Những kiến nghị đề xuất để tăng cường những thành công và hạn chế thất bại:

Một phần của tài liệu con người và nguồn lực con người trên các phương diện (Trang 26 - 31)

chế thất bại:

Trước hết ta cần phải phát huy những thành tựu đã đạt được. Vấn đề con người và nguồn lực con người ngày nay đã được xem xét và nhìn nhận một cách đúng đắn. Trong điều kiện cách mạng khoa học công nghệ phát triển như vũ bão đòi hỏi đối với nguồn nhân lực vừa cao hơn vừa đa dạng hơn và khắt khe hơn. Thời đạo ngày nay là thời đại cạnh tranh quyết liệt về khoa học công nghệ. Sự ra nhập các tổ chức quốc tế và khu vực của Việt Nam đã tạo ra môi trường và điều kiện thuận lợi hơn để đội ngũ khoa học rèn luyện, cống hiến và trưởng thành. Bởi vậy hơn bao giờ hết chúng ta phải quan tâm nâng cao số lượng và chất lượng đội ngũ trí thức phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hóa. Mở rộng quy mô đào tạo đại học và sau đại học. Tuy nhiên đào tạo phải căn cứ vào nhu cầu của từng ngành, nghề và địa phương, tránh tình trạng như những năm qua số người được đào tạo không làm đúng nghề nghiệp của mình rất nhiều. Đào tạo cần phải gắn liền với sử dụng. Nhà nước cần có chính sách sử dụng hợp lí lao động trí óc đã được đào tạo.

- Việt Nam bước vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở điểm xuất phát thấp. Cụ thể là thiếu vốn, thiếu công nghệ và nguồn nhân lực chưa đủ cơ sở chắc chắn bảo đảm cho quá trình này. Do đó, không tránh khỏi tình trạng vay mượn công nghệ. Muốn làm công nghệ phải phát triển nhanh đội ngũ trí

thức công nhân lành nghề. Đồng thời phải tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ trí thức khoa học kĩ thuật có trình độ cao trong mọi lĩnh vực nhất là trong quản lí kinh doanh để họ trở thành đội ngũ hùng mạnh đủ năng lực tiếp thu và làm chủ công nghệ tiến tới khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

-Nhanh chóng có giải pháp trẻ hóa đội ngũ trí thức có trình độ cao trong công tác nghiên cứu giảng dạy và sử dụng hợp lý đội ngũ trí thức có trình độ cao đã lớn tuổi.

-Cần có chính sách sử dụng trí thức trình độ cao hợp lí thoả đáng để khuyến khích họ yên tâm gắn bó với công việc phấn khởi phục vụ đất nước.

-Nhà nước cần có chính sách bố trí sử dụng trí thức miền núi cho phù hợp tăng số lượng và chất lượng đội ngũ trí thức thuộc dân tộc thiểu số. Cần giải quyết tốt việc đào tạo tại chỗ theo phương thức cử tuyển điều chỉnh chế độ học bổng để tạo điều kiện tốt hơn cho họ trong học tập. Đồng thời số cán bộ này phải có cam kết học để phục vụ địa phương.

-Cần tăng số lượng đào tạo trí thức ở nước ngoài, tăng cường giao lưu khoa học kĩ thuật đưa trí thức đi học ở một số nước có trình độ khoa học công nghệ phát triển cao nhất là các ngành mũi nhọn. Cần nhanh chóng xây dựng phát triển đội ngũ khoa học đầu đàn những chuyên gia giỏi đồng bộ trong các ngành thuộc lĩnh vực.

Bên cạnh đó cần căn cứ vào yêu cầu phát triển của các ngành và các vùng lãnh thổ cần tổ chức bố trí lại lực lượng lao động một cách hợp lý trên phạm vi cả nước theo hướng đổi mới công nghệ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo ra những ngành kinh tế mũi nhọn

Trong xu thế chung của nhân loại thế giới là mỏ cửa giao lưu hợp tác trên các lĩnh vực văn hóa, kinh tế...ta cũng tăng cường các mối quan hệ với bạn bè trên thế giới. Song trong sự trao đổi giao lưu đó cần phải biết học hỏi những

nét đẹp mặt mạnh của bạn và có biện pháp ngăn chặn các luồng văn hóa tư tưởng không phù hợp với ta. Ngăn chặn sự xâm nhập của các luồng văn hóa độc hại, văn hoá đồi truỵ có tác động xấu đặc biệt với lớp trẻ. Tạo cho giới trẻ những sân chơi lành mạnh để họ tránh xa những luồng tư tưởng phản động. Tiếp tục kế thừa các truyền thống đạo đức tốt đẹp của ông cha ta từ xưa, khôi phục và phát huy nét đẹp trong bản sắc văn hóa dân tộc. Tổ chức các hoạt động văn hóa dân tộc để mọi người cùng tham gia. Đưa các loại hình nghệ thuật truyền thống vào gần gũi với cuộc sống của con người hơn. Các di sản văn hóa cần được quan tâm đầu tư sửa chữa.

Cần phải tăng cường giáo dục pháp luật trong nhà trường. Con người sống trong xã hội và sống trong vòng pháp luật. Phấp luật định ra là để quy định quyền và nghĩa vụ chính đáng của người công dân. Do vậy mỗi người dân cần hiểu rõ mình có quyền được làm gì và không được làm gì. Nhờ đó con người tự bảo vệ được mình đồng thời phát huy được khả năng của mình trong điều kiện cho phép. Đưa pháp luật vào đời sống để nó trở thành một phần của cuộc sống mỗi người là việc nên làm và cần phải nhanh chóng hơn nữa.

C. KẾT LUẬN

1, Như vậy vấn đề con người luôn là đề tài qua mọi thời đại. Con người là vấn đề muôn thuở “ vấn đề của mọi vấn đề “. Nhân tố con người trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội nói chung và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói riêng là một vấn đề rộng lớn vì CNXH là tất cả các quan hệ xã hội. Nghiên cứu vấn đề con người về các mặt truyền thống, nhân cách, nguồn lực trong thời kì xây dựng nền kinh tế mới thấy được những khó khăn, thuận lợi thấy được nguyên nhân của thực trạng để từ đấy có được những biện pháp giải quyết thích hợp.

2, Vấn đề con người trong giai đoạn hiện nay là vấn đề vô cùng quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của đất nước. Phát huy được nguồn lực con người phục vụ vào công cuộc xây dựng nền kinh tế mới có ý nghĩa quan trọng. Nó góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh hơn dần ra khỏi đói nghèo, có thể sánh vai cùng các nước bạn trên thế giới. Nhân tố con người là sức mạnh to lớn của cả một dân tộc. Phải không ngừng tăng cường phát huy sức mạnh này bằng các biện pháp nâng cao trình độ giáo dục, tạo môi trường học tập và làm việc thuận lợi để sức mạnh đó phát huy được. Ngược lại nếu xem nhẹ vấn đề con người ta sẽ đi lệch hướng và điều đó tất yếu dẫn đến sự thất bại cho nền kinh tế mới kéo theo sự sụp đổ của chế độ XHCN.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu con người và nguồn lực con người trên các phương diện (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w