Vào mỗi mùa xuân, hàng triệu con chim di trú từ những khu vực mùa đông đến những miền có nhiệt độ ôn hoà để sinh sản. Những miền này có thực phẩm rất dồi dào để nuôi dưỡng những chim non.
Chim di trú nhiều nhất là tới những nơi như Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á. Cũng có một số loài di trú tới Nam Cực. Chẳng hạn như chim choi choi đuôi kép bay từ Australia tới New Zealand để sinh đẻ. Chim choi choi ở Châu Mỹ có màu vàng bay không ngừng một đoạn đường là 3325km giữa Alaska và Hawaii . Ở Bắc cực, loài ngỗng hoang bay tới phương Bắc, là nơi sinh sản của chúng và vào mùa thu chúng bay xuống miền Nam.
Sự di trú chủ yếu là do các thay đổi về thời gian của ngày đã làm thay đổi các hoocmôn của các loài chim.
Vấn đề chúng ta đang bàn là các loài chim tìm đường bằng cách nào khi chúng di trú tới một nơi khác và rồi trở về chốn ban đầu.
Một vài loài chim học theo cách của cha mẹ chúng. Trong chuyến di trú đầu tiên, chúng đi với con chim già hơn, những con đã từng thực hiện chuyến di trú và chúng dạy lại cho con cái của chúng cho chuyến đi của năm tới.
Một vài loài có thể tự dò đường bằng cách ghi nhớ các điểm nổi bật của một nơi nào đó, chẳng hạn như núi, hồ, hoặc đường bờ biển. Những con khác có thể dò đường theo mặt trời, hoặc các ngôi sao, bởi vì khi bầu trời u ám chúng thường bị lạc đường. Các nhà khoa học vẫn không thể biết hết được tất cả các loài chim di trú tìm đường bằng cách nào.
Không chỉ có các loài chim mới di trú, nhiều loài động vật khác cũng di trú chẳng hạn như cá, động vật có vũ, côn trùng, châu chấu và lươn.