Chính sách đất đai

Một phần của tài liệu Môi trường pháp luật của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam hiện nay. Thực trạng và một số kiến nghị (Trang 32 - 35)

2. Về một số chính sách chủ yếu

2.2.Chính sách đất đai

a. Tiếp tục hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật về đất đai.

Hệ thống pháp luệt về đất đai hiện nay còn thiên về xử lý những quan hệ ban đầu có tính chất hành chính, chưa tiếp cận kịp thời với những biến động có tính chất thị trường. Tình hình đó dẫn đến những biến động về quan hệ đất đai, về cơ cấu sử dụng đất và cơ chế quản lý đất đai. Vì vậy vấn đề phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật đất đai để tạo hành lang quản lý là rất cần thiết và cấp bách.

- Việc xây dựng hệ thống luật này phải phù hợp với Hiến pháp và các bộ luật khác. Cần tránh sự chồng chéo, vi phạm giữa các loại luật. Các quy định đưa ra phải rõ ràng rành mạch thống nhất. Các văn bản về đất đai đưa ra phải đảm bảo được thực hiện một cách nghiêm minh, chặt chẽ. Tránh tình trạng các văn bản luật cứ đưa ra nhưng không được thực hiện, hay cố tình làm sai đi như tình trạng ở khu công nghiệp An Khánh-Hà Tây.

- Hiện nay ta mới có Luật đất đai, chưa có luật bất động sản ,vì vậy trước mắt một mặt Nhà nước cần xây dựng pháp luật về đăng ký bất động sản, đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Mặt khác Nhà nước cần làm tốt các khâu kiểm tra cơ bản, nắm chắc quỹ đất đai và đối tượng sử dụng đất.

b. Quản lý thống nhất về đất đai từ trung ương đến địa phương.

- Để thực hiện những nhiệm vụ nhằm tăng cường quản lý nhà nước về đất đai và bất động sản phải đổi mới hệ thống tổ chức quản lý đất đai từ trung ương đến địa phương. Các địa phương cần nắm bắt và quản lý chặt chẽ hơn nữa những vấn đề liên quan đến đất đai. Các địa phương phải nắm vững quỹ

đất của mình. Hàng năm tiến hành công bố quy hoạch sử dụng đất, quỹ đất chưa sử dụng, quỹ đất đang có nhu cầu cho thuê để các nhà đầu tư, các doanh nghiệp dựa vào đó làm cơ sở cho kế hoạch sử dụng đất của mình.

- Thời gian tới cần nhanh chóng khắc phục sự mâu thuẫn giữa các quy định của Luật đất đai năm 1993 với các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam về thẩm quyền giao đất, cho thuê đất của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Giải pháp đưa ra để khắc phục sự mâu thuẫn này là sửa đổi các quy định của luật đất đai năm 1993 về thẩm quyền giao đất, cho thuê đất của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sao cho phù hợp với Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành nhằm giảm các thủ tục hành chính và rút ngắn thời gian trong việc xét duyệt hồ sơ xin thuê đất của các doanh nghiệp, các dự án đầu tư.

- Cần chấm dứt ngay tình trạng các chính quyền địa phương chỉ thực hiện giao đất cho thuê đất rồi bỏ đấy, không tiến hành kiểm tra thực trạng sử dụng đất của các tổ chức, các doanh nghiệp. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp, tổ chức sử dụng đất sai mục đích. Nhiều doanh nghiệp giữ những mảnh đất lớn trong tay nhưng không sử dụng, hoặc tìm cách cho doanh nghiệp khác thuê.

- Cần tiến hành thu hồi ngay những mảnh đất bỏ hoang, chấm dứt tình trạng lách luật, tình trạng “om” đất...Và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nói chung và đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có cơ hội có được một mảnh đất phục vụ cho hoạt động sản xuất - kinh doanh của mình.

c. Về thủ tục thuê đất và xin cấp đất

Hiện nay, khi đi thuê đất, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh gặp phải nhiều thủ tục rắc rối phiền hà. doanh nghiệp phải chờ phê duyệt của rất nhiều cơ quan địa phương gây mất thời gian và tiêu cực nảy sinh khi các doanh nghiệp phải đi “cửa sau”. Từ khó khăn này một giải pháp cần phải thực hiện ngay là đơn giản hoá thủ tục hành chính liên quan tới việc thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất:

- Quy định rõ ràng và chi tiết các thủ tục để doanh nghiệp có thể xin được quyền sử dụng đất hợp pháp lâu dài và xin được giấy phép xây dựng. Một khi các thủ tục đã trở nên thông thoáng và các doanh nghiệp dễ dàng tìm

được mảnh đất mình cần, yên tâm đi vào sản xuất, điều này sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ngoài quốc doanh so với các DNNN và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu Môi trường pháp luật của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam hiện nay. Thực trạng và một số kiến nghị (Trang 32 - 35)