IV-/ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM ĐỔI MỚI VÀ TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC TA HIỆN NAY.

Một phần của tài liệu "Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay (Trang 27 - 36)

KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC TA HIỆN NAY.

Bài học kinh nghiệm quan trọng đầu tiên đối với nước ta trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa không phải hạ thấp mà là tăng cường hơn nữa, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý kinh tế xã hội của Nhà nước.

Để cơ bản nhằm đổi mới và tăng cường vai trò của Nhà nước ta trong nền kinh tế thị trường cần chú ý đến một số biện pháp sau:

Tiếp tục rà soát, sửa đổi bổ sung và xây dựng mới các văn bản pháp luật cho phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới. Phấn đấu trong vài năm tới có đủ các đạo luật để điểu chính các lĩnh vực về hoạt động kinh tế và quản lý kinh tế và quản lý hành chính Nhà nước. Yêu cầu quan trọng đầu tiên của các văn bản pháp luật là phải thể chế hoá đúng đường lối quan điểm của Đảng, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa. Các chế định pháp lý phải phù hợp với yêu cầu thực tế của cuộc sống, phải dựa trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm thực tiễn Việt Nam. Hệ thống pháp luật cần được bổ sung và hoàn thiện trên các lĩnh vực sau đây:

Trong việc sử dụng, chuyển nhượng, cho thuê đất thị trường bất động sản, thị trường vốn, thị trường chứng khoán, mua bán các giấy tờ có giá, công ty tài chính, chế độ kế toán, kiểm toán và báo cáo tài chính công khai bắt buộc.

Bổ sung điều chỉnh bộ luật thuế, tránh chồng chéo, phân tán theo hướng mở rộng diện thu thuế nhưng giảm mức thu nhằm khuyến khích tính tích cực, tự giác, đóng góp của người sản xuất kinh doanh.

Khuyến khích đầu tư trong nước, nhất là khu vực sản xuất nhỏ rộng lớn, sửa đổi bổ sung luật công ty, luật doanh nghiệp tư nhân, luật kiểm soát độc quyền và cạnh tranh.

Xây dựng bộ luật thương mại, luật ngân sách, luật hành chính Nhà nước, các hiệp định đa phương và song phương, bảo vệ lợi ích của đất nước và doanh nhân Việt Nam trong quan hệ hợp tác quốc tế.

Nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật hoàn thiện hệ thống các cơ quan thi hành pháp luật, xây dựng Nhà nước pháp quyền và quản lý kinh tế bằng pháp luật.

Xác định rõ thẩm quyền trách nhiệm cá nhân nhất là những người lãnh đạo chủ chốt trong mỗi cơ quan tổ chức đối với việc thực hiện pháp luật trong phạm vi cơ quan tổ chức của mình.

* Cải cách hành chính gắn liền với đổi mới kinh tế.

Đây là một nhân tố quyết định đảm bảo kinh tế tăng trưởng nhanh, ổn định và bền vững ở nước ta. Nhà nước muốn phát huy thành công vai trò của mình trong phát triển kinh tế cần có những điều kiện nhất định, trong đó then chốt là phải có một hệ thống hành chính hành động có hiệu quả, có đủ năng lực để chế định và thực hiện chính sách trên cơ sở những căn cứ khoa học.

Cải cách hành chính nhằm tổ chức lại cơ bản nền hành chính Nhà nước phù hợp với nền kinh tế thị trường và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải được tiến hành đồng bộ trên các mặt: Cải cách thể chế hành chính, tổ chức bộ

máy, xây dựng đào tạo đội ngũ công chức hành chính cải cách thủ tục hành chính.

Cải cách hành chính phải kết hợp chặt chẽ với quá trình đổi mới hoạt động lập pháp, cải cách tư pháp và có quan hệ mật thiết với đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị, hoàn thiện cơ chế: Đảng lãnh đạo - Nhân dân làm chủ - Nhà nước quản lý.

Cải cách hành chính phải phục vụ đắc lực cải cách kinh tế, giải phóng mọi năng lực xã hội phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Những thành tựu cải cách trong những năm qua đã làm thay đổi cơ bản cơ cấu và cơ chế quản lý kinh tế, tạo cho đất nước ta một sinh lực phát triển mới. Những thay đổi đó trở thành nhân tố đòi hỏi cấp bách phải cải cách hành chính, khắc phục sự bất cập của nền kinh tế so với cải cách kinh tế.

Trong mối quan hệ với cải cách kinh tế, cải cách hành chính nhằm bảo đảm xây dựng một thể chế và một mô hình kinh tế thích hợp với nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, quá trình thực hiện cải cách phải giải phóng được mọi năng lực xã hội, tạo ra được nguồn lực phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, đưa đất nước nhanh chóng hoà nhập với các nước trong khu vực và cộng đồng thế giới trong những thập niên tới.

Về cải cách thể chế hành chính: Tập trung vào việc rà soát, xây dựng hoàn thiện thể chế để quản lý xã hội theo pháp luật, phục vụ lợi ích của nhân dân, đồng thời bảo đảm cho thể chế quản lý phù hợp với sự chuyển đổi nền kinh tế theo cơ chế thị trường, tạo sự thích ứng trong quan hệ đối ngoại, phù hợp với pháp luật tập quán và thông lệ quốc tế.

Về tổ chức bộ máy: Chấn chỉnh cơ cấu tổ chức, quy chế hoạt động và cơ chế vận hành của bộ máy hành chính các cấp. Định rõ bậc và mối quan hệ thứ bậc trong bộ máy hành chính. Vận dụng đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, phù hợp với đặc điểm hệ thống hành chính, gắn với nguyên tắc quản lý theo ngành và theo lãnh thổ nhằm đảm bảo sự điều hành tập trung thống nhất có kỷ luật cao từ Chính phủ đến chính quyền địa phương, cơ sở, đồng thời phát huy tính chủ động năng động của địa phương cơ sở.

Bộ máy của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường cần được tổ chức lại theo hướng xoá bỏ dần các cán bộ chuyên sâu, tổ chức các bộ phận thực hiện chức năng quản lý đa ngành giảm bớt đầu mối thuộc Chính phủ. Đối với các cán bộ, cần xác định rõ chức năng, thẩm quyền của mỗi bộ trong Chính phủ, tổ chức hợp lý cơ cấu các đơn vị thuộc Bộ, tăng cường vai trò quản lý Nhà nước của bộ

xuyên suốt từ trung ương đến cơ sở, đề cao trách nhiệm của Bộ trưởng trong quản lý hành chính Nhà nước.

Để xây dựng một nền hành chính trong sạch, hiệu quả, cần phải thành lập đồng bộ hệ thống tài phán hành chính nhằm nâng cao năng lực đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, trước mắt tập trung vào cải cách thủ tục hành chính nhằm giảm bớt sự phiền hà đối với công dân và các tổ chức, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế đất nước và mở rộng quan hệ quốc tế.

Về đội ngũ công chức hành chính: Sớm xây dựng chế độ công cụ mới nhằm quản lý và phát triển nguồn nhân lực thuộc bộ máy Nhà nước, chế độ công cụ mới phải bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, để mọi công dân có đủ điều kiện, đều có cơ hội được tuyển vào làm việc trong cơ quan Nhà nước, quy định trách nhiệm, quyền hạn nghĩa vụ và quyền lợi của công chức, xây dựng và từng bước thực hiện tiêu chuẩn hoá công chức nhằm phát triển và sử dụng nhân tài vào khu vực Nhà nước. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ năng lực phẩm chất và tận tuỵ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, đồng thời trả lương tương xứng với kết quả lao động của công chức, bảo đảm tái sản xuất mở rộng sức lao động.

Để quản lý nguồn nhân lực, phải phân cấp quản lý công chức định rõ trách nhiệm quyền hạn của Chính phủ, Bộ trưởng, các cấp hành chính và các cấp công sở trong quản lý đội ngũ công chức. Nội dung cấp bách của xây dựng chế độ công cụ mới hiện nay là khẩn trương quy hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ công chức, nâng cao năng lực quản lý và kỹ năng hành chính, nhanh chóng khắc phục sự bất cập hiện nay của đội ngũ công chức Nhà nước.

Tóm lại, chiến lược cải cách hành chính phải lấy sự phát triển liên tục tốc độ cao của kinh tế làm định hướng chiến lược và mục tiêu. Việc thực hiện cải cách hành chính nâng cao hiệu lực, hiệu quả nền hành chính quốc gia phải được xem là nhân tố quyết định cho sự tăng trưởng kinh tế.

* Xác định mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội nước ta và bối cảnh quốc tế hiện nay.

Bối cảnh quốc tế hiện nay đang đứng trước những diễn biến mới. Xu thế thương mại hoá toàn cầu cùng với xu thế hoà bình, ổn định, cải cách và chuyển dịch cơ cấu để phát triển... đang là sự lựa chọn của các quốc gia, để tồn tại và phát triển. Cạnh tranh kinh tế quốc tế ngày càng ác liệt toàn diện để tìm kiếm thị trường nguồn nguyên liệu, vốn đầu tư, khoa học công nghệ, chất xám... Quá trình cạnh tranh trên thị trường quốc tế đang làm nảy sinh những yêu cầu mới về hợp tác đồng thời cũng gây ra những xung đột vì lợi ích dân tộc và khu vực kinh

tế trên thế giới. Bối cảnh đó tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội nước ta, tạo ra những cơ hội và những thách thức mới.

Tháng 6/1991. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội Việt Nam đến năm 2000. Mục tiêu khái quát của chiến lược đó là đưa Việt Nam ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội, phấn đấu vượt qua nước nghèo và kém phát triển, cải thiện đời sống nhân dân, củng cố quốc phòng an ninh, tạo điều kiện cho đất nước phát triển nhanh hơn vào đầu thế kỷ XX.

Xuất phát từ tình hình thực hiện công cuộc đổi mới trong những năm qua cũng như những cơ hội và thách thức trong giai đoạn mới để thực hiện được những mục tiêu của "chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000" trong những năm tới ta phải:

Phát huy những thành tựu đã đạt được, ra sức phấn đấu tranh thủ thời cơ, đẩy lùi nguy cơ, đưa đất nước vào thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy tới một bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo ra những cơ sở vật chất và nguồn lực cho bước phát triển nhanh và bền vững về kinh tế chặn đứng tiến tới đẩy lùi tiêu cực, bất công xã hội, xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, củng cố quốc phòng và an ninh giữ vững ổn định chính trị - xã hội. Phấn đấu thực hiện vượt mức các mục tiêu mà "chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000" đã xác định đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nước nghèo và lạc hậu, tạo đà mạnh mẽ để phát triển nhanh và bền vững vào những năm đầu của thế kỷ XXI.

Về mặt kinh tế: tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm từ 9-10%.

Ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát ở mức 10% - 15%, tích cực huy động các nguồn vốn: mỗi năm huy động được 6 - 7 USD. Tăng nhanh xuất khẩu 2 - 2,5 lần.

Để có cơ sở đề ra các chính sách đúng và chỉ đạo có hiệu quả, cần tiếp tục cụ thể hoá mô hình phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm thực hiện mục đích tăng trưởng cao và bền vững một số lĩnh vực sau:

Một là, quan hệ giữa các định hướng phát triển dựa vào việc xuất khẩu tài

nguyên thô hoặc sơ chế dựa vào các nguồn lực bên trong, tự lực cánh sinh và thay thế nhập khẩu ... với các yếu tố bên ngoài.

Hai là, quan hệ giữa tập trung vào những ngành và những vùng trọng điểm

đồng thời phát triển các vùng trong cả nước, trong giai đoạn trước mắt cần ưu tiên ngành và vùng trọng điểm nhằm đạt hiệu quả đầu tư cao và thu hồi vốn nhanh.

Ba là, Quan hệ giữa xây dựng các công trình quy mô lớn, quy mô vừa và

nhỏ, trong điều kiện tổng số vốn có hạn.

Bốn là, quan hệ phát triển công nghệ tiên tiến và công nghệ trung gian, xử

lý thoả đáng những vấn đề sở hữu trí tuệ, vai trò của thông tin, quản lý và chất xám trong nền kinh tế hiện đại.

Năm là, trong chiến lược phát triển ngành cần tập trung chú ý đến nông

nghiệp trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá đất nước. Kinh nghiệm của các nước ASEAN và nhiều nước chứng tỏ nông nghiệp có vị trí rất quan trọng trong việc ổn định đời sống nhân dân.

Sáu là, đi đôi với việc xác định chiến lược lâu dài, Nhà nước phải xây dựng

chương trình kế hoạch cho từng thời kỳ. Nội dung của kế hoạch và phương thức, kế hoạch hoá của Nhà nước trong mô hình kinh tế mới được tổ chức theo hướng:

- Kế hoạch hoá mang tính định hướng.

- Kế hoạch hoá không phải chỉ giao chỉ tiêu để thực hiện mà còn là điều phối sự thực hiện theo dự án.

* Tăng trưởng kinh tế và điều kiện đảm bảo tăng trưởng cao, bền vững: Trên cơ sở những mục tiêu chiến lược tổng quát trên đây trong những năm trước mắt vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu để chống tụt hậu xa là đảm bảo tốc độc tăng trưởng kinh tế cao và ổn định. Yêu cầu chống tụt hậu xa phải giải quyết vấn đề khó khăn phúc tạp này. Phải có một chiến lược tăng trưởng đúng đắn đảm bảo tăng trưởng cao và ổn định trong một thời gian dài. Hiện nay bình quân GDP theo đầu người của Việt Nam khoảng 230 USD theo số liệu của liên hiệp quốc thì Việt Nam đang là một trong các nước nghèo nhất thế giới. Vì vậy trong bước đầu tiên của quá trình tăng trưởng và phát triển, phải đưa đất nước thoát ra khỏi danh sách các nước nghèo. Để thực hiện được nhiệm vụ này, trước hết Việt Nam cần phải có chiến lược tăng trưởng năng động sáng tạo, hợp với điều kiện Việt Nam trong điều kiện phát triển sôi động của thế giới hiện nay.

+ Về vốn: Muốn có tốc độ tăng trưởng cao trong điều kiện nước ta đòi hỏi phải có một nguồn vốn lớn. Theo nhiều công trình nghiên cứu, dự kiến giai đoạn 1996 - 2000 nền kinh tế nước ta cần có số lượng từ 45 - 50 tỷ USD.

Để có được lượng vốn đó phải dựa vào hai nguồn vốn trong nước và nước ngoài. Thực tế Việt Nam trong những năm qua cho thấy việc huy động vốn nước ngoài bao gồm FDI và ODA đều rất khó khăn. Chính vì vậy trong những năm tới chủ trương của Đảng ta đề ra là vốn trong nước là quyết định, vốn nước ngoài là quan trọng.

Đối với vốn đầu tư: Trong nước trước hết việc huy động vốn đầu tư phải gắn liền với chính sách thực hành tiết kiệm của dân cư và doanh nghiệp vào đầu tư. Tỷ lệ tiết kiệm trong GDP ở Việt Nam rất thấp khoảng 10-12% GDP, để có nguồn vốn đầu tư trong nước cần phải:

- Có chính sách tiết kiệm trong cả nước, coi tiết kiệm là quốc sách. Thực hiện tiết kiệm cả trong sản xuất và tiêu dùng. Thực hiện tiết kiệm cả trong sản xuất và tiêu dùng khuyến khích tiêu dùng phù hợp với khả năng của nền kinh tế. Phải sử dụng cả biện pháp kinh tế lẫn giáo dục chính trị tạo ra tâm lý tiết kiệm trong toàn dân chính sách tiết kiệm phải bảo đảm:

Thứ nhất, huy động được lượng tiền tiết kiệm của dân cư đưa vào ngân

hàng và đầu tư phát triển. Để có thể huy động và sử dụng các nguồn vốn vào đầu tư cần phải:

+ Đảm bảo lãi suất tiền gửi phải cao hơn tỷ lệ lạm phát.

Một phần của tài liệu "Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay (Trang 27 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w