Cơ sở pháp lý cho hợp tác kinh tế nội khối ASEAN qua các lĩnh

Một phần của tài liệu Khuôn khổ pháp lý của quá trình hội nhập nội khối của các nước Asean (Trang 49)

cụ thể:

1) Lĩnh vực thƣơng mại

a) Thoả thuận Ƣu đãi Thƣơng mại (PTA)

Ra đời từ rất sớm trước khi các quốc gia ASEAN ký kết Hiệp định CEPT, từ năm 1977 Thỏa thuận Ưu đãi Thương mại (PTA) được đưa vào thực hiện. Đây là chương trình đầu tiên nhằm đẩy mạnh thương mại nội bộ ASEAN. Nội dung của chương trình là việc ký kết giữa các nước thành viên về việc áp dụng mức thuế quan ưu đãi trên cơ sở đàm phán đa phương hoặc song phương, sau đó mức cam kết đưa ra sẽ được áp dụng cho tất cả các thành viên ASEAN theo

nguyên tắc tối huệ quốc, nghĩa là mức giảm thuế quan (MOP) hiện hành đối với các sản phẩm PTA là 50% so với mức thuế tối huệ quốc của nước nhập khẩu [12, tr 13].

Về căn bản, việc áp dụng ưu đãi thuế quan theo PTA tuy là một bước tiến trong quan hệ thương mại giữa các nước ASEAN vào thời điểm ký kết, nhưng nó vẫn còn hạn chế cơ bản là thuế quan chỉ được cắt giảm ở một mức độ nhất định mà chưa thực sự được xoá bỏ. Đồng thời, các hàng rào phi thuế vẫn tồn tại, do đó gây nhiều trở ngại cho thương mại nội bộ phát triển.

b) Khu vực Thƣơng mại Tự do ASEAN (AFTA)

Xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đã đặt ra những thách to lớn đối với ASEAN trong việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá ASEAN trên thị trường quốc tế và tính hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài. Chính vì vậy, tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 4 tại Xinh-ga-po, ngày 28/1/1992, các Nguyên thủ quốc gia ASEAN đã có một quyết định quan trọng nhằm nâng cao hơn nữa mức độ hợp tác trong lĩnh vực thương mại, đó là thành lập Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA) thông qua việc ký kết Hiệp định về Chương trình Thuế quan Ưu đãi hiệu lực chung (CEPT).

Như được chỉ rõ trong văn kiện Hiệp định, mục tiêu của Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA) là loại bỏ hoàn toàn các hàng rào cản trở thương mại đối với hầu hết hàng hoá trong nội bộ ASEAN, kể cả thuế quan và các loại hàng rào phi thuế quan. AFTA được thực hiện thông qua Chương trình Thuế quan Ưu đãi hiệu lực chung (CEPT).

i) Nội dung loại bỏ hàng rào thuế quan

Những nội dung chính trong việc loại bỏ hàng rào thuế quan của AFTA được hoạch định như sau:

Các nước thành viên ASEAN sẽ thực hiện lịch trình cắt giảm thuế nhập khẩu cho hàng hoá có xuất xứ ASEAN theo lộ trình trong vòng 15 năm để xuống tới 0 - 5%. Việc cắt giảm thuế bắt đầu từ ngày 1/1/1993 và hoàn thành vào ngày 1/1/ 2008.

Tuy nhiên, trước xu hướng tự do hoá thương mại toàn cầu đang được thúc đẩy mạnh mẽ và xuất phát từ nhu cầu tăng cường hợp tác phát triển của các thành viên, ASEAN đã quyết định đẩy nhanh quá trình tự do hoá thương mại trong khu vực bằng việc rút ngắn thời hạn hoàn thành AFTA. Đặc biệt, sau Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 6 năm 1998, thời hạn này đã được đẩy nhanh, đến ngày 1/1/2002 cho các thành viên cũ ((bao gồm ASEAN - 6). Với Việt Nam thời hạn hoàn thành cắt giảm thuế quan vẫn là năm 2006.

Phạm vi áp dụng của chương trình CEPT để thực hiện AFTA bao gồm tất cả các hàng hoá có xuất xứ ASEAN, bao gồm hàng hoá công nghiệp, các sản phẩm nông nghiệp chế biến. Riêng đối với nông sản chưa chế biến mang tính chất nhạy cảm tới nền kinh tế của các nước ASEAN, tới tận AEM-26 tháng 9/1994, các nước mới đưa loại sản phẩm này vào phạm vi thực hiện Chương trình CEPT với những quy định đặc biệt riêng về thời hạn bắt đầu và kết thúc cắt giảm thuế, mức thuế suất bắt đầu và khi hoàn thành cắt giảm. Các sản phẩm được xác định là cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ đạo đức xã hội, bảo vệ sức khoẻ và cuộc sống của con người và động thực vật, bảo vệ các tác phẩm có giá trị nghệ thuật, lịch sử và khảo cổ học của các nước thành viên ASEAN sẽ không được đưa vào chương trình CEPT.

ii) Nội dung loại bỏ các hàng rào phi thuế quan (NTBs)

Để tiến tới việc hoàn thành AFTA, Điều 5 của Hiệp định CEPT còn xác định mục tiêu loại bỏ các hàng rào phi thuế quan như hạn chế số lượng, hạn

ngạch giá trị nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu có tác dụng hạn chế định lượng... trong vòng 5 năm sau khi một sản phẩm được hưởng ưu đãi thuế quan.

Với mục tiêu đựơc đưa ra theo Hiệp định, năm 1995 các nước ASEAN đã thành lập Nhóm Công tác về Vấn đề các Hàng rào phi thuế để xác định và xây dựng chương trình huỷ bỏ các hàng rào phi thuế ảnh hưởng thương mại khu vực. Dựa trên kết quả làm việc của nhóm công tác, các nước đã xác định các biện pháp ảnh hưởng rộng và chủ yếu đối với thương mại hàng hoá trong khu vực ASEAN là phụ thu hải quan và các biện pháp kỹ thuật ảnh hưởng tới thương mại. Năm 1995, phụ thu hải quan được áp dụng trên 2683 dòng thuế và các biện pháp kỹ thuật cản trở thương mại (bao gồm cả các yêu cầu về đặc điểm sản phẩm) ảnh hưởng tới trên 975 dòng thuế của các nước [12, tr 25]. Trên cơ sở đó, tại phiên họp Hội đồng AFTA lần thứ 8 các nước ASEAN đã thống nhất quyết định thời hạn loại bỏ các biện pháp kỹ thuật ảnh hưởng tới thương mại là hết năm 2003.

Các hàng rào phi thuế quan đối với thương mại khu vực ASEAN có thể nói là rất đa dạng và tạo ra nhiều trở ngại, nó có thể làm giảm đáng kể, thậm chí triệt tiêu các ý nghĩa của việc cắt giảm thuế quan. Do đó, vấn đề loại bỏ các hàng rào phi thuế được các nước ASEAN rất chú trọng trong quá trình thực hiện Khu vực Thương mại Tự do AFTA. Những phần tiếp theo của chương này sẽ đề cập tiếp tới các hoạt động đó, cũng như nhiều hoạt động tạo thuận lợi thương mại trực tiếp hoặc gián tiếp khác.

c) Hiệp định thƣơng mại hàng hóa ASEAN (ATIGA):

ATIGA được xem là hiệp định toàn diện đầu tiên, điều chỉnh toàn bộ thương mại hàng hóa nội khối của ASEAN và là một trong những công cụ quan trọng để xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015 thông qua việc dỡ

bỏ tất cả các loại rào cản thương mại (thuế, phi thuế), tạo thuận lợi cho hàng hóa luân chuyển tự do trong khối.

ATIGA đáp ứng xu hướng hội nhập cả về bề rộng và bề sâu trong giai đoạn mới của ASEAN khi Hiệp định CEPT/AFTA và các nghị định thư liên quan đến hiệp định này không còn kiểm soát được một cách hiệu quả các chương trình hợp tác ngày càng sâu rộng. Linh hoạt hơn CEPT (Hiệp định thương mại hàng hóa được ban hành từ 1992), ATIGA quy định rõ số dòng thuế được lùi thời hạn xóa bỏ thuế quan đến năm 2018 với nhóm bốn nước Cam-pu-chia, Lào, My-an-ma, Việt Nam (CLMV), đồng thời, cho phép tạm ngừng hoặc điều chỉnh cam kết thực hiện nghĩa vụ cắt giảm, xóa bỏ thuế quan giữa các nước trong khối ASEAN. Với ATIGA, các nước nhóm ASEAN - 6 phải hoàn tất việc xây dựng và thực hiện lộ trình giảm thuế từ ngày 25-12-2009 và từ ngày 25-2-2010 đối với nhóm nước ASEAN - 4 [29].

ATIGA sẽ được xây dựng trên nguyên tắc của WTO và các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà ASEAN đã tham gia nhưng với mức độ tự do hóa cao hơn. Thực hiện ATIGA, các nước đều phải áp dụng cơ chế hải quan một cửa ASEAN, công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa.

Ngoài lợi ích từ việc dỡ bỏ hoàn toàn các loại rào cản tới thương mại, Hiệp định ATIGA cùng các phụ lục chi tiết về lộ trình cắt giảm, xóa bỏ thuế quan và các hàng rào phi thuế quan của tất cả các nước thành viên trong từng năm sẽ là một tài liệu đầy đủ và minh bạch để các doanh nghiệp tham chiếu khi xuất, nhập khẩu hàng hóa với các nước ASEAN cũng như xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển ngành hàng trong dài hạn.

Theo Tổng Thư ký ASEAN, ông Surin Pitsuwan, ATIGA là một bước tiến quan trọng nhằm thiết lập một thị trường đơn nhất và cơ sở sản xuất chung

hướng tới hội nhập kinh tế sâu sắc hơn trong khu vực và hướng tới thực hiện

Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015.

Việc ATIGA có hiệu lực sẽ giúp thương mại nội trong khối ASEAN được thuận lợi hơn nhờ việc đơn giản hóa các thủ tục, quá trình. Cũng nhờ vậy, Hiệp định giúp tiết kiệm thời gian, giảm các chi phí kinh doanh, đơn giản hóa các giao dịch thương mại; mang lại lợi ích trực tiếp cho cộng đồng doanh nghiệp và người dân ASEAN.

Ông Surin cũng thúc giục các nước ASEAN thực hiện Hiệp định đúng thời gian đã cam kết về việc cắt giảm các dòng thuế theo thỏa thuận. Với viêc ATIGA bắt đầu có hiệu lực, ASEAN - 6 sẽ có 90 ngày để ban hành văn bản luật thực thi Hiệp định và ASEAN - 4 sẽ có 180 ngày. Sau khi các nước hoàn tất việc thay đổi cơ sở pháp lý cho việc thực hiện, các cam kết tự do hóa thuế quan trong khuôn khổ Hiệp định ATIGA sẽ được thực thi tính ngược lại (hồi tố) kể từ ngày 1/1/2010.

2) Lĩnh vực đầu tƣ:

Các nước ASEAN đã rất thành công trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài so với nhiều nước ở châu Á và các nước đang phát triển. Giai đoạn 1993 - 1998 tổng thu hút đầu tư nước ngoài của ASEAN đạt 132 tỷ USD, chiếm 6% tổng đầu tư nước ngoài trên toàn thế giới và với tốc độ tăng trưởng nhanh, năm 1993 là 15,9 tỷ USD, năm 1994 là 19,6 tỷ USD, năm 1995 là 21,6 tỷ USD, năm 1996 là 25,9 tỷ USD và 1997 là 21,4 tỷ USD [29]. Tuy nhiên giai đoạn khủng hoảng kinh tế, đầu tư nước ngoài vào ASEAN đã giảm sút.

Để thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào ASEAN và trong nội bộ ASEAN, các nước ASEAN đã thực hiện một số sáng kiến nhằm tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực thị trường vốn, khuyến khích và bảo hộ đầu tư nước ngoài.

a) Hiệp định khung về khu vực đầu tƣ ASEAN (AIA):

Cam kết tự do hoá đầu tư là một trong những nội dung quan trọng của hiệp định đầu tư song phương hoặc đa phương bên cạnh cam kết bảo hộ đầu tư. Thông thường các cam kết về tự do hoá đầu tư và bảo hộ đầu tư được quy định trong cùng một hiệp định đầu tư. Riêng trong ASEAN, vấn đề bảo hộ đầu tư đã được đàm phán và ký kết trước khi đàm phán cam kết về tự do hoá đầu tư. Vào ngày 15/12/1987, lần đầu tiên các nước thành viên ASEAN, gồm năm nước thành viên ASEAN: Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Xinh-ga-po và Thái Lan đã ký kết Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư (Hiệp định IGA). Trước nhu cầu thiết lập một khu vực đầu tư ASEAN (AIA), vào ngày 7 tháng 10 năm 1998, các nước thành viên ASEAN đã ký Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN (Hiệp định AIA). Hiệp định này được sửa đổi, bổ sung vào năm 2001. Hiệp định AIA đã tạo cơ sở pháp lý đầu tiên để các nước thành viên ASEAN dỡ bỏ các rào cản đầu tư và tiến dần đến khu vực đầu tư tự do vào năm 2020.

+ Mục đích và nguyên tắc tự do hoá trong Hiệp định AIA.

Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 15, các nhà lãnh đạo ASEAN đã quyết định thành lập khu vực đầu tư ASEAN, với mục tiêu là nâng cao tính cạnh tranh và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ASEAN. Khu vực đầu tư ASEAN cũng là một trong những kế hoạch thực hiện mục tiêu của Tầm nhìn ASEAN 2020, đó là duy trì ổn định kinh tế trong khu vực; phát triển cơ sở hạ tầng và công nghệ cũng như duy trì tính ổn định của dòng vốn đầu tư vào các nước ASEAN. Việc thành lập khu vực đầu tư ASEAN là một bước khởi đầu trong quá trình tự do hoá đầu tư giữa các nước thành viên ASEAN. Để đạt được mục đích nêu trên, khu vực đầu tư ASEAN phải bảo đảm:

- Dành đối xử quốc gia đối với các nhà đầu tư ASEAN vào năm 2010 và đối với tất cả các nhà đầu tư vào năm 2020;

- Tất cả các ngành công nghiệp được mở cho các nhà đầu tư ASEAN vào năm 2010 và đối với tất cả các nhà đầu tư vào năm 2020;

- Thiết lập một khu vực trong đó vốn, lao động và công nghệ tự do di chuyển giữa các nước thành viên ASEAN.

+ Phạm vi tự do hoá đầu tư.

Phạm vi tự do hoá đầu tư theo Hiệp định AIA chỉ giới hạn đối với những ngành sản xuất, nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và khai thác mỏ. Điều này có nghĩa là tự do hoá đối với hoạt động đầu tư gián tiếp và hoạt động đầu tư khác được điều chỉnh bởi các hiệp định ASEAN khác (Hiệp định thương mại dịch vụ) không thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định AIA. Mặc dù thương mại dịch vụ không thuộc phạm vi tự do hoá đầu tư theo Hiệp định AIA nhưng các dịch vụ liên quan đến sản xuất, nông nghiệp, thuỷ sản, lâm nghiệp và khai thác mỏ thuộc phạm vi tự do hoá đầu tư.

+ Phương thức tự do hoá đầu tư.

Phương thức thực hiện tự do hoá đầu tư giữa các nước ASEAN được tiến hành thông qua việc xây dựng chương trình và các kế hoạch hành động mang tính áp dụng chung đối với tất cả các lĩnh vực: Sản xuất, nông nghiệp, thuỷ sản, lâm nghiệp và khai thác mỏ. Theo như kế hoạch hành động tại Phụ lục III của Hiệp định AIA thì các nước thành viên ASEAN phải rỡ bỏ hoặc giảm dần các biện pháp gây cản trở hoạt động đầu tư giữa các nước thành viên ASEAN và có kế hoạch rà soát quy định về đầu tư hàng năm. Kế hoạch tự do hoá này cũng yêu cầu các nước phải có các hành động cụ thể thông qua việc điều chỉnh quy định pháp luật và chính sách:

- Liên quan đến đầu tư; - Cấp phép đầu tư;

- Tiếp cận nguồn vốn vay đối với các dự án đầu tư; - Chuyển tiền và chuyển lợi nhuận về nước.

Bên cạnh việc xây dựng các kế hoạch hành động trên, Hiệp định AIA còn quy định các biện pháp tự do hoá cụ thể, đó là yêu cầu các nước thành viên ASEAN dần dần xoá bỏ sự phân biệt đối xử giữa các nứơc ASEAN thông qua chế độ đối xử quốc gia (NT) và đối xử tối huệ quốc (MFN). Khác với tự do hoá trong lĩnh vực thương mại hàng hoá, tự do hoá trong lĩnh vực đầu tư là rất khó xác định, bởi vì việc tự do hoá trong lĩnh vực đầu tư đòi hỏi phải rà soát và loại bỏ những rào cản về chính sách và pháp luật giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài (NT) và giữa nhà đầu tư của các nước thành viên. Để đạt được thoả thuận xoá bỏ dần sự phân biệt đối xử, Hiệp định AIA đã có quy định về đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia cũng như nguyên tắc và lộ trình xoá bỏ sự phân biệt đối xử.

+ Các ngoại lệ hoặc bảo lưu khác.

Mặc dù nội dung tự do hoá trong ASEAN là không phân biệt đối xử, theo nguyên tắc NT và MFN như đã cập ở trên nhưng trong Hiệp định AIA, các nước thành viên thoả thuận bất kỳ nước thành viên ASEAN nào có thể duy trì hoặc áp dụng bất kỳ biện pháp cần thiết nào:

- Để bảo đảm an ninh quốc gia và đạo đức công cộng; - Bảo vệ con người, động vật, thực vật hoặc sức khoẻ;

Một phần của tài liệu Khuôn khổ pháp lý của quá trình hội nhập nội khối của các nước Asean (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)