Nguồn nhân lực thực hiện công tác YTTH tại tỉnh Phú Thọ năm

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu thực trạng cán bộ y tế trường học tại tỉnh Phú Thọ năm 2007” (Trang 34 - 37)

CHƯƠNG IV BÀN LUẬN

4.1.Nguồn nhân lực thực hiện công tác YTTH tại tỉnh Phú Thọ năm

Nghiên cứu được tiến hành tại 3 huyện/thành phố là: thành phố Việt Trì, huyện Thanh Sơn và huyện Tam Nông, đại diện cho 3 khu vực thành thị, nông thôn và miền núi, như vậy nghiên cứu sẽ phản ánh được tính khách quan và đầy đủ.

Trong tổng số 73 cán bộ YTTH nghiên cứu thì số cán bộ nữ là 60 người (chiếm 82%) và số cán bộ nam là 13 người (chiếm 18%), trong đó ở thành thị nam chiếm 8% còn ở nông thôn và miền núi nam chiếm 28% (bảng 3.5).

Theo Bộ Y tế năm 2007 [5] chỉ có khoảng 18,2 % số trường học trong cả nước có cán bộ YTTH, theo tổ chức Plan tại Việt nam [20] năm 2004 tại Thái Nguyên số trường có cán bộ YTTH chiếm 44,3%, nghiên cứu của Nguyễn Huy Nga, Lê Thu Hiền và cộng sự tại 1 số trường phổ thông của Hải Phòng [15] cho thấy số trường có cán bộ YTTH chiếm 55%. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ trường có cán bộ YTTH chiếm 96% (bảng 3.2) và không có sự khác biệt giữa 3 cấp, kết quả này cao hơn của các tác giả trên là do trình độ học vấn hiện nay của dân cư Phú Thọ vào loại khá so với cả nước, số người chưa biết chữ chỉ chiếm 0,5% so với tổng số dân toàn tỉnh, trong khi cả nước còn tới 3,5% số người chưa biết chữ so với tổng số dân cả nước [13]. Tuy nhiên kết quả này dựa chủ yếu vào báo cáo của Sở giáo dục và Sở Y tế.

Tỷ lệ cán bộ YTTH ở trường TH chiếm cao nhất 46% và trường THPT chiếm thấp nhất 12%. Kết quả này là do cấp TH có số lượng trường cao nhất 72 trường (45%) và THPT có số lượng trường thấp nhất(13%) (bảng 3.1).

Theo Bộ Y tế năm 2007 [5] trong số cán bộ làm công tác YTTH thì trên 50% làm kiêm nhiệm, theo tổ chức Plan tại Việt nam [20] năm 2004 tại Thái Nguyên thì 94,6 % làm kiêm nhiệm. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ cán bộ YTTH làm kiêm nhiệm (giáo viên, văn thư, kế toán, phụ trách đội) chiếm tỷ lệ cao nhất (58%) rồi đến theo hợp đồng (39%) và hình thức khác (cộng tác viên y tế trường học) chiếm thấp nhất 3% (bảng 3.7). Đặc biệt không có cán bộ YTTH nào là cán bộ trong biên chế của trường. Có sự khác biệt rõ rệt về phân bố hình thức công tác: ở nông thôn và miền núi 91% cán bộ YTTH làm kiêm nhiệm trong khi tỷ lệ cán bộ YTTH hợp đồng ở khu vực thành thị rất cao, chiếm 73%. Sự chênh lệch giữa hợp đồng và kiêm nhiệm là do ở thành thị kinh phí cho YTTH nhiều hơn (nhà trường, phụ huynh học sinh quyên góp...) còn nông thôn và miền núi kinh phí eo hẹp, nên thường phải sử dụng ngay cán bộ nhà trường. Thiết nghĩ phải quan tâm hơn nữa đến khu vực nông thôn và miền núi như: tăng kinh phí cho hoạt động YTTH, có chế độ đãi ngộ đặc biệt cho cán bộ YTTH (phụ cấp, biên chế...).

Tỷ lệ cán bộ y tế trường học ở độ tuổi 20-30 là cao nhất (48%) (bảng 3.4). Kết quả cũng cho thấy có sự khác biệt về phân bố nhóm tuổi của cán bộ y tế trường học theo khu vực (biểu đồ 3.2): ở nông thôn và miền núi, nhóm tuổi của cán bộ YTTH từ 40 trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất (42%) và thấp nhất ở nhóm tuổi 20-30 (28%), trong khi đó ở thành thị thì ngược lại lứa tuổi 20-30 chiếm tỷ lệ cao nhất (68%) và thấp nhất ở nhóm từ 40 trở lên (13%). Ở miền núi và nông thôn hình thức kiêm nhiệm là chủ yếu (91%), gắn bó lâu dài với

(73%), thường là người mới ra trường, chấp nhận làm hợp đồng, khi xin được việc nơi khác tốt hơn (lương cao hơn, có biên chế) thì chuyển đi, không có sự gắn bó lâu dài với trường vì vậy có sự chênh lệch lứa tuổi như trên. Thực tế này đặt ra vấn đề là nên có biên chế riêng cho cán bộ YTTH, tăng chế độ đãi ngộ, có như vậy mới làm cho họ yên tâm công tác.

Tất cả 73 cán bộ YTTH( 100%) chỉ công tác ở trường học, điều này cho thấy chế độ đãi ngộ đối với cán bộ YTTH thấp hoặc chưa có chính sách khả thi về thực hiện công tác YTTH tại các cơ sở nên không thu hút được người có chuyên môn Y (có thể làm với hình thức hợp đồng) ở các cơ quan khác (Trạm y tế xã, Trung tâm y tế huyện, BV huyện...).

Theo Bộ Y tế năm 2007 [5] 50% số cán bộ đang làm công tác YTTH không có bằng cấp chuyên môn về y tế. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ cán bộ YTTH có chuyên ngành y (y sĩ, điều dưỡng, y tá, nữ hộ sinh) chiếm cao nhất 44% và tỷ lệ cán bộ YTTH có chuyên ngành sư phạm chiếm thấp nhất 23% (bảng 3.6). Như vậy kết quả này tương tự báo cáo trên. Tuy nhiên chúng tôi còn nhận thấy tỉ lệ cán bộ YTTH có chuyên ngành y ở thành thị chiếm rất cao 73% trong khi đó ở nông thôn và miền núi chiếm rất thấp 14%, ngược lại tỉ lệ cán bộ YTTH có chuyên ngành khác (văn thư, trung cấp kế toán, trung học chính trị và đoàn đội, sơ cấp dược) ở thành thị chỉ có 16% trong khi đó ở nông thôn và miền núi là 50%. Điều này do ở nông thôn và miền núi tỉ lệ cán bộ YTTH với hình thức kiêm nhiệm chiếm cao nhất 91% trong khi đó ở thành thị hình thức công tác hợp đồng chiếm cao nhất 73%. Tuy nhiên dù ở thành thị hay nông thôn thì cán bộ YTTH chỉ có trình độ trung cấp, sơ cấp, không có ai trình độ đại học. Vì vậy họ không thể đảm trách được nhiệm vụ khó khăn của YTTH, dẫn đến nhiều trường có cán bộ YTTH chỉ mang tính hình thức.

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu thực trạng cán bộ y tế trường học tại tỉnh Phú Thọ năm 2007” (Trang 34 - 37)