XÁC ĐỊNH ĐỘ TIÊU HÓA CỦA CÁ TRẮM ĐEN ĐỐI VỚI NGUYÊN LIỆU BỘT NGÔ

Một phần của tài liệu xác định độ tiêu hóa của bột ngô sử dụng làm thức ăn cho cá trắm đen (mylopharyngondon piceus) (Trang 31 - 35)

- Phân tích oxit crom bằng phương pháp so màu

KẾT QUẢ – THẢO LUẬN 4.1 THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA BỘT NGÔ

4.3. XÁC ĐỊNH ĐỘ TIÊU HÓA CỦA CÁ TRẮM ĐEN ĐỐI VỚI NGUYÊN LIỆU BỘT NGÔ

LIỆU BỘT NGÔ

Ðể đánh giá giá trị dinh dưỡng của nguyên liệu cần phải xác định được thành phần hóa học và khả năng tiêu hóa các chất dinh dưỡng của cá đối với nguồn nguyên liệu đó. Khả năng tiêu hóa của cá đối với nguyên liệu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: loài cá, các điều kiện tiến hành thí nghiệm và đặc biệt phụ thuộc vào phương pháp thu phân sử dụng trong nghiên cứu,… (Glencross và ctv, 2007; Hiền,2009)

Nghiên cứu độ tiêu hóa của đối tượng nuôi đối với các loại nguyên liệu khác nhau dùng để phối trộn trong thức ăn là bước quan trọng đầu tiên trong sản xuất thức ăn thủy sản (De Silva và Anderson, 1995). Nhờ đó mà người sản xuất có thể dễ dàng lựa chọn những nguyên liệu tốt với giá thành thấp, khả năng tiêu hóa của vật nuôi cao giúp làm giảm chất thải ra môi trường.

Trên thế giới, độ tiêu hóa nguyên liệu được nghiên cứu nhiều trên các đối tượng cá hồi vân, cá nheo Mỹ, cá rô phi. Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc xác định độ tiêu hóa các nguyên liệu rất ít, mới chỉ có một số nghiên cứu xác định độ tiêu hóa một số nguyên liệu trên cá tra, cá chép.

Bảng 4.3 chỉ ra rằng không có sự khác nhau về độ tiêu hóa dưỡng chất giữa hai loại thức ăn thí nghiệm (P>0,05).

Thức ăn đối chứng có khả năng tiêu hóa VCK là 87,78%; protein là 59,93 (%) và khoáng là 55,77%, thấp hơn so với ở thức ăn bột ngô (89,74%, VCK; 63,40%, protein và 57,47% khoáng). Trong khi đó giá trị tiêu hóa lipid ở thức ăn bột ngô (58,61%) lại thấp hơn so với ở thức ăn đối chứng (62,76%).

Bảng 4.3. Độ tiêu hóa (%) VCK, protein, lipid và khoáng trong thức ăn đối chứng và thức ăn bột ngô.

Độ tiêu hóa VCK (%) Protein (%) Lipid (%) Khoáng (%)

Thức ăn đối chứng 87,78 59,93 62,76 55,77

Thức ăn bột ngô 89,74 63,40 58,61 57,47

P-value 0,57 0,78 0,71 0,87

Độ tiêu hóa của cá trắm đen đối với nguyên liệu bột ngô

Độ tiêu hóa bột ngô có nguồn gốc từ Thái Nguyên (một tỉnh thuộc miền núi phía Bắc Việt Nam) với các dưỡng chất VCK, protein, lipid và khoáng được thể hiện ở bảng 4.4.

Nhìn chung, cá trắm đen có khả năng tiêu hóa tốt bột ngô - một nguồn nguyên liệu thực vật rất sẵn có và phong phú trong Vùng.

Bảng 4.4: Độ tiêu hóa của cá trắm đen đối với nguyên liệu bột ngô.

Tên VCK (%) Protein (%) Lipid (%) Khoáng (%)

Bột ngô 88,76 71,02 65,75 61,87

Đối với VCK, hệ số tiêu hóa của cá trắm đen là 88,76%, cao so với các số liệu đã được công bố của (Law (1986) trên cá trắm cỏ (64,76%), trên cá rô phi là 82,21% (Guimaraes et al., 2009) và cá tra là 82,00% (Da et al., 2012). Với nguồn nguyên liệu bột ngô có cùng nguồn gốc từ miền núi phía Bắc (Tran Thi

Nang Thu ,2012) đã tiến hành thí nghiệm trên cá trắm cỏ và cho kết quả độ tiêu hóa VCK (88,96%) tương tự như báo cáo này.

Theo NRC (2011), độ tiêu hóa protein là giá trị trung bình của độ tiêu hóa các axit amin và các hợp chất chứa nitơ trong nguyên liệu thức ăn. Trong nghiên cứu này, kết quả độ tiêu hóa protein của cá trắm đen với nguyên liệu bột ngô là 71,02%, thấp hơn so với kết quả của các tác giả thí nghiệm trên họ cá chép, Tran Thi Nang Thu (2012), trên cá trắm cỏ (84,89%) của Degani, G. et al (1997), trên cá chép (81%) Shahzad et al (2006) và trên cá trôi (83,87%). Stone (2003) đã chỉ ra rằng khả năng tiêu hóa protein và năng lượng đối với những nguyên liệu thường dùng trong nuôi trồng thủy sản là tương đối cao ở nhóm cá ăn thực vật, nhóm cá ăn tạp và nhóm cá ăn thịt. Đây cũng là lý do giải thích cho sự khác nhau giữa độ tiêu hóa protein bột ngô ở cá trắm đen trong nghiên cứu này với cá trắm cỏ. Độ tiêu hóa protein trong thí nghiệm là 71,02 % cao hơn so với thí nghiệm của Dạ (2012) tiến hành thí nghiệm trên cá tra (66%) và Halver & Hardy (2002) trên cá nheo Mỹ (60%). Sự khác nhau này có thể do nguồn gốc bột ngô trong các thí nghiệm khác nhau kéo theo sự khác nhau về hàm lượng cacbonhydrate và amino axit.

Lipid là dưỡng chất được tiêu hóa khá triệt để và là nguồn sản sinh năng lượng lớn (Cho et al., 1985). Kirchgessner et al. (1986) đã chỉ ra rằng độ tiêu hóa lipid của họ cá chép đối với các loại nguyên liệu dao động trong khoảng 53 – 90%. Kết quả của nghiên cứu này (độ tiêu hóa lipid, 65,75%) phù hợp với khoảng công bố trên. Tuy nhiên so với nghiên cứu của Tran Thi Nang Thu (2012) trên cá trắm cỏ (độ tiêu hóa lipid, 80,6%) thì kết quả trong thí nghiệm này nhỏ hơn và cũng nhỏ hơn so với độ tiêu hóa lipid trên cá chép (82.01%) của Guimaraes et al. (2009). Nhìn chung cá trắm đen có khả năng tiêu hóa lipd ở nguyên liệu bột ngô thấp.

Độ tiêu hóa chất khoáng trong các nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản thường thấp hơn các độ tiêu hóa chất khô, protein, lipid. Theo các nghiên cứu thì

độ tiêu hóa chất khoáng trên 50% có thể coi là có khả năng tiêu hóa tốt đối với nguyên liệu. Kết quả đề tài cho thấy, độ tiêu hóa khoáng bột ngô đạt 61,87%, chứng tỏ cá trắm đen tiêu hóa chất khoáng của bột ngô tốt.

Phần V

Một phần của tài liệu xác định độ tiêu hóa của bột ngô sử dụng làm thức ăn cho cá trắm đen (mylopharyngondon piceus) (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w