II.TRIỂN VỌNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Triển vọng và biện pháp thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành Da Giày Việt Nam (Trang 26 - 33)

VÀO NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM

1. Dự báo nhu cầu vốn cho ngành dệt may giai đoạn 2001- 2010

Mục tiêu chiến lược của ngành dệt may trong giai đoạn 2001 – 2010 là hướng vào xuất khẩu nhằm tăng thu ngoại tệ, đảm bảo cân đối trả nợ và tái sản mở rộng các cơ sở sản xuất của ngành, thoả mãn nhu cầu trong nước về số lượng, chất lượng, chủng loại và giá cả, đảm bảo đến năm 2010 công nghệ tương đương với các NIEs châu á như Hồng Kông, Thái Lan, tạo việc làm cho khoảng 2,76 triệu người (bao gồm lao động dệt may, sản xuất bông vải và dâu tơ tằm), với mức thu nhập bình quân trên 100 USD/ người/tháng. Từng bước đưa ngành dệt may trở thành ngành sản xuất mũi nhọn góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chung của cả nước. Để đạt được mục tiêu này, từ nay đến năm 2005, ngành dệt may phải đạt mức tăng trưởng bình quân 13%/năm và trong giai đoạn 2005 – 2010, tốc độ tăng trưởng sẽ phải là 14%/năm.

Bảng 5: Nhu cầu vốn cho ngành dệt may giai đoạn 2001 - 2010

Loại hình đầu tư Tổng vốn (Triệu USD) Tỷ trọng(%)

-Đầu tư mở rộng 283,6 7,1

-Đầu tư mới 3.216,4 81

Tổng số 3.973,3 100

+Vốn huy động trong nước 1.629,1 41

+Vốn nước ngoài 2.344,2 59

Theo định hướng trên, dự kiến tổng nhu cầu vốn cho các loại hình đầu tư là 3973,3 triệu USD. Trong đó, phải thu hút được khoảng 2344,2 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài, chiếm 96%. Với nhu cầu vốn lớn như vậy, vấn đề đặt ra là phải làm như thế nào để có thể thu hút được vốn đầu tư nước ngoài với số lượng và chất lượng cao hơn, góp phần thực hiện mục tiêu của toàn ngành. Để thực hiện được điều này, một phần là phụ thuộc vào môi trường đầu tư chung như đã được đề ra trong Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam. Tuy nhiên, việc quản lý công tác đầu tư (lập dự án, thẩm định, phê duyệt dự án, tổ chức triển khai) trong những năm tới phải tuân theo những quan điểm lớn trong quyết định phê duyệt số 161 QĐ ngày 4/9/1998 của Chính phủ về quy hoạch tổng thể phát tiển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010. Đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài chỉ nên khuyến khích đầu tư vào những dự án cần vốn lớn, công nghệ phức tạp mà doanh nghiệp trong nước không đủ khả năng. Bên cạnh đó, ngành dệt may cũng cần xây dựng cho mình một chiến lược đầu tư phát triển để đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho giai đoạn 2001 – 2010.

Đây là một khối lượng vốn đầu tư không nhỏ, do đó càng khẳng định việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của ngành dệt may là hết sức quan trọng và cần thiết. Bên cạnh nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, ngành dệt may cũng cần phối hợp với các cơ quan chức năng, tổ chức tìm kiếm các nguồn vay nước ngoài với lãi suất thấp, thời hạn dài để tạo điều kiện thuận lợi cho công ty tài chính hoạt động có hiệu quả, làm tốt nhiệm vụ huy động và cho vay đối với dự án đầu tư của các thành viên.

2. Phương hướng đầu tư phát triển trong giai đoạn 2001 – 2010

Ngành dệt may Việt Nam hiện nay, năg lực còn nhỏ bé, thiết bị công nghệ lạc hậu, tuổi thiết bị đa phần trên 20 năm, không đủ điều kiện sản xuất sản phẩm phù hợp với yêu cầu mới của thị trường. Tiêu thụ nội địa đang gặp khó khăn do sức mua giảm. ở thị trường nước ngoài, lại phải cạnh tranh với các đối thủ có mức độ phát

triển sản xuất cũng như kinh nghiệm tiếp cận thị trường cao hơn. Đây là những thách thức lớn trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế, nhất là trong bối cảnh Việt Nam tham gia khối mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), tham gia diễn đàn kinh tế Châu á Thái Bình Dương (APEC) và đang có những bước chuyển dịch tích cực để chuẩn bị gia nhập WTO.

Để có thể phát triển và hội nhập vào thị trường thế giới trong xu thế tự do hoá toàn cầu, từ nay đến năm 2010, đầu tư cho ngành dệt may sẽ nhằm vào những hướng chính sau:

- Xây dựng chương trình đầu tư cho phát triển cho toàn ngành từ nay đến năm 2005, có tính đến thời điểm 2010. Trong đó, tập trung cho ngành dệt dưới dạng các cụm công nghiệp, nhằm tạo ra nguồn nguyên liệu phụ chất lượng cao cho ngành may xuất khẩu, tổng công ty Vinatex (Tổng công ty Dệt May Việt Nam) sẽ là nòng cốt xây dựng các cụm công nghiệp dệt này. Chương trình đầu tư sẽ tập trung vào các vấn đề chính như phát triển cây bông vải, xây dựng 2 nhà máy sản xuất tơ sợi tổng hợp với công suất 30.000 tấn/ năm, đầu tư xây dựng 10 cụm công nghiệp dệt tập trung trên cơ sở quy hoạch các nhà máy hiện có, trong đó phía bắc và phía Nam mỗi nơi 4 cụm, miền Trung 2 cụm với tổng số vốn 35000tỷ đồng cho giai đoạn 2001 –2005 và 30000tỷ đồng cho giai đoạn 2006-2010. Theo hướng này, mỗi cụm sẽ gồm các nhà máy kéo sợi với công suất từ 2 đến 3 vạn cọc sợi/ năm, nhà máy dệt vải mộc cho áo sơ mi khổ rộng 1,6m với công suất 10triệu mét/năm; cho quần âu khổ rộng 1,6m với công suất 10triệu mét/năm, nhà máy nhuộm hoàn tất vải bông,khổ rộng1,5m có công suất 25triệu mét/năm; nhà máy dệt,hoàn tất vải tổng hợp khổ rộng1,5m với công suất 20 triệu mét/năm; nhà máy dệt kim, nhuộm,hoàn tất, may có công suất 6 triệu sản phẩm/năm và nhà máy xử lý nước thải nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường, công suất 8000m3 ngày đêm để sản xuất ổn định lâu dài. Đầu tư xây dựng cụm công nghiệp sản xuất phụ liệu may và đầu tư phát triển cơ khí dệt may.

- Sớm có quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu các loại tơ sợi thiên nhiên cho ngành dệt và các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho sự phát triển ngành dệt, đồng thời đặt cơ sở hình thành và sản xuất sợi hoá học. Kết hợp với ngành sản xuất hoá chất để cung cấp thuốc nhuộm và các hoá chất khác cho ngành dệt. Khuyến khích thu

hút đầu tư cho sản xuất phụ liệu cũng như sản xuất vải đủ tiêu chuẩn xuất khẩu nhằm giảm bớt sự phụ thuộc của ngành may vào nguyên liệu nhập. Đồng thời xây dựng chính sách khuyến khích sử dựng nguyên phụ liệu sản xuất trong nước.

- Tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp dệt may trên phạm vi cả nước để tạo thuận lợi đối với việc điều chỉnh, thực hiện kế hoạch đầu tư tập trung cho mục tiêu chiến lược, đảm bảo đầu tư có phân công, tránh trùng lặp theo hướng chuyên môn hoá, xác định sản phẩm chiến lược và thị phần của từng sản phẩm, của từng doanh nghiệp nhằm tăng tính cạnh tranh cả về năng lực sản xuất, giá cả thị trường và chất lượng sản phẩm.

- Ưu tiên đào tạo các chuyên gia về thiết kế mẫu thời trang và Marketing, khắc phục điểm yếu cơ bản của ngành may xuất khẩu trong khâu thiết kế mẫu mốt và xúc tiến thị trường, từng bước tạo lập cơ sở để chuyển sang xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam, đông thời có chính sách đào tạo các kỹ sư, công nhân lành nghề và hỗ trợ, bảo đảm công ăn việc làm, tạo ngồn thu nhập ổn định cho người lao động, khắc phục tình trạng thiếu lao động do các kỹ sư công nghệ và công nhân có tay nghề cao bị thu hút sang các công ty liên doanh đang trở nên ngày càng trầm trọng trong ngành dệt may.

3.Những vấn đề cần thực hiện để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt may có hiệu quả

Xuất phát từ nhu cầu vốn và phương hướng đàu tư cho phát triển ngành dệt may trong giai đoạn 2001 –2010, để thu hút vốn đầu tư nước ngoài có hiệu quả, Nhà nước và ngành dệt may cần phải tiếp tục khuyến khích đầu tư trực itếp nước ngoài hơn nữa bằng cách đa dạng hoá các loại hình đầu tư, đổi mới và xúc tiến đầu tư, tiếp tục cải thiện môi trường pháp lý về đầu tư nước ngoài, đơn giản hoá thủ tục hành chính. Nếu không có được môi trường đầu tư thông thoáng thì sẽ khó có thể cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư với các nước xung quanh. Tuy nhiên, trong quá trình khuyến khích đầu tư cũng cần phải tập trung vào một số vấn đề sau:

Thứ nhất, ngành dệt may phải xây dựng được một danh mục những lĩnh vực, sản phẩm cần thu hút đầu tư đó là những lĩnh vực mà doanh nghiệp trong nước không thể tham gia đầu tư được, những sản phẩm được xác định là mặt hàng mũi nhọn có thế mạnh để thu hút đầu tư công nghệ mới, tạo mối gắn kết với thị

trường nhằm sản xuất ra được những sản phẩm có tính cạnh tranh về giá cả, chất lượng cũng như đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng. Đồng thời còn phải tạo khả năng liên kết, hợp tác, khai thác tốt hơn năng lực thiết bị và lao động, từ đó sẽ đưa ra biện pháp hữu hiệu để thu hút vốn.

Thứ hai, nguyên liệu phụ và dệt là khâu yếu nhất trong ngành dệt may. So với may, ngành dệt đòi hỏi vốn đầu tư lớn, rủi ro nhiều hơn mà hiệu quả trực tiếp không cao. Vì vậy, cần có chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này nhằm chủ động nguồn nguyên liệu thay thế nhập khẩu và hoàn tất dây chuyền sản xuất sợi - dệt – nhuộm – may để tạo giá trị tăng cao.

Thứ ba, đối với ngành may, do đặc thù vốn đâu tư thấp, công nghệ và lao động không quá phức tạp, trên thực tế để có một chỗ lao động chỉ cần đầu tư 600 USD cho thiết bị và 300USD cho nhà xưởng, điện, nước, mà thời gian thu hồi vốn lại nhanh, lợi nhuận cao, đó là tính hơn hẳn so với ngành dệt. Do đó không nhất thiết phải khuyến khích đầut tư nước ngoài vào ngành này mà nên khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tham gia đầu tư đổi mới công nghệ kỹ thuật để có thể vươn lên cạnh tranh với các doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài, nếu không chính các nhà đầu tư nước ngoài sẽ là người được hưởng lợi nhiều nhất chứ không phải các doanh nghiệp trong nước. Vì vậy riêng đầu tư mới vào các dự án may mặc chi cấp phép với điều kiện công nghệ hiện đại, đầu tư theo hình thức liên doanh, có xu hướng chuyển giao công nghệ hoàn toàn sau một thời gian nhất định và phải xuất khẩu trên 80% sản phẩm.

Thứ tư, cần phải có những quy định cụ thể rõ ràng về việc sử dụng và quản lý lao động đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để có thể đảm bảo điều kiện sống cho người lao động trong các doanh nghiệp này.

Thứ năm, thực hiện cổ phần hoá, sắp xếp lại các doanh nghiệp dệt may và chuyển đổi hình thức đầu tư đối với các doanh nghiệp dệt may liên doanh, nhằm tạo điều kiện cho việc thu hút thêm vốn đầu tư nước ngoài. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp dệt may đang gặp khó khăn, năng lực tài chính của bên Việt Nam trong liên doanh rất hạn chế, nhiều dự án sản xuất vải, sợi tạm thời phải ngừng triển khai, nhất là các dự án mà chủ đầu tư thuộc các nước bị khủng hoảng kinh tế… Vì vậy, Chính phủ và Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư cần cho phép những doanh nghiệp lỗ vốn nhiều, mâu thuẫn khó giải quyết được chuyển đổi sang hình thức 100% vốn

đầu tư nước ngoài với điều kiện bảo đảm việc làm cho người lao động và bảo toàn vốn cho phía Việt Nam. Bên cạnh đó, việc đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá sẽ giúp cho các doanh nghiệp tự túc được nguồn vốn kinh doanh và có thể sẽ tạo điều kiện thu hút được vốn đầu tư nước ngoài một cách gián tiếp thông qua hình thức bán cổ phiếu.

Thứ sáu, trước đây lợi thế so sánh của chúng ta là nguồn lao động đồi dào, giá nhân công rẻ, nhưng lợi thế này đang bị mất dần đi. Đầu những năm 90 mức lương trong ngành dệt may Việt Nam là một trong những mức lương thấp nhất ở châu á, nhưng cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua đã làm cho giá đồng tiền một số nước Đông nam á giảm xuống, do đó mức lương ở một số nước trở nên thấp hơn ở Việt Nam, vì vậy mục tiêu thu hút đầu tư của chúng ta không phải là những lợi thế so sánh như trước đây nưã mà cần phải đưa ra các biện pháp mới để có thể thu hút được vốn nước ngoài, chẳng hạn như ban hành chính sách ưu đãi hơn nữa về thuế, giảm giá thuê đất… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ nay đến năm 2010 là giai đoạn chuyển tiếp có ý nghĩa quyết định đưa ngành công nghiệp dệt may Việt Nam thực sự hội nhập vào thị trường thế giới, tuy nhiên để điều này trở thành hiện thực, một mặt cần phải có chính sách phù hợp từ phía chính phủ và sự đóng góp tích cực của nhà đầu tư trong và ngoài nước. Mặt khác, ngành dệt may cũng cần phải thực hiện các biện pháp đầu tư phát triển nhằm tạo những lợi thế cạnh tranh mới trong ngành dệt may Việt Nam trong tiến trình hội nhập với thế giới.

KẾT LUẬN

Đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của nước ta. Đây là nguồn vốn chủ yếu cho qúa trình phát triển trong giai đoạn hiện nay. Đầu tư trực tiếp nước ngoài trở thành một tất yếu khách quan trong điều kiện quốc tế hoá nền sản xuất, lưu thông và được tăng cường mạnh mẽ . có thể nói hiện nay không một quốc gia nào dù phát triển theo con

đường tư bản chủ nghĩa hay định hướng xã hội chủ nghĩa lại không cần đến nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài và coi là một nguồn lực cần phải khai thác. Dưới sự tác động của khoa học công nghệ như hiện nay, ngay cả những nước có tiềm lực kinh tế, khoa học như Mỹ, Nhật và các nước EU cũng không thể tự mình giải quyết có hiệu quả nhiều vấn đề đã và đang tiếp tục nảy sinh trong lĩnh vực khoa học – công nghệ và vốn mà phải hợp tác với nhau, trong đó có hợp tác đầu tư trực tiếp nước ngoài là một loài hình hợp tác có hiệu quả để giải quyết các vấn đề trên.

Dệt may và Da giày là hai ngành công nghiệp nhẹ đóng vai trò chủ đạo trong toàn ngành công nghiệp nhẹ của Việt Nam hiện nay, nó tạo ra được khối lượng công việc lớn cho công nhân, hàng năm tạo ra lượng thu nhập khá lớn thông qua việc xuất khẩu. Nhưng công nghệ hoạt động trong hai ngành này hiện nay là lạc hậu so với các đối thủ cạnh tranh, vì vậy sẽ gặp khó khăn trong việc sản xuất những sản phẩm chất lượng cao, có giá trị xuất khẩu, do đó, cần có sự đổi mới công nghệ,nhưng với nội lực của toàn ngành thì việc này là hết sức khó khăn. Việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào hai ngành này sẽ giúp cho ngành có khả năng thay đổi công nghệ và đủ khả năng cạnh tranh với các đối thủ quốc tế.

Việc tạo môi trường tốt nhằm thu hút đầu tư nước ngoài là một việc hết sức cấp thiết như: Những biện pháp bảo đảm cho nhà đầu tư nước ngoài an tâm, bao gồm quyền sở hữu đối với vốn đầu tư và các quyền lợi khác của nhà đầu tư, tạo những điều kiẹn thuận lợi và định những thủ tục pháp lý dễ dàng cho các tổ chức cá nhân đầu tư vào Việt Nam, bảo đảm vốn và tài sản của họ không bị trưng dụng, trưng thu bằng biện pháp hàn chính, xí nghiệp không bị quốc hữu hoá.

Những biện pháp khuyến khích như: định các loại thuế hợp lý, sao cho tổng khoản thuế mà họ phải trả ở Việt Nam thấp hoặc không cao hơn so với đầu tư vào

Một phần của tài liệu Triển vọng và biện pháp thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành Da Giày Việt Nam (Trang 26 - 33)