4.Bình c ha cao áp: ứ

Một phần của tài liệu đồ án công nghệ thiết kế quy trình công nghệ sản xuất nước đá (Trang 38 - 44)

Hình 13: cấu tạo bình hồi dầu:

1 – Thân bình. 2 – Ong lấy dầu. 3 – Bô lọc dầu. 4 – Đường nối vế ống hút. 5 – Đướng nối vế máy nén. 6 – Đướng nối dầu vào. 7 – Ap kế . 8 – Kính thuỷ. 9 – Xả đáy

Công dụng: Bình hồi dầu nhằm mục đích gom dầu từ các bình tách dầu vàtừ các bầu dầu của toàn bộ hệ thống để cung cấp lại cho máy nén đảm bảo máy nén có đủ dầu bôi trơn , giảm nguy hiểm và tổn thất môi chất khi xả dầu khỏi hệ thống lạnh.

− Chọn bình chứa dầu hiệu 150CM, thể tích 0.008 m3( bảng 8-20/tr313) có:

Kích thước : D x S = 159x4.5 mm B = 600 mm

H = 770 mm

Nguyên lý hoạt động:

Dầu được hồi từ các thiết bị khác về máy nén nhờ nguyên lý chênh lệch áp suất

Khi mở van nối với đường hút, áp suất trong bình giảm xuống môi chất lạnh được thu hồi.

Khi xả dầu ra ngoài, áp suất trong binh phải cao hơn áp suất khí quyển.

4. Bình chứa cao áp:

Hình 14: cấu tạo bình chứa cao áp.

1 thân bình: 2 ống lỏng ra: 3 ống xả khí không ngưng: 4 ống hồi lỏng từ bộ xả khí: 5 cân bằng hơi: 6 áp kế: 7 nối van an toàn: 8 lỏng vào: 9 ống thủy: 10 xả dầu: 11 xả cặn: 12 thân bình.

− Công dụng: bình chứa cao áp dùng để chứa lỏng môi chất ở áp suất cao, giải phóng bề mặt trao đổi nhiệt của thiết bị ngưng tụ, duy trì cấp lỏng liên tục cho van tiết lưu.

Tính chọn bình chứa cao áp:

Bình chứa cao áp thường được tính toán để làm việc với áp suất 1.8 Mpa Theo qui định về an toàn thì bình chứa cao áp phải chứa được 30% thể tích của toàn bộ hệ thống dàn bay hơi.

− Thiết bị bay hơi có dàn ống đứng có đường kính φ 38x3.5 mm, diện tích bề mặt trao đổi nhiệt F = 40 m2 nên chiều dài tổng cộng :

40 398 0.032 a F L d x π π = = = m Thể tích 1m ống : 2 1 8.10 4 4 a d v=π × = − m3/m

⇒ dung tích của dàn bay hơi: VBH = L.v = 398x8x10-4 = 0.3184m3

Sức chứa của bình chứa cao áp (đối với hệ thống cấp môi chất từ trên xuống) VBC ≥ 0.7 VBH = 0.7x0.585 = 0.2 m3

Theo bảng 8-17/tr310:

− Chọn bình chứa cao áp nằm ngang hiệu 0.4PB có dung tích 0.4 m3, khối lượng 410kg và có kích thước:

D x S = 426 x 10 mm L = 3620 mm

H = 570 mm

Lắp đặt:bình chứa cao áp được bố trí ngay sau thiết bị ngưng tụ, thường được đặt dưới thiết bị ngưng tụ, và được cân bằng với áp suất với bình ngưng bằng các đường ống cân bằng hơi và lỏng.

5. Bình tách lỏng :

− Cấu tạo:

Hình 15: cấu tạo bình tách lỏng

1 – hơi vào; 2 – vành gia cường; 3 – cửa hơi ra; 4 – nón chắn; 5 – hơi xả vào; 6 – xả đáy

Công dụng: tách môi chất lỏng ra khỏi hơi hút về máy nén, đảm bảo hơi hút về máy nén ở trạng thái bão hoà khô, tránh gây va đập thuỷ lực ở máy nén.

− Chọn bình tách lỏng hiệu 70-0ℑℵ có đường kính ống hơi là 70 mm,

kích thước: D x S = 426x10 ; B = 890; H = 1750 ( bảng 8-18/279 [3])

Lắp đặt: Bình tách lỏng được bố trí trên đường hút về máy nén để bảo vệ máy nén không hút phải lỏng.

Công dụng: tách khí không ngưng ra khỏi hệ thống để đảm bảo hiệu quả làm việc và đô an toàn cho hệ thống.

Nguyên lý: Hỗn hợp khí không ngưng và môi chất đưa vào bình để làm lạnh. Khí không ngưng sẽ đựơc đưa ra ngoài nhờ ống số 2

6.Bình tách lỏng giữ mức:

Cấu tạo:

Trong một số hệ thống lạnh tiết lưu kiểu ngập người ta phải sử dụng bình giữ mức nhằm cung cấp và duy trì mức dịch luôn ngập ở thiết bị bay hơi. Ngoài nhiệm vụ giữ mức dịch cho thiết bị bay hơi, bình còn có chức năng tách lỏng hơi hút về máy nén. Vì thế gọi là bình giữ mức – tách lỏng.

Bình giữ mức tách lỏng được sử dụng trong rất nhiều hệ thống lạnh khác nhau: Tủ cấp đông, máy đá cây, máy đá vãy, tủ đông gió vv… Về tên gọi có khác nhau tuy nhiên về tính năng tác dụng thì giống nhau.

Sử dụng bình giữ mức để cấp dịch cho các dàn lạnh có ưu điểm ở trong dàn bay hơi luôn luôn ngập đầy dịch lỏng nên hiệu quả trao đổi nhiệt khá lớn. Tuy nhiên môi chất lỏng trong dàn lạnh của hệ thống này chuyển động đối lưu tự nhiên. Tốc độ đối lưu phụ thuộc nhiều vào tốc độ hoá hơi và nói chung tốc độ nhỏ, nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến hiệu quả trao đổi nhiệt. Muốn tăng cường hơn nữa quá trình trao đổi nhiệt

1 – đầu hút về máy nén; 2 – lắp van an toàn và áp kế; 3 – lắp van phao; 4 – môi chất từ dàn lạnh về; 5 – ống cấp dịch; 6 – lỏng vào dàn lạnh; 7 – xả đáy hồi dầu

Công dụng: Bình tách lỏng giữ mức có 2 nhiệm vụ chính là:  Cung cấp và duy trì mức dịch luôn gập ở thiết bị bay hơi.  Tách lỏng hơi hút về máy nén.

7. Mắt gas

Nhiệm vụ

Mắt gas là kính quan sát lắp trên đường lỏng ( sau phin sấy lọc ) để quan sát dòng chảy của môi chất lạnh. Ngoài việc chỉ thị dòng chảy, mắt gas còn có nhiệm vụ :

o Báo hiệu đủ gas khi dòng gas không bị sủi bọt.

o Báo hiệu thiếu gas khi dòng gas bị sủi bọt mạnh

o Báo hết gas khi thấy xuất hiện các vệt dầu trên kính

o Báo độ ẩm môi chất qua sự biến màu của chấm màu trên tâm mắt gas so sánh với màu trên chu vi mắt gas

 Xanh : khô

 Vàng : thận trọng  Nâu : ẩm

Nếu bị ẩm nhất thiết phải thay phin sấy mới .

o Báo hiệu hạt hút ẩm đã bị rã khi thấy gas bị vẩn đục, khi đó phải thay phin sấy lọc để tránh van tiết lưu và các đường ống bị tắc ẩm.

Cấu tạo :

Mắt gas có thân hình trụ phía dưới kín còn phía trên được lắp mắt kính để quan sát dòng gas chảy bên trong

Lắp đặt:

Mắt gas được lắp đặt trên đường lỏng sau phin sấy lọc, trước van tiết lưu.

8. Tháp giải nhiệt

Ưu điểm:

o Tiết kiệm nước

o Hiệu quả sử dụng tháp ngày càng cao, tháp gọn nhẹ, hình thức đẹp chịu được thời tiết ngoài trời, rất thuận tiện cho việc lắp đặt trên tầng thượng.

Nhược điểm

o Bơm nước và quạt gây ồn, cần có giải pháp chống ồn.

Nhiệm vụ

Tháp giải nhiệt phải thải được toàn bộ lượng nhiệt do quá trình ngưng tụ của môi chất lạnh trong bình ngưng toả ra.

Chất tải nhiệt trung gian là nứơc. Nhờ quạt gió và dàn phun mưa, nước bay hơi một phần và giảm nhiệt độ xuống tới mức yêu cầu để được bơm trở lại bình ngưng nhận nhiệt ngưng tụ

Nguyên tắc làm việc

Nước nóng từ bình ngưng được phun đều lên khối đệm. Nhờ khối đệm nước chảy theo đường zic zắc với thời gian lưu lại khá lâu trong lớp đệm. Không khí được hút từ dưới lên nhờ quạt . Cũng nhờ khối đệm, diện tích tiếp xúc giữa nước và không khí tăng lên gấp bội và nhờ đó quá trình trao đổi chất và trao đổi nhiệt được tăng cường. Nước bay hơi vào không khí. Quá trình bay hơi nước gắn liền với quá trình thu nhiệt của môi trường, do đó nhiệt độ của nước giảm xuống. Ngoài nhiệt ẩn do nước mang đi vẫn có thể có một dòng nhiệt trao đổi giữa nước và không khí.

Quá trình trao đổi nhiệt diễn ra càng mạnh, hiệu quả trao đổi nhiệt càng lớn, năng suất giải nhiệt của tháp càng tăng khi:

o Độ ẩm tương đối của không khí càng thấp

o Tốc độ không khí càng cao

o Bề mặt trao đổi nhiệt giữa nước và không khí càng lớn.

Lắp đặt, vận hành

Một phần của tài liệu đồ án công nghệ thiết kế quy trình công nghệ sản xuất nước đá (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w