Thị trường trái phiếu

Một phần của tài liệu Tình hình thu hút vốn đầu tư ở việt nam (Trang 26 - 28)

Thị trường trái phiếu của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay chỉ là mới giai đoạn đầu với sự tồn tại sơ khai của trái phiếu chính phủ. Dư nợ của trái phiếu còn rất thấp, chỉ mới chiếm khoảng 7% GDP so với các thị trường khác trong khu vực như : Trung Quốc 21% , Thái Lan 33% và Malaxia 62% . Thị trường trái phiếu của Việt Nam chưa có sự đa dạng trong chủ thể phát hành, chưa có hệ thống các nhà tạo lập thị trường và hệ thống giao dịch, khả năng thanh toán còn nhiều hạn chế. Hơn nữa, một thị trường để giúp hai đối tượng rất quan trọng là doanh nghiệp và chính quyền địa phương huy động vốn lại hầu như chưa tồn tại. Do đó để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân 7,5%/năm trong giai đoạn 2000 - 2010, nhu cầu vốn đầu tư của toàn bộ nền kinh tế là rất lớn, khoảng 30 - 35% GDP/năm. Do đó, hiện nay Việt Nam đang triển khai hàng loạt các biện pháp nhằm phát triển thị trường trái phiếu nội địa, đặc biệt là tạo kênh huy động vốn hữu hiệu cho các doanh nghiệp và các chính quyền địa phương trong bối cảnh Việt Nam thực hiện cải cách kinh tế theo hướng xoá bỏ bao cấp của nhà nước cho khu vực doanh nghiệp và phân cấp ngân sách cho chính quyền địa phương.

Một cách cụ thể , theo quan điểm của chính phủ trong việc phát triển thị trường trái phiếu của Việt Nam hiện nay là phải nâng cao tỉ trọng trái phiếu trên GDP , gắn việc phát hành trái phiếu với phát triển thị trường vốn và thị trường chứng khoán; tăng cường khả năng quản lý, giám sát để thị trường hoạt động an toàn, có hiệu quả; đáp ứng yêu cầu hội nhập của khu vực và quốc tế: thị trường trái phiếu châu Á, liên kết thị trường vốn với Singapore..

Tuy còn non trẻ về tuổi đời, ít đa dạng trong chủ thể phát hành nhưng trong năm 2005 được coi là năm thành công của thị trường trái phiếu của Việt Nam và cũng là năm đánh dấu sự nở rộ của các loại trái phiếu trong nước được đăng kí giao dịch trên thị trường chứng khoán .

Trong năm qua , tuy còn ít loại trái phiếu nhưng cũng đã có nhiều loại trái phiếu được phát hành ra công chúng như trái phiếu chính phủ , trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu doanh nghiệp, công trái giáo dục.

Thông qua hoạt động đấu thầu qua Ngân hàng nhà nước , qua Trung tâm giao dịch chứng khoán và bảo lãnh phát hành , Chính phủ đã huy động khoảng hơn 30.000 tỉ đồng trái phiếu. Riêng trái phiếu Chính phủ , tổng số vốn huy động trong giai đoạn 2001-2005 đã đạt gần 60.000 tỉ đồng.

Phát hành trái phiếu chính quyền địa phương cũng có nhiều khởi sắc. Đến nay, đã có 3 tỉnh, thành phố phát hành trái phiếu chính quyền địa phương với tổng số tiền huy động trên 7.000 tỷ đồng, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh đã huy động 2.000 tỷ đồng trái phiếu, nâng tổng số huy động trong 3 năm (2003-2005) lên gần 6.000 tỷ đồng, Hà Nội huy động trên 1.100 tỷ đồng trái phiếu Thủ đô và Đồng Nai huy động khoảng 243 tỷ đồng

Năm 2005 cũng là năm các doanh nghiệp bắt đầu phát hành trái phiếu doanh nghiệp, góp phần giảm bớt áp lực vay vốn từ các ngân hàng thương mại. Tính đến hết tháng 11/2005, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành đạt trên 2.000 tỷ đồng

Một điểm nổi bật khác của thị trường vốn năm 2005 là nhiều doanh nghiệp hoạt động tại thị trường tài chính đã được đưa vào diện cổ phần hóa.

Tiến độ chuẩn bị cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã được đẩy nhanh với việc phát hành 1.365 tỷ đồng trái phiếu tăng vốn vào cuối tháng 12 vừa qua. Chính phủ cũng đã cho phép Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam cổ phần hóa theo hướng chuyển thành một tập đoàn tài chính mạnh

Trong năm 2006 thì chính phủ đang có dự án thành lập một thị trường trái phiếu chính phủ chuyên biệt tại thị trường giao dịch chứng khoán Hà Nội . Có thể nói, việc tập trung đấu thầu TPCP tại Hà Nội, đã đem lại hiệu quả bước đầu rất đáng khích lệ. Không những tỷ lệ thành công của các đợt đấu thầu cao, huy động được khối lượng vốn lớn cho đầu tư phát triển mà lãi suất trúng thầu thì ngày càng được điều chỉnh thấp xuống... Đây chính là tiền đề cho việc tổ chức một thị trường giao dịch trái phiếu thứ cấp chuyên biệt và hiệu quả.

Có thể nói , trong hai năm vừa qua chúng ta đã đạt được rất nhiều thành quả trong việc huy động vốn trên thị trường trái phiếu , nhất là việc đáp ứng nhu cầu khát vốn của các doanh nghiệp , các tổ chức tài chính. Tuy có nhiều thành công trong việc huy động vốn nhưng vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Đó là làm sao có thể phát triển thị trường trái phiếu một cách tốt hơn , làm sao có thể đa dạng hoá được các loại trái phiếu và khả năng toán cũng như việc có thể đưa ra nhiều dịch vụ, nhiều tiện ích hơn nữa. Vấn đề này đòi hỏi nhà nước cũng như các doanh nghiệp phải có những chính sách phù hợp với thực tế hơn nữa.

Một phần của tài liệu Tình hình thu hút vốn đầu tư ở việt nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w