CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂGIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC

Một phần của tài liệu cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn văn sử địa (Trang 43 - 67)

1 .Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống

CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂGIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC

Sở GD & ĐT tỉnh Bắc ninh

Phòng GD & ĐT huyện Lương Tài Trường THCS Trung Kênh

Địa chỉ: Cáp Hạ - Trung Kênh - Lương Tài – Bắc Ninh Điện thoại: 02413868040

Email:

Thông tin về thí sinh

Họ và tên: Trần Thị Hường Ngày tháng năm sinh: Lớp: 9A

1. Tình huống: Bảo tồn thiên nhiên, tài nguyên và môi trường biển đảo.

Vừa qua trên các phương tiện truyền thông em được tuyên truyền về việc cần bảo vệ loài tê giác và một số loài động vật khác vì chúng có nguy cơ tuyệt chủng.Nhưng tại sao chúng có thể tuyệt chủng trong khi cha ông ta lại có câu

nói đất nước ta là nơi: “ Rừng vàng,biển bạc,đất phì nhiêu”.Vậy thực tế thiên nhiên,tài nguyên Việt Nam hiện nay có còn giàu có như trước kia đời cha ông ta hay là thiên nhiên đang kêu cứu?

2. Mục tiêu giải quyết tình huống:

- Bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo và tài nguyên thiên nhiên. - Thấy được sự đa dạng, giàu tiềm năng của tài nguyên biển đảo. - Biển đang có nguy cơ ô nhiễm và tài nguyên thiên nhiên suy giảm.

- Nâng cao ý thức của con người trong việc bảo tồn thiên nhiên và môi trường biển đảo.

- Tích cực tuyên truyền tham gia các hoạt động tập thể, các diễn đàn, hội thảo về tài nguyên môi trường biển đảo.

3. Tổng quan về nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống.

- Môn: Địa Lí. - Môn: Ngữ Văn. - Môn: Sinh Học. - Môn: Công Dân.

4. Những giải pháp để giải quyết tình huống.

- Bảo vệ nguồn động thực vật trên cạn

- Tham gia những cam kết quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường biển đảo: + Điều tra đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển, chuyển hướng khai thác hải sản từ ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.

+ Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đẩy mạnh các trương trình trồng rừng ngập mặn.

+ Bảo vệ san hô ngầm ven biển.

+ Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

+ Phòng chống ô nhiễm bởi các yếu tố hóa học đặc biệt là dầu mỏ. + Xây dựng các khu bảo tồn biển.

- Xây dựng các khu bảo tồn biển, bảo tồn thiên nhiên.

- Tăng cường công tác giáo dục, nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư về biển để khai thác sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường.

- Tích cực tham gia các hoạt động xử lí chất thải, dọn vệ sinh bờ biển. - Đẩy mạnh hợp lí quốc tế về biển.

- Chú trọng giải pháp bảo đảm sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư ven biển.

- Lồng ghép vấn đề ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo trong học tập.

- Tổ chức trồng cây, bảo vệ và chăm sóc cây để cải thiện môi trường sống, giảm nhẹ thiên tai của biển.

5. Thuyết minh giải quyết tình huống.

Việt Nam dải đất hình chữ S thân yêu,nơi có những bãi biển tự nhiên thơ mộng, những cảnh sắc thiên nhiên say đắm lòng người với bốn mùa hoa trái ngát hương ,một hệ sinh thái đa dạng do tạo hóa ưu ái.Nằm ở nơi giao lưu của các luồng sinh vật: bắc xuống,nam lên,đông sang lại ở khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa nên sinh vật nước ta phong phú và đa dạng.Trước hết là sự đa dạng về thành phần loài ,sự đa dạng về gen di truyền,sự đa dạng về kiểu hệ sinh thái sau nữa là sự đa dạng về công dụng của các sản phẩm sinh học. Nước ta có tới 14600 loài thực vật và 11200 loài và phân loài động vật cùng với đó là sự đa dạng về hệ sinh thái ở khắp mọi miền của đất nước như rừng kín thường xanh ở Cúc Phương ,Ba Bể,rừng thưa rụng lá ở TâyNguyên,rừng tre nứa ở Việt Bắc,rừng ôn đới ở núi cao vùng Hoàng Liên Sơn và hàng chục vườn quốc gia là các hệ sinh thái nguyên sinh.Suốt một dải đất ven biển vùng bãi triều cửa sông phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn rộng hơn 3000ha.

Không chỉ trên đất liền mà vùng biển nước ta cũng rất giàu tiềm năng không kém như những gì cha ông ta đã nói: “Rừng vàng ,biển bạc,đất phì (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhiêu”.Biển đảo Việt Nam là một bộ phận của biển Đông với diện tích gần

một triệu km2 và hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ giàu tiềm năng về khoáng sản, du lịch để phát tiển kinh tế đất nước, giao lưu quốc tế với các nước trong

khu vực và trên thế giới. Qua điều tra cho thấy tài nguyên sinh vật biển đảo nước ta phong phú và đa dạng.

Trước hết là sự đa dạng về thành phần loài, sự đa dạng về gen di truyền, đa dạng về kiểu hệ sinh thái và sau nữa là sự đa dạng về công dụng của các sản phẩm sinh học với kết quả đáng chú ý gần 12000 loài sinh vật biển bao gồm cả thực vật và động vật. Hằng năm đem lại nguồn lợi trên 2 triệu tấn trong tổng số hơn 90 triệu tấn hải sản của thế giới: trong đó trên 2000 loài cá, 6000 loài động vật đáy, 653 loài tảo, 5 loài rùa, 12 loài rắn biển. Sự giàu có của sinh vật biển nước ta cúng được nhà thơ Huy Cận ca ngợi qua bìa thơ “ Đoàn thuyền đánh cá”, được sang tác trong một chuyến thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. Từ chuyến công tác này, hồn thơ Huy Cận mới thực sự nảy nở trở lại và dồi dào trong cảm hứng về thiên nhiên đất nước. Tác giả được chứng kiên tận mắt về sự giàu có của biển cả quê hương.

“ Cá nhụ cá chim cùng cá dé Cá song lấp lánh đuốc đèn hồng Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe

Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long”

Thơ ông không chỉ vẽ ra cho người đọc, người nghe hình dung ra được một vùng biển Việt Nam giàu có với hàng ngàn loài cá giàu màu sắc mà nó còn khiến cho con dân của đất nước hình chữ S thêm tự hào về quê hương mình biết ơn người mẹ biển cả hào phóng

“ Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự thuở nào”.

Những loài sinh vật không chỉ tô điểm vào bức tranh thiên nhiên biển cả mà chúng còn có giá trị kinh tế cao như cá, tôm mực, trữ lượng cá đáy, cá nổi khoảng 3 đến 3,5 triệu tấn.

Hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển cũng rất đa dạng. Việt Nam có diện tích rừng ngập mặn đứng thứ hai trên thế giới sau rừng ngập mặn Amazon (Nam Mĩ). Rừng ngập mặn có vai trò to lớn trong việc mở rộng diện tích đất ven biển, bảo vệ đê, hạn chế xói lở, chống gió bõa, chống nạn cát bay. Trong trận song thần ở Nam Á (tháng 12 năm 2004) cho thấy những nơi nào có rừng ngập mặn hay rừng ven biển tươi tốt thì những nơi đó thiệt hại giảm đi rất nhiều. Về mặt kinh tế, rựng ngập mặn là nguồn cung cấp gỗ, chất đót, các sản phẩm cho ngành công nghiệp, dược liệu. Ngoài ra, đây còn là nơi tập trung chủ yếu của nhiều loài côn trùng, chim, bò sát, thú có vú, tôm, cua, cá, … . Tiềm năng khoáng sảng biển nước ta cũng rất đa dạng như:

+ Tài nguyên dầu khí: Tài nguyên dầu khí nước ta phong phú với trữ lượng khoảng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí. Đây là những điều kiện thuận lợi trong công tác tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí.

+ Tài nguyên muối: Độ muối trong nước biển trung bình 32% dến 33% gần bằng độ muối bình quân ở đại dương (35%).

- Ngoài ra còn các khoáng sản khác:

+ Ti tan là một trong những vật liệu quan trọng của kĩ thuật mới: hợp kim Titan được dung để chế tạo tên lửa, máy bay, tàu thủy, tàu ngầm, các thiết bị bền với hó chất, ….

Ở Việt Nam, quặng titan có nhiều trong trong sa khoáng ven biển miền Trung và vùng Núi Chúa ( Thái Nguyên).

+ Đất hiếm được sử dụng nhiều trong các ngành công nghệ cao như công nghệ thực phẩm, y tế, gốm sứ, máy tính, nam châm, pin, … Dù là tài nguyên quí nhưng trong đất hiếm chứa nhiều nguyên tố độc hịa, có tính phóng xạ. Vì thế, nếu khai thác không đúng kĩ thuật sẽ gây ô nhiễm môi trường. + Cát thủy tinh: Phân phối nhiều nơi như Vân Hải (Quảng Ninh) Quảng Bình, Quảng Ngãi,… với trữ lượng lớn, chất lượng tốt, có ý nghĩa kinh tế

đánh bắt, nuôi trồng thủy sản từ giao thông vận tải biển, khai thác đàu khí, … đề được khai thải trực tiếp ra biển. Trong đó ngoài các chất thải từ các hoạt động ven biểncòn có các chất thải từ trong đất liền.

- Du lịch là tài nguyên quan trọng với 125 bãi biển, bãi cát bằng phẳng, độ dốc trung bình đủ điều kiện để khai thác phục vụ hoạt động du lịch. Các bãi biển phân bố chạy suốt từ Bắc vào Nam. Từ Móng Cái đến Hà Tiên có nhiều bãi tắm đẹp như: Trà Cổ, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Đá Nhảy, Nhật Lệ, Thuận An, Cảnh Dương. Lăng Cô, Non Nước, Mĩ Khê, Sa huỳnh, Qui NHơn, Phú Quốc, … . Các tiềm năng khác: thủy triều, gió biển là nguồn năng lượng vô tận.

- Giao thông vận tải ngày càng trở lên quan trọng: Nằm trên đường hàng hải quốc tế, giao thông đường biển của nước ta phát triển rất sớm. Hiện nay nước ta có 49 cảng được xếp loại và 166 bến cảng. Các cảng và cụm cảng quan trọng là: Hải Phòng, Cái Lân, Đà Nẵng, Liên Chiểu, Sài Gòn, Vũng Tàu, … . Ở miền Bắc, lớn nhất hiện nay là cảng Caí Lân, Cửa Ông, …. Tuy hiện nay trước sức ép của tốc độ gia tăng dân số ngày càng nhanh nhu cầu phát triển kinh tế ngày càng cao trong bối cảnh tài nguyên đất nước ngày càng kiệt quệ do nạn chặt phá rừng. Thì tỉ lệ che phủ của rừng là rất thấp, hiện nay chỉ chiếm khoảng 33% đến 35% diện tích đất tự nhiên,có tới 10 triệu ha đất trống,đồi trọc do bị mất rừng

. Chất lượng rừng giảm sút nghiêm trọng những loài cây to gỗ tốt như đinh ,lim,sến ,táu ,sao ,trắc mun ,gụ,giáng hương ….đã cạn kiệt. Song song với việc phá rừng của con người đã hủy diệt nhiều loài động vật quí hiếm. Tổng số loài động vật hoang dã đang bị đe dọa đã lên đến 857 loài, gồm 407 loài động vật và 450 loài thực vật. Trong phần động vật nếu như mức độ bị đe dọa cao nhất trong sách đỏ Việt Nam. Năm 1992, chỉ ở mức nguy cấp thì năm 2004 đã có 6 loài bị tuyệt chủng trên lãnh thổ Việt Nam. Số loài ở mức

nguy cấp là 149 tăng nhiều so với 71 loài trong sách đỏ Việt Nam năm 1992. Có 46 loài được xếp ở mức rất nguy cấp, có 9 loài động vật trước kia chỉ nằm trong tình trạng đe dọa nhưng đến nay xem như đã tuyệt chủng là: tê giác 2 sừng, bò xám, heo vòi, cầy dái cá, các chép gối, hươu sao,…

Nối tiếp những hành động tàn phá và hủy diệt thiên nhiên trên đất liền thì cùng với nó nguồn lợi hải sản cũng giảm đáng kể, nhiều loài hải sản có nguy cơ tuyệt chủng: cá mòi, cá cháy…do việc đánh bắt gần bờ bằng các phương tiện có tính hủy diệt như thuốc nổ, hóa chất độc hại.Các hành động đánh bắt và khai thác đó cùng với nguồn chất thải được đổ ra biển ngày càng nhiều khiến cho Ô nhiễm môi trường có xu hướng tăng làm cho chất lượng của nhiều vùng nước biển bị giảm sút, nhất là các vùng cảng biển và vùng cửa sông làm suy giảm các nguồn tài nguyên sinh vật biển , ảnh hưởng xấu đến chất lượng các khu du lịch biển. Môi trường biển đảo bị ô nhiễm và hủy hoại là do các nguyên nhân: hiện tượng biển tiến , biển lùi; bão biển ,nước dâng; tràn dầu tự nhiên; sóng thần…Ngoài ra còn một số nguyên nhân do con người tạo ra: các chất thải công nghiệp, sinh hoạt đổ thẳng ra biển, các chất thải từ tàu, thuyền và các công trình xây dựng trên biển,ô nhiễm không khí, sự triệt phá rừng ngập mặn làm xấu đi hình ảnh Việt Nam với những bãi biển xanh mát nắng vàng.

Qua những vấn đề trên cho ta thấy hiện nay thiên nhiên, tài nguyên môi trường biển đảo ngày càng suy giảm và ô nhiễm ngiêm trọng. Để giải quyết các vấn đề này cần tuyên truyền cho mọi người là cần phỉa bảo vệ thiên nhiên, sự đa dạng của giới động vật, thực vật, môi trường biển đảo, góp phần bảo vệ một cuộc sống tốt đẹp hơn, một tương lai phát triển bền vững cho thế hệ mai sau.

Bảo vệ môi trường biển đảo và tài nguyên thiên nhiên là trách nhiệm của mọi người dân trong cộng đồng. Thày và trò trường THCS Trung Kênh cần tích cực tham gia vào công cuộc đó bằng những hành động thiết thực:

+ Tham gia vào việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng động địa phương về bảo vệ môi trường biển đảo.

+ Thường xuyên và tích cực tham gia các hoạt động xử lí chất thải, dọn vệ sinh, làm đẹp cảnh quan, môi trường mình đang cư trú, sinh sống và học tập. + Tổ chức trồng cây, bảo vệ và chăm sóc cây để cải thiện môi trường sống và làm đẹp cảnh quan, có chấm điểm thi đua, quản lí chắt chẽ, có hiệu quả cụ thể.

+ Tích cực tham gia các hoạt động khắc phục và giảm nhẹ các thiệt hại do thiên tai gây ra tại trường và địa phương.

6. Ý nghĩa của việc giải quyết tinh huống.

Tình huống được giải quyết sẽ góp phần nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ thiên nhiên môi trường biển đảo, giữ gìn sự đa dạng của giới động thực vật góp phần gìn giữ cuộc sống tươi đẹp bền vững.

Họ và tên: Nguyễn Thị Thùy Linh Lớp: 9A (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.Tên tình huống : Bảo vệ môi trường

Hai tuần trước, em được xem trên ti vi chương trình về: Môi trường của các làng nghề thủ công nghiệp và em thấy rằng môi trường của các làng nghề này bị ô nhiễm nghiêm trọng và kèm theo nó là cuộc sống ngột ngạt của người dân với bao thứ bệnh về đường hô hấp.Điều đó cho em thấy được môi trường sống quanh ta quan trọng như thế nào nếu như nó bị ô nhiễm.

2.Mục tiêu giải quyết tình huống : - Bảo vệ môi trường xanh- sạch- đẹp - Giúp bảo vệ sức khỏe con người - Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

- Tích cực tuyên truyền tham gia các hoạt động tập thể về bảo vệ môi trường

3. Tổng quan về nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết các tình huống

:

- Môn Địa lí - Môn Hóa học - Môn Sinh học - Môn Ngữ văn

4. Giải pháp giải quyết tình huống :

- Trồng nhiều cây xanh , bảo vệ rừng .

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của mọi người về tác hại của việc môi trường bị ô nhiễm

- Giáo dục người dân không vứt rác bừa bãi .

- Xử lí chất thải công nghiệp trước khi cho ra môi trường .

5. Thuyết minh giải quyết tình huống :

Thế kỉ 21, đất nước Việt Nam của chúng ta đang từng bước phát triển thành nước công nghiệp hóa - hiện đại hóa .Với hàng loạt các khu công nghiệp , xí nghiệp nhà máy được hình thành quanh các bờ mương , con sông ngoại ô thành phố . Người dân tập trung đông đúc ở các khu công nghiệp , khu đô thị để sinh sống và ống khói của các nhà máy nghi ngút phả vào không trung,cùng với nó là hàng trăm tấn rác thải mỗi ngày đổ vào môi trường điều đó đã khiến cho môi trường bị ô nhiễm nặng nề .Đây là một trong những vấn đề nóng bỏng , gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện nay . Vấn đề này ngày càng trầm trọng , đe dọa trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững , sự tồn tại phát triển của thế hệ hiện tại và tương lai .Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa hiện nay không chỉ là nhiệm vụ riêng của các cấp cơ quan ,lãnh đạo mà là nhiệm vụ trách nhiệm chung của toàn xã hội

Một phần của tài liệu cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn văn sử địa (Trang 43 - 67)