0
Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Thiết kế bài giảng

Một phần của tài liệu LUAN VAN TOT NGHIEP DẠY- HỌC TÁC PHẨM VĂN HỌC THEO CÔNG NGHỆ DẠY HỌC HIỆN ĐẠI (Trang 25 -30 )

Tiết 30 +31

Văn bản :

CÂY BÚT THẦN

( Truyện cổ tích Trung Quốc) A. Mục tiêu cần đạt.

Giúp Học sinh:

- Hiểu nội dung ý nghĩa của truyện cổ tích “ Cây bút thần” và một số các chi tiết nghệ thuật đặc sắc của truyện.

- Rèn kỹ năng đọc, kể, tóm tắt truyện.

- Hình thành, phát triển kĩ năng phát hiện chi tiết nghệ thuật và nêu được cáo hay của chi tiết đó.

B. Chuẩn bị.

- GV : Đọc truyện, tham khảo tài liệu, sách Thiết kế , SGV, soạn giáo án. - Đọc truyện, tóm tắt, chuẩn bị trả lời các câu hổi đọc hiểu văn bản.

C. Tiến trình bài dạy.

I. Tổ chức lớp.

II. Kiểm tra bài cũ .

? Tóm tắt lại truyện “ Em bé thông minh” ? Hãy nêu cảm nhận của em về nhân vật em bé?

III.Bài mới. * Giới thiệu bài:

Là một trong những truyện cổ tích thần kỳ, thuộc tiểu laọi truyện kể về những con người thông minh, tài giỏi, “ Cây bút thần” đã trở thành truyện bình dân quen thuộc đối với trăm nghìn triệu nhân dân Trung Quốc và Việt Nam từ bao đời nay. Câu chuyện khá

li kỳ, xoay quanh số phận của Mã Lương, từ một em bé nghèo khổ trở thành một hoạ sĩ lừng danh với cây bút thần lì diệu giúp dân diệt ác.

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

HĐ1. Hướng dẫn cách đọc và tìm hiểu chú thích.

GV hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu. Gọi 23 h/s đọc

- Gọi đọc hoặc giải thích các chú thích trong SGK.

- GV yêu cầu h/s giải thích 1 số từ khó phần chú thích (đã đọc ở nhà) không nhìn sách.

- GV giải thích thêm 1 số từ không có ở phần chú thích.

? Truyện được chia ra làm mấy phần? Nội dung chính từng phần ra sao?

HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản. Gọi H đọc đoạn 1ở sgk

? Mã Lương thuộc kiểu nhân vật rất phổ biến nào trong truyện cổ tích? Hãy kể tên một số nhân vật tương tự trong cổ tích mà em biết?

( HS trao đổi thảo luận )

? Mã Lương được giới thiệu qua những đặc điểm gì về số phận và tài năng của nhân vật ?

? Qua những chi tiết đó em thấy việc

I. Đọc và tìm hiểu chung.

1. Đọc.

2. Tìm hiểu chú thích(SGK)

- Dốc lòng: Đem hết tất cả tâm trí, sức lực để làm một viẹc gì đó.

- Huyên náo: ồn ào.

- Thỏi: Vật được đúc thành hình thang nhỏ và ngắn.

- Mãng xà: Con rắn lớn, con trăn.

3. Bố cục: 5 phần

-P1: Từ đầu đến … “làm lạ” : Mã Lương dốc lòng học vẽ.

-P2: Tiếp đến … “cho thùng” :Mã Lương đem tài năng phục vụ nhân dân.

-P3: Tiếp đến… “ phóng như bay”: Mã Lương dùng bút thần trừng trị địa chủ.

-P4: Tiếp đến… “ hung dữ” :Mã Lương dùng bút thần trừng trị vua quan độc ác.

- P5: Còn lại : Mã Lương lại về sống và vẽ giữa lòng dân.

II.Tìm hiểu văn bản

* Nhân vật Mã Lương: Thuộc kiểu nhân vật có tài năng kì lạ, đây là kiểu nhân vật rất phổ biến trong truyện cổ tích. Đặc điểm của nhân vật này là mỗi người có một tài năng kì lạ, nổi bật nào đó và luôn dùng tài năng ấy để làm việc thiện, chống lại cái ác. VD: Thạch Sanh trong truyện Thạnh Sanh.

1. Nhân vật Mã Lương và cây bút thần.

a, Mã Lương học vẽ và được tặng bút thần.

- Hoàn cảnh:Mồ côi, nghèo khổ.

- Tài năng: có tài vẽ, vẽ giống như thật. - Phẩm chất :Dốc lòng học vẽ (vẽ mọi nơi mọi lúc) không bỏ phí thời gian.

học vẽ của Mã Lương nổi bật đức tính gì?

? Mã Lương có được cây bút vẽ trong hoàn cảnh nào?

? Tại sao thần không ban ngay cây bút thần cho Mã Lương từ đầu?

GV bình: Thử thách sự kiên trì lao động, khẳng định tài năng, năng khiếu vẽ, có lòng đam mê,rèn luyện mới có.

? Mã Lương có tài vẽ khác thường đó là do tự mình hay thần giúp đỡ?

? Qua sự việc Mã Lương học vẽ thành tài, nhân dân muốn thể hiện quan niệm về khả năng kì diệu của con người. Theo em, đó là quan niệm nào?

GV bình : Như vậy, yếu tố thần kì kết hợp với nguyên nhân thực tế đã khẳng định tài năng của mã Lương.

quyết tâm (có tài năng, năng khiếu vẽ có sẵn)

- Mã Lương được thần thưởng cây bút thần sau một ngày lao động vất vả.

- Tài năng không phải là thứ ban phát, tài năng do công sức rèn luyện mà có.

- Có cả 2 nguyên nhân đó. Nguyên nhân chính thuộc về chủ quan Mã Lương có tài, được giúp đỡ sẽ tài hơn.

=> Con người có khả năng vươn tới thần kì bằng tài năng và công sức rèn luyện. Cây bút thần là phần thưởng xứng đáng cho những cố gắng của Mã Lương.

IV. Củng cố:

? Hãy tóm tắt lại truyện “ Cây bút thần”?

V. H ướng dẫn học ở nhà:

- Đọc lại truyện.

- Tiếp tục trả lời câu hỏi đọc hiểu SGK

Tiết 31

Văn bản : CÂY BÚT THẦN ( Tiếp)

( Truyện cổ tích Trung Quốc) A. Mục tiêu cần đạt.

Tương tự tiết 30

B. Chuẩn bị.

- GV : Đọc truyện, tham khảo tài liệu, sách Thiết kế , SGV, soạn giáo án. - Đọc truyện, tóm tắt, chuẩn bị trả lời các câu hổi đọc hiểu văn bản.

C. Tiến trình bài dạy.

I. Tổ chức lớp.

? Tóm tắt lại truyện “ Cây bút thần” ? Việc Mã Lương được thần cho cây bút thần thể hiện những ý nghĩa gì ?

III.Bài mới.

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

- Gọi h/s đọc đoạn 2

? Khi có được cây bút trong tay Mã Lương đã phục vụ cho ai? Giúp họ những gì?

? Mã Lương vẽ cày, cuốc, đèn, thùng múc nước… Em hãy nhận xét những thứ mà Mã Lương vẽ?

? Vì sao Mã Lương không vẽ cho họ gạo tiền, nhà cửa, bạc vàng mà lại vẽ những công cụ đó?

? Ngoài việc phục vụ nhân dân Mã Lương còn dùng cây bút để làm gì? trừng trị ai?

? Vì sao tên địa chủ bắt giam Mã Lương ? Khi bị giam Mã Lương đã làm gì?

GV bình: Đây là những thứ cần thiết để tự nuôi mình, tự cứu mình và trừng trị kẻ ác. Mã Lương khảng khái, yêu ghét rạch ròi.

? Em có nhận xét gì về tài năng của Mã Lương khi trừng trị tên địa chủ?

? Khi bị vua bắt Mã Lương chống lại bằng cách nào?

? Mã Lương đã dùng bút thần trừng trị tên vua như thế nào? Em có nhận xét gì về thái độ của Mã Lương khi vua ra lệnh ngừng vẽ? Việc làm của Mã Lương là nguyện vọng của ai?

GV bình : Cây bút thần chỉ linh nghiệm khi cấy bút ấy ở trong tay Mã Lương. Cây bút cũng nhận ra người tốt, kẻ xấu, cũng đứng về lẽ phải,

b, Mã Lương dùng cây bút thần

b1, Mã Lương đem tài năng phục vụ nhân

dân.

- Vẽ cho người nghèo, phục vụ người nghèo: Vẽ cuốc, cày, đèn, thúng.

=> Vẽ những công cụ hữu ích cho mọi nhà phương tiện cần thiết cho cuộc sống sinh hoạt.

<=> Mã Lương không vẽ của cải vật chất có sẵn để hưởng thụ mà vẽ phương tiện cần thiết cho cuộc sống để người dân sản xuất, sinh hoạt, từ đó sẽ tạo ra của cải vật chất. Đó là những dụng cụ hữu ích cho mọi người.

b2,Mã Lương dùng bút thần trừng trị kẻ ác. * Tên địa chủ.

- Buộc Mã Lương vẽ theo ý của hắn (vẽ nhà cao cửa rộng... vàng bạc.)

- Mã Lương vẽ bánh ăn, vẽ thang và ngựa để trốn, vẽ cung bắn chết tên địa chủ.

=> Tài năng không phục vụ cái ác mà phải được dùng để chống lại cái ác.

* Tên vua độc ác.

Vua Mã Lương - Bắt vẽ rồng. - Vẽ cóc ghẻ. - Vẽ phượng. - Vẽ gà trụi lông. - Vẽ sóng biển. - Vẽ biển động.

=> Vẽ gió bão, sóng lớn để tiêu diệt bọn vua quan

- Mã Lương không khoan nhượng bọn vua quan, quyết tâm tiêu diệt cái ác.

- Mã Lương kiên quyết đến cùng không đem tài năng phục vụ cho quyền lợi của bọn giai

chính nghĩa. Ngòi bút thần của Mã Lương là ngòi bút đấu tranh cho công lí, lẽ phải, khích lệ lòng lao động sáng tạo của con người. Cây bút thần cũng chính là ước mơ công bằng trong xã hội.

? Em có nhận xét gì về cách kể chuyện của tác giả dân gian qua đoạn truyện Mã Lương dùng bút thần chống lại tên địa chủ và tên vua? Tác dụng của cách kể này?

( HS trao đổi nhận xét)

? Câu chuyện kết thúc ra sao? Cách kết thúc đó gợi cho em suy nghĩ gì?

? Truyện kể này được xây dựng theo trí tưởng tượng rất phong phú và độc đáo của nhân dân. Theo em chi tiết nào trong truyện là lí thú và gợi cảm? Vì sao?

( HS thảo luận, trao đổi – GV nhận xét định hướng)

cấp thống trị.

+ Cách kể chuyện: Tác giả để cho nhân vật trải qua nhiều thử thách từ thất đến cao. Lần thử thách sau khó khăn hơn , phức tạp hơn lần thử thách trước.

+ Tác dụng:

- Phẩm chất của nhân vật ngày càng bộc lộ : Từ chỗ không vẽ gì đến chỗ vẽ ngược ý nhà vua. Từ chỗ trừng trị kẻ ác để thoát thân đến chỗ chủ động tiêu diệt kẻ ác. Mã Lương như người được trao sứ mệnh tiêu diệt kẻ ác , thực hiện công lí.

- Thể hiện sự thông minh, mưu trí của nhân vật.

* Kết thúc truyện, cây bút thần và Mã Lương được truyền tụng khắp nước – không ai biết Mã Lương đi đâu.

( Kết thúc mờ ảo – gợi một dư âm còn mãi, thuộc về nhân dân).

2, Chi tiết lí thú kì ảo.

- Vẽ cò trắng không mắt, rơi giọt mực chỗ mắt cò, cò mở mắt xoè cánh bay.

=> Các chi tiết này thể hiện tài năng nghệ thuật của mã Lương( vẽ tranh thành thật).. Đồng thời còn thể hiện Mã Lương là hoạ sĩ của nhân dân lao dộng nên vẽ con vật gần gũi với nhân dân.

- Cây bút thần.

? Truyện thể hiện quan niệm gì của nhân dân ta?

Lương. Cây bút thàn chỉ có trong tay Mã Lương mới tạo ra những vật mong muốn. Còn trong tay kẻ ác nó tạo những điều trái ngược.Cây bút thần thực hiện công lí, giúp đỡ người nghèo và trừng trị kẻ ác. Đồng thời thể hiện ước mở về khả năng kì diệu của con người.

3. ý nghĩa của truyện

- Thể hiện quan niệm của nhân dân ta về công lí xã hội về tài năng nghệ thuật, tài năng thuộc về nhân dân, thuộc về chính nghĩa.

- ước mơ về những khả năng kì diệu của con người

IV. Củng cố:- Gọi hs nhắc lại nội dung bài học

- Ước mơ nổi bật của nhân dân lao động trong Cây bút thần là gì?

V. H ướng dẫn học ở nhà:

- Làm bài tập còn lại ở sgk,tóm tắt lại truyện Cây bút thần .

- Chuẩn bị bài mới: Danh từ. đọc trước bài và trả lời câu hỏi ở sgk.

Một phần của tài liệu LUAN VAN TOT NGHIEP DẠY- HỌC TÁC PHẨM VĂN HỌC THEO CÔNG NGHỆ DẠY HỌC HIỆN ĐẠI (Trang 25 -30 )

×