
3. Chuyên đề đã xem xét và đánh giá thực trong lợi nhuận của công ty. Trên các mặt thành tựu, tồn tại và tìm ra các giải pháp nhằm tăng lợi nhuận của công ty trong thời gian tới.
4. Từ lý luận và thực tiễn đã được phân tích một cách có hệ thống cùng phương hướng phát triển kinh tế nói chung và hoạt động kinh doanh của công ty cấp nước Ninh Bình.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...1
CHƯƠNG I...3
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LỢI NHUẬN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG...3
I. LỢI NHUẬN VÀ VAI TRÒ CỦA LỢI NHUẬN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP...3
1. Hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường...3
2. Lợi nhuận và phương pháp xác định lợi nhuận...5
3. Ý nghĩa của việc nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp...11
II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP...12
1. Các chính sách của nhà nước...13
2. Các nhân tố về phía doanh nghiệp...13
CHƯƠNG II...18
TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CẤP NƯỚC NINH BÌNH...18
I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY...18
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty...18
2. Cơ cấu tổ chức của Công ty...19
II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY. . .22
1. Tình hình doanh thu của Công ty...32
2. Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh...32
3. Lợi nhuận của Công ty...33
4. Kết cấu lợi nhuận của Công ty...34
III. ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LỢI NHUẬN....34
1. Hiệu quả sử dụng vốn...34
2. Đánh giá nhân tố tác động đến lợi nhuận của Công ty...37
CHƯƠNG III...40
ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ LỢI NHUẬN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CẤP NƯỚC NINH BÌNH...40
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG...40
1. Các yếu tố tác động tích cực đến lợi nhuận của công ty...40
2. Các yếu tố tác động tiêu cực đến lợi nhuận của công ty...42
II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở NƯỚC TA VÀ CÔNG TY CẤP NƯỚC NINH BÌNH...43
1. Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH..44
2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải khai thác tối đa sức mua của thị trường trong nước...45
3. Định hướng phát triển chung của công ty trong thời gian tới...45
III. NHỮNG GIẢI PHÁP LÀM TĂNG LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP...46
1. Nâng cao chất lượng sản phẩm...46
2. Hạ giá thành sản phẩm...47
3. Tăng doanh thu của công ty...49
4. Giảm tỷ lệ thất thoát nước...49
5. Nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn...50
KẾT LUẬN...51