Đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện.

Một phần của tài liệu vai trò thành viên hội đồng bộ môn trong việc tư vấn giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 ở các trường trung học cơ sở huyện an phú (Trang 60 - 62)

- Phía địch: Thực hiện chính sách dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh.

- Phía ta thực hiện phương châm chiến lược “đánh lâu dài”.

- Về quân sự: Thực hiện vũ trang toàn dân, phát triển chiến tranh du kích.

- Về chính trị và ngoại giao: Hội đồng nhân dân và uỷ ban kháng chiến hành chính các cấp được củng cố và kiện toàn. Nhiều nước đặt quan hệ ngoại giao với ta.

- Kinh tế: Đẩy mạnh xây dựng và bảo vệ nền kinh tế dân chủ. - Văn hoá, giáo dục: Đề ra chủ trương cải cách giáo dục phổ thông.

Câu hỏi:

Trình bày âm mưu của địch, chủ trương của ta, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc 1947?

BÀI 19

BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾNTOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1950 – 1953) TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1950 – 1953) I. Chiến dịch Biên giới Thu – đông 1950.

1. Hoàn cảnh lịch sử mới.

- Cách mạng Trung Quốc thắng lợi, tình hình thế giới và Đông Dương biến đổi có lợi cho ta.

- Pháp ngày càng lệ thuộc vào Mỹ.

2. Quân ta tiến công địch ở biên giới phía Bắc.

a) Âm mưu của địch: “Khoá cửa biên giới Việt – Trung” bằng cách tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4 và “cô lập căn cứ Việt Bắc” với đồng bằng Liên khu III và Liên khu IV, bằng cách thiết lập “Hành lang Đông – Tây.

b) Chủ trương của ta: Tháng 6/1950, trung ương Đảng và chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới, nhằm tiêu diệt một bộ phận lực lượng địch, khai thông con đường liên lạc quốc tế giữa ta và Trung Quốc, mở rộng căn cứ địa Việt Bắc, tạo điều kiện đẩy mạnh cuộc kháng chiến.

c) Diễn biến:

- Sáng 18/9, quân ta tiêu diệt Đông Khê, uy hiếp Thất Khê, Cao Bằng bị cô lập. - Quân Pháp ở Cao Bằng được lệnh rút khỏi đường số 4, lực lượng của chúng ở Thất Khê cũng được lệnh tiến đánh Đông Khê.

- Quân ta mai phục chặn đánh địch trên đường số 4, hai cánh quân Cao Bằng và Thất Khê bị thiệt hại nặng. Ngày 22/10, Pháp rút khỏi đường số 4.

- Quân ta hoạt động mạnh ở tả ngạn sông Hồng, ở Tây Bắc và đường số 6, buộc Pháp rút khỏi thị xã Hoà Bình.

d) Kết quả:

- Quân ta giải phóng vùng biên giới Việt – Trung với 35 vạn dân, “Hành lang Đông – Tây” bị chọc thủng ở Hoà Bình. Kế hoạch Rơ – ve của Pháp bị phá sản.

- Đưa cuộc kháng chiến của ta sang giai đoạn mới.

Một phần của tài liệu vai trò thành viên hội đồng bộ môn trong việc tư vấn giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 ở các trường trung học cơ sở huyện an phú (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w