Bảng 13: Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi theo giá so sánh 1994 Bảng 14: Tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi (%)

Một phần của tài liệu huyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam (Trang 73)

đồng) 17,9 18,0 16,9 16,1 15,1 14,4 13,6 11,9 10,8 10,7 10,5

Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả trên cơ sở số liệu thống kê

Chúng ta có thể thấy diện tích trồng cây ăn quả đã liên tục tăng trong suốt thời gian qua, tuy nhiên giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha đất trồng cây ăn quả (theo giá so sánh 1994) lại có xu hướng giảm mạnh, từ 16 - 17 triệu các năm 1990 đến 1995 giảm xuống chỉ còn hơn 10 triệu năm 2001, 2002. Tổng kết bình quân trong những năm 1990, sản lượng quả tăng 6,5%/năm song giá trị sản xuất quả chỉ tăng 3%/năm. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do giá quả tươi đã giảm nhanh do sản xuất tự phát, thiếu quy hoạch nên nhiều thời điểm, cung thường rơi vào tình trạng vượt quá cầu. Chúng ta biết rằng, phổ biến ở nước ta sản xuất quả tươi chủ yếu do các hộ gia đình đảm nhiệm. (Có tới 3/4 số hộ nông thôn ở miền Bắc và 2/3 số hộ nông thôn ở miền Nam trồng cây ăn quả). Vì hộ gia đình quy mô nhỏ tự lo liệu từ sản xuất đến tiêu thụ nên quan hệ cung - cầu thường xuyên mất cân đối. Tình trạng sản xuất theo phong trào, trồng ồ ạt khi giá một loại quả cao hay ngược lại, chặt phá ồ ạt khi giá thấp vào mùa trước diễn ra phổ biến ở nông thôn Việt Nam. Tính tự phát ấy trong trường hợp nào cũng dễ gây thiệt hại cho nông dân, dễ dẫn đến hiện tượng cung vượt quá cầu về một loại quả nào đấy và được mùa thì mất giá, sản phẩm dư thừa. Đối với quả tươi - là loại hàng dễ hỏng, thối, trong điều kiện bảo quản, chế biến và vận chuyển còn hạn chế nên nông dân càng phải bán hàng với mọi giá. Vì vậy, tình trạng rớt giá thê thảm đã từng xảy ra với nhiều loại quả gây thiệt hại lớn cho người nông dân, kéo theo sự suy giảm hiệu quả của sản xuất nông nghiệp.

Tóm lại, có thể nói, mặc dù ở một số vùng đã diễn ra xu hướng trồng các loại cây ăn quả đặc sản (nho, vải thiều, mận hậu, nhãn…) đã đem lại hiệu

quả kinh tế - xã hội cao, song phổ biến trên phạm vi cả nước, việc trồng cây ăn quả vẫn diễn ra tự phát, mạnh ai nấy làm đồng thời sản xuất không gắn với chế biến, bảo quản nên hiệu quả kinh tế thấp. Nếu có một quy hoạch tổng thể cho từng loại cây, có những biện pháp khắc phục được tính tự phát trong trồng trọt của nông dân, đồng thời có biện pháp bảo quản, chế biến, vận chuyển hợp lý thì chắc rằng cây ăn quả sẽ có thể phát triển mạnh, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn có thể trở thành mặt hàng xuất khẩu lợi thế của Việt Nam.

Tóm lại, trong ngành trồng trọt, cơ cấu sản xuất của ngành từ năm 1986 đến nay đã bước đầu dịch chuyển theo hướng tích cực, hiệu quả: (i) đa dạng hóa cây trồng, xóa thế độc canh lương thực, đặc biệt là lúa; (ii) gắn với nhu cầu thị trường trong nước và thế giới; (iii) chuyển từ cây cho giá trị kinh tế thấp sang cây có giá trị kinh tế cao hơn, từ cây cho năng suất thấp sang giống cây cho năng suất cao. Kết quả là giá trị sản xuất tính trên một ha đất canh tác trong ngành trồng trọt đã không ngừng tăng lên:

Bảng 12: Giá trị sản xuất ngành trồng trọt/ha đất (theo giá so sánh 1994)

Đơn vị: triệu đồng

1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002

5,5 5,4 5,7 5,9 5,9 6,3 6,4 6,7 6,8 7,0 7,2 7,4 7,7

Nguồn: Tính toán của tác giả trên cơ sở số liệu thống kê

Tuy nhiên, giá trị sản xuất và thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác và gieo trồng nước ta còn quá thấp, điều này cũng phản ánh hiệu quả sản xuất nông nghiệp của Việt Nam chưa cao. Để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, một điểm quan trọng là cần phải có biện pháp giải quyết những tồn tại, những bất cập về cơ cấu cây trồng như đã chỉ ra ở trên.

2.1.5. Cơ cấu nội bộ ngành chăn nuôi

Ngành chăn nuôi là ngành kinh tế sinh học có đối tượng lao động là động vật sống. Hiện nay, sản phẩm của ngành chăn nuôi của Việt Nam được chia thành 4 nhóm: thịt gia súc, thịt gia cầm, sản phẩm không qua giết thịt (trứng, sữa...) và các sản phẩm khác.

Xem xét cơ cấu ngành chăn nuôi và sự chuyển dịch cơ cấu ngành chăn nuôi thông qua dãy số liệu về giá trị sản xuất của từng nhóm sản phẩm của ngành chăn nuôi được trình bày ở bảng 13:

Bảng 13: Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi, 1990-2002 (giá so sánh 1994)

Đơn vị: tỷ đồng 1990-92 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Tổng số 10,8 12,3 13,0 13,6 14,3 15,5 16,2 17,3 18,5 19,3 20,3 Thịt gia súc 6,8 7,9 8,4 8,8 9,3 9,9 10,5 11,2 11,9 12,3 12,7 Thịt gia cầm 2,1 2,3 2,3 2,4 2,5 2,7 2,8 3,1 3,3 3,4 3,8 Sản phẩm không qua giết

thịt 1,4 1,7 1,7 1,9 2,1 2,4 2,4 2,6 2,8 3,1 3,3

Sản phẩm khác 0,4 0,4 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5

Nguồn: Số liệu thống kê kinh tế - xã hội Việt Nam 1975-2000, Nxb Thống kê, HN 2000. Kinh tế - xã hội Việt Nam 3 năm 2001-2003. Nxb Thống kê, HN 2003.

Qua bảng 13, căn cứ vào giá trị sản xuất của từng ngành sản phẩm, chúng ta thấy rằng, ngành chăn nuôi của Việt Nam chủ yếu là chăn nuôi gia súc và chăn nuôi gia cầm (để lấy thịt hoặc lấy trứng, sữa), chăn nuôi các động vật khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong toàn bộ ngành chăn nuôi. Tổng giá trị sản phẩm chăn nuôi khác chỉ là 0,4 - 0,5 tỷ đồng trong tổng số hơn 20 tỷ đồng giá trị sản xuất toàn ngành chăn nuôi (chiếm chưa đến 3%). (Các sản phẩm không qua giết thịt (trứng, sữa) theo thống kê tách riêng nhưng cũng là sản phẩm của chăn nuôi gia súc và gia cầm).

1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002

Tổng số 0,1 13,2 5,6 5,65 4,85 5,3 7,8 4,8 7,0 6,7 4,2 5,4

Thịt gia súc -1,3 13,3 6,9 7,6 4,7 5,1 6,7 5,5 6,8 6,6 3,2 3,1

Thịt gia cầm 0,4 12,2 2,3 1,0 3,5 5,1 7,3 5,4 9,1 6,6 2,7 12,7

Sản phẩm không qua giết

thịt 7,1 15,9 4,6 0,6 11,4 7,8 14,7 2,0 6,2 8,2 10,9 7,3

Sản phẩm khác -1,0 6,5 4,7 2,4 0,5 -1,8 1,6 0,3 2,1 3,0 1,0 1,5

Nguồn: Số liệu thống kê kinh tế - xã hội Việt Nam 1975-2000, Nxb Thống kê, HN 2000. Kinh tế - xã hội Việt Nam 3 năm 2001-2003. Nxb Thống kê, HN 2003.

Trong ngành chăn nuôi, giá trị sản xuất toàn ngành tăng đều qua các năm, tính bình quân từ năm 1991 đến năm 2002, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành là 5,88%/năm (cao hơn tốc độ tăng của ngành trồng trọt). Sự tăng trưởng của ngành chăn nuôi đã dần góp phần làm tăng tỷ trọng của ngành trong toàn ngành nông nghiệp là một xu hướng tiến bộ. Trong các mặt hàng sản phẩm của ngành chăn nuôi, sản phẩm không qua giết thịt (trứng, sữa) có tốc độ tăng trưởng cao nhất - tăng bình quân 8,06%/năm trong cùng thời kỳ, thịt gia súc và thịt gia cầm có tốc độ tăng trưởng bình quân 5,69%/năm, các sản phẩm khác (tằm, ong...) có tốc độ tăng trưởng chậm nhất, bình quân 1,76%/năm. Sự tăng trưởng không đều giữa các ngành sản phẩm chăn nuôi đã làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành chăn nuôi. Tuy nhiên, vì những ngành có tốc độ tăng trưởng khá cách biệt so với tốc độ tăng trưởng bình quân toàn ngành chăn nuôi (sản phẩm không qua giết thịt và sản phẩm khác) thì chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong toàn ngành, do vậy, có ít ảnh hưởng đến cơ cấu trong nội bộ ngành chăn nuôi. Điều này lại làm cho cơ cấu nội bộ ngành chăn nuôi ít thay đổi.

Xem xét sự dịch chuyển cơ cấu ngành chăn nuôi thông qua diễn biến tỷ trọng của các ngành sản phẩm trong ngành chăn nuôi qua bảng tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi.

Bảng 15: Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi, 1990-2002 (%)

1990-92 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Thịt gia súc 63,4 63,9 65,0 64,9 64,8 64,2 64,5 64,5 64,4 63,8 62,4 Thịt gia cầm 19,2 18,5 17,7 17,5 17,5 17,4 17,5 17,8 17,8 17,0 18,8 Sản phẩm không qua giết thịt 13,7 14,0 13,8 14,2 14,5 15,4 15,1 14,9 15,1 16,1 16,4 Sản phẩm khác 3,7 3,6 3,5 3,4 3,2 3,0 2,9 2,7 2,7 2,6 2,5

Nguồn: Tính toán của tác giả trên cơ sở số liệu thống kê

Sự dịch chuyển cơ cấu trong nội bộ ngành chăn nuôi trong suốt giai đoạn vừa qua là rất chậm. Trong ngành chăn nuôi vẫn chủ yếu là chăn nuôi gia súc và gia cầm (lấy thịt hoặc lấy trứng, sữa), chăn nuôi các động vật khác chiếm một tỷ trọng rất nhỏ và lại có xu hướng giảm dần. Những năm 1990- 1992, chăn nuôi ngoài gia súc và gia cầm chiếm 3,7% tỷ trọng thì đến năm 2002 chỉ còn 2,5% điểm tỷ trọng trong tổng giá trị sản xuất toàn ngành. Chăn nuôi gia súc, gia cầm tăng tỷ trọng trong toàn ngành chăn nuôi. Trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, các sản phẩm không qua giết thịt như trứng, sữa tăng nhanh tỷ trọng (năm 1990, các sản phẩm này chỉ chiếm gần 13% tỷ trọng thì nó đã tăng lên hơn 16% vào năm 2002). Điều này cho thấy, trong chăn nuôi gia súc, gia cầm đã xuất hiện xu hướng tăng chăn nuôi gia súc, gia cầm để lấy trứng và sữa hơn là để lấy thịt.

Trong chăn nuôi gia súc, chăn nuôi gia súc lấy thịt có xu hướng tăng tỷ trọng trong toàn ngành giai đoạn 1990-1995, song từ năm 1995 trở đi, tỷ trọng của chăn nuôi gia súc lấy thịt giảm nhẹ, tuy nhiên nó vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong toàn ngành chăn nuôi (trên 60%). Trong chăn nuôi đại gia súc, cơ cấu chăn nuôi đại gia súc thay đổi theo hướng tăng số lượng và tỷ

trọng gia súc nuôi lấy thịt, sữa, giảm gia súc cày kéo. Đây là xu hướng hợp lý vì nhu cầu tiêu thụ thịt, sữa đã và sẽ còn tăng nhanh trong khi chúng ta chủ trương thực hiện cơ khí hóa, sử dụng máy móc thay sức người, sức trâu nhằm tăng năng suất cho sản xuất nông nghiệp. Việc chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi gia súc theo hướng tăng gia súc nuôi lấy thịt, sữa, giảm gia súc cày kéo cũng là một nguyên nhân làm cho tỷ trọng sản phẩm không qua giết thịt tăng nhanh trong cơ cấu ngành chăn nuôi.

Trong chăn nuôi lợn, đàn lợn năm 2002 đạt 23,37 triệu con, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng là 1,68 triệu tấn, gấp 1,98 lần và gấp 2,76 lần các chỉ tiêu tương ứng của năm 1986. So với các sản phẩm khác, sản phẩm thịt lợn có tốc độ tăng trưởng cao. Trong chăn nuôi lợn những năm gần đây đã bắt đầu xuất hiện xu hướng nuôi lợn hướng nạc nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường. Phương hướng nuôi lợn hướng nạc đang chi phối và thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu đàn lợn, và như vậy, đồng thời nó cũng sẽ kéo theo sự thay đổi trong các dịch vụ giống, thức ăn và thú y.

Chăn nuôi gia cầm gia tăng ổn định trong suốt những năm 1990 đến 2001, sang năm 2002 số lượng gia cầm đã tăng trưởng mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về thịt và trứng trên thị trường. Xem xét khả năng tiêu thụ của thị trường, có thể thấy rằng ngành chăn nuôi gia cầm còn có thể phát triển mạnh hơn nữa. Tuy nhiên, qua dịch cúm gia cầm xuất hiện trên diện rộng vào năm 2003 ở nước ta, để ngành này tăng trưởng bền vững, cần phải có biện pháp cải tiến trong công tác thú y tốt hơn nhằm hạn chế tối đa

rủi ro trong ngành chăn nuôi gia cầm nói riêng và toàn ngành chăn nuôi nói chung.

Một nét mới trong ngành chăn nuôi, đặc biệt từ những năm 1995 là có sự xuất hiện của các trang trại chăn nuôi. Đến năm 2002, cả nước có 1762 trang trại chăn nuôi (chiếm 2,9% số trang trại cả nước). So với các hộ gia

đình, các trang trại chăn nuôi có quy mô lớn, có điều kiện áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới về giống, có nhân viên có trình độ thú ý cao do vậy năng suất và sản lượng chăn nuôi cao. Đồng thời, một số trang trại tập trung đầu tư vào các giống mới: nuôi bò sữa, lợn hướng nạc, vịt siêu thịt, siêu trứng, ngan giống ngoại... nên đã góp phần gia tăng sản lượng của toàn ngành.

Một xu hướng mới xuất hiện trong ngành chăn nuôi thời gian qua là ở một số vùng trong cả nước đã bước đầu phát triển chăn nuôi một số sản phẩm mới: nuôi cừu, hươu, nai, dê, ong... nên đã góp phần đa dạng hóa sản phẩm trong ngành chăn nuôi. Tuy nhiên, tỷ trọng của các sản phẩm này còn rất thấp.

Tóm lại, toàn ngành chăn nuôi trong thời gian qua có sự tăng trưởng khá cao (5,88%/năm trong giai đoạn 1990-2002) đã góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tích cực: tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, giảm tương đối tỷ trọng trồng trọt. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành chăn nuôi như trên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu so với tiềm năng và nhu cầu thị trường. Vì trước hết, về tiềm năng phát triển, ngành chăn nuôi nói chung là ngành không đòi hỏi lao động có trình độ cao, lao động nông nghiệp hiện nay còn dư thừa nhiều và hiện nay ngành sản xuất lương thực đã tăng trưởng mạnh và ổn định, có khả năng đảm bảo thức ăn cho chăn nuôi. Hơn nữa, về thị trường, với hơn 80 triệu dân, chúng ta có thị trường rất lớn trong tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi và trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới, chúng ta còn có cơ hội để có một thị trường rộng lớn trên thị trường xuất khẩu thế giới nếu sản phẩm ngành chăn nuôi của chúng ta đạt yêu cầu về chất lượng và kiểm dịch.

Tìm hiểu nguyên nhân ngành chăn nuôi hiện nay còn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và tốc độ phát triển còn chưa cao (theo đánh giá

của nhiều chuyên gia, năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam chỉ bằng 60-80% năng suất và chất lượng của các nước có ngành chăn nuôi tiên tiến trong khu vực [5]), chúng ta thấy rằng có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân cơ bản là, cũng giống như ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi ở nước ta còn manh mún và vẫn mang tính tự phát. Có đến gần 90% sản phẩm chăn nuôi do các hộ nông dân cung cấp. Mỗi hộ nuôi một vài con bò, một đàn heo và vài chục hay vài trăm con gà, vịt... theo các cách khác nhau, hộ thì nuôi công nghiệp, hộ nuôi bán công nghiệp, hộ nuôi để tận dụng phế phẩm của trồng trọt... Điều này làm cho chất lượng hàng hóa không đồng nhất, năng suất chăn nuôi không cao, khó có được một lượng hàng hóa tập trung lớn. Và vì vậy, hộ chăn nuôi không có kế hoạch thị trường, góp phần làm cho giá cả đầu ra không ổn định, lúc lời, lúc lỗ. Từ chỗ không có kế hoạch thị trường dẫn đến không có kế hoạch sản xuất cụ thể nên kinh doanh nhiều rủi ro, hộ không dám gia tăng sản xuất. Đó là hạn chế lớn của ngành chăn nuôi nước ta. Vì vậy, trong ngành chăn nuôi, cũng cần phải có vai trò định hướng và quy hoạch của Nhà nước, đồng thời kết hợp với việc làm tốt công tác khuyến nông, ứng dụng công nghệ mới cũng như thường xuyên cung cấp thông tin thị trường trong nước và quốc tế đến hộ sản xuất nhằm hạn chế tính tự phát trong sản xuất của nông dân như hiện nay. Hơn thế nữa, cũng cần phải có định hướng của Nhà nước để phát triển hợp lý ngành trồng trọt làm thức ăn cho chăn nuôi đảm bảo cung cấp đủ thức ăn với chi phí thấp để gia tăng hiệu quả cho ngành chăn nuôi - là động lực khuyến khích ngành chăn nuôi phát triển.

Một phần của tài liệu huyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)