Toyota và nhà cung cấp

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế đối ngoại tập đoàn toyota (Trang 36)

Toyota thuở ban đầu chỉ là một công ty nhỏ ở Nhật, thiếu vốn và quy mô thị trường để cho phép nó sở hữu thị trường cung cấp linh kiện cho mình. Do vậy, Toyota buộc phải lựa chọn các nhà cung cấp bên ngoài, không chỉ có những linh kiện phức tạp như hệ thống bơm xăng, hệ thống phanh mà cả những linh kiện rất cơ bản như lá thép, đinh ốc, vải bọc đệm cho ghế. Điều đó mở ra khả năng chèn ép nhau rất lớn giữa các đối tác trong quan hệ hợp đồng. Nếu không lọai trừ được nguy cơ tiềm ẩn này, Toyota không thể trở thành một người khổng lồ trên thị trường xe hơi như hiện nay Hiện nay, Toyota đã lựa chọn một giải pháp rất đơn giản và hiệu quả để lọai trừ vấn đề chèn ép. Với bất kỳ linh kiện nào, Toyota cũng đặt hàng từ nhiều nhà cung cấp. Cái mất có thể là tính hiệu quả về quy mô: phí tổn

trang bị lại máy móc để sản xuất ra một linh kiện mới bị tăng gấp đôi, nếu có hai nhà cung cấp cùng một loại linh kiện. Cái được là Toyota tránh cho mình khỏi bị ép giá thông qua đấu thầu cạnh tranh giữa nhiều nhà cung cấp khác nhau. Cụ thể là nếu môt nhà cung cấp thành công trong việc giảm giá thành hoặc tăng chất lượng sản phẩm, thì điều đó tạo ra sức ép kiểm tra mức độ nổ lực của các nhà cung ứng khác và ngược lại. Mỗi một nhà cung ứng linh kiện cho Toyota cũng đồng thời là bạn hàng của các nhà sản xuất ô tô khác như Honda hay Nissan. Kết cục là rủi ro ép giá từ cả hai phía tham dự hợp đồng bị lọai bỏ.

Một lợi ích cơ bản nữa của việc đa dạng nguồn cung ứng và tiêu thụ là tri thức công nghệ lan truyền nhanh và rộng khắp trong toàn ngành công nghiệp.Các nhà cung ứng của Toyota phải giao hàng đến một khu vực đệm gần nhà máy, để rồi từ đó các bộ phận được đưa thẳng đến dây chuyền sản xuất khi cần thiết. Ở Toyota, tất cả các dịch vụ giao hàng như vậy diễn ra cứ 2 tiếng một lần với độ tin cậy trên 99%. Để thực hiện được điều đó, Toyota phối hợp cùng các nhà cung ứng thực hiện chương trình đào tạo được bắt đầu với việc đảm bảo rằng các lái xe sẽ quan tâm đến chăm sóc đến hàng hóa trên xe, điều hòa thói quen lái xe ẩu và đeo dây an toàn. Thỉnh thỏang các xe tải sẽ bị theo dõi để đảm bảo rằng các tiêu chuẩn được đáp ứng. từ đó tạo nên một dịch vụ cung ứng đáng tin cậy đáp ứng được các tiêu chuẩn do Toyota đề ra.

Toyota cũng đề ra nhiều chính sách hỗ trợ đối với các nhà cung ứng của mình:

Giúp đỡ các nhà cung ứng cạnh tranh: Toyota cam kết giúp đỡ các nhà cung ứng tăng khả năng cạnh tranh trong thị trường xe hơi. Sự cam kết này củng cố chính sách của Toyota trong việc trao dồi một mối quan hệ vững chắc, lâu dài. Tạo lợi nhuận cho nhau dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau. Quá trình đó diễn ra thông qua hai chương trình:

Chính sách thu mua hàng năm: Toyota đánh giá cao mối quan hệ hợp tác giữa hai bên và thể hiện những mong muốn của mình với các nhà cung ứng. Những mong muốn đó liên quan trực tiếp đến mục tiêu lâu dài của Toyota.

Hệ thống cung ứng: đôi khi, những nhà cung ứng phải đối mặt với những thách thức, khó khăn trong việc nổ lực nhằm đáp ứng những mong đợi của

đối tác. Toyota gửi các chuyên gia đến hỗ trợ các nhà cung ứng trong việc hoạch định và thực thi những cải tiến cần thiết.

Bên cạnh đó Toyota cũng đề ra những tiêu chí khá khắt khe đối với các nhà cung ứng :

Giữ mối quan hệ lâu dài và ổn định với một số nhà cung ứng

Đàm phán trên cơ sở cam kết lâu dài về việc cải tiến chất lượng và năng suất lao động

Chú trọng đến khả năng cung ứng của các suppliers: khả năng cải tiến liên tục, công nghệ quy trình/ sản phẩm, mô hình về khả năng cung ứng.

Chú trọng việc lựa chọn nhà cung ứng trên cơ sở mức độ trách nhiệm của họ. Ví dụ: nó mất khoảng từ 3-5 năm để đánh giá 1 nhà cung ứng mới trước khi kí kết hợp đồng với họ.

Toyota hiểu rõ cấu trúc chi phí của các nhà cung ứng nên nó chỉ chấp nhận mức giá có liên quan đến chi phí cung ứng mà ở đó nhà cung ứng vẫn có lợi nhuận.

Toyota luôn muốn có nhiều đối tác nên nó sẵn sàng hỗ trợ cho suppliers nào đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và phân phối.

Nó cũng rất quan tâm đến việc giải quyết các vấn đề phát sinh với các nhà cung ứng để đảm bảo không lặp lại sai lầm lần 2.

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế đối ngoại tập đoàn toyota (Trang 36)