Tính chất hóa học của Cr

Một phần của tài liệu thuốc thử hữu cơ với một số ion kim loại (Trang 65 - 68)

Số 24

Cấu hình [Ar]3d54s1

Phân loại kim loại Kim loại chuyển tiếp Nhóm, Chu kỳ, Khối ,6,4, d

Khối lượng riêng 7.150 kg/m³

Độ cứng 8,5

Bề ngoài Kim loại màu trắng bạc Khối lượng nguyên tử 51,9961(6) đ.v.C

Bán kính nguyên tử(calc.) 140 (166) pm

Bán kính cộng hoá trị 127 pm

 Crôm có thể tồn tại trạng thái số oxy hóa II,III, VI nên dễ dàng tách nó khỏi các nguyên tố cản. Ví dụ như: oxy hóa bằng H2O2 hoặc brôm, Cr(III) đến Cr(VI) trong dung dịch natri hydroxyt và sau đó lọc thì có thể tách nhiều kim loại khỏi crôm. Việc tách tiếp theo (ví dụ dung dịch Natri hydroxyt và natri cacbonat dễ tạo Cr(OH)3 không tan. Nếu như crôm tồn tại ở lượng không đáng kể thì có thể kết nó với hydroxyt sắt ba.

 CrO3, CrO42- (đều là những chất oxy hóa mạnh) và CrO2Cl2 bay hơi đều là những hợp chất của Cr(VI). Để xác định trực tiếp crôm người ta sử dụng tính hấp thụ của CrO42-

trong dung dịch kiềm ở 366nm. Phản ứng giữa Cr(VI) và Cis-diphenylcacbazit trong môi trường axit là phản ứng nhạy nhất để xác định crôm nhưng bản chất của cation màu tím tạo thành bị chiết bằng các dung môi hữu cơ còn chứa được nghiên cứu..

 Ngoài những hợp chất của Cr(VI) có cấu hình tứ diện, phần lớn những

phức của crôm có cấu tạo bát diện và trong trường hợp của Cr(II) cấu hình bị biến dạng do hiệu ứng Jahn-Teller. Những hợp chất của Cr(II) (d4) thu được khi khử những hợp chất của Cr(III) (bằng Zn). Nhưng hợp chất này dễ bị oxy hóa đến Cr(III) ví dụ như bằng oxy của không khí. Sự ổn định hóa bởi trường phối tử tạo điều kiện thuận lợi cho sự tạo phức với những phôi tử như α,α’ dipyridin, etylendiami, ion tioxyanat và xyanua.

Một phần của tài liệu thuốc thử hữu cơ với một số ion kim loại (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(109 trang)