TÔI THÍCH DINK.

Một phần của tài liệu xu hướng mới trong hôn nhân hiện đại (Trang 34 - 37)

DINK có nghĩa là “gấp đôi thu nhập và không con cái” đã trở thành lối sống mới của nhiều cặp vợ chồng trẻ ở các thành phố. Hiện nay có ít nhất là 600.000 cặp vợ chồng DINK ở Trung Quốc, chủ yếu tại các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Quảng Đông ở Thượng Hải có khoảng 10 % các cặp vợ chồng trẻ mới cưới nói rằng họ không có ý định có con.

1. Nghìn lẻ một lý do

“Tôi nghĩ một đứa con sẽ là một tên “huỷ diệt” tình yêu giữa hai người”. Một cuộc sống chỉ có chồng tôi và tôi sẽ dễ dàng và lãng mạn. Nếu chúng tôi có một đứa

con, nó sẽ làm hỏng mọi thứ ‘’. Zhang, một phụ nữ 20 tuổi đã nói như vậy.

Một cặp DINK khác mới cươí được vài năm, muốn giấu tên lại nói: “ Chúng tôi thích đi du lịch, chụp ảnh, đọc sách, tập thể dục và thưởng thức tất cả các món ăn tuyệt hảo của Bắc Kinh thế nên có con không phải là kế hoạch của chúng tôi.

Cuộc đời ngắn ngủi lắm. Chúng tôi muốn dùng tất cả tiềnvà thời gian của chúng tôi để tận hưởng cuộc sống. Hiển nhiên là điều đó không thể nếu chúng tôi có con.”

Nhưng không phải tất cả các cặp vợ chồng DINK đều có tư tưởng sống hưởng lạc kiểu đó. Zhou, một anh chàng mới cưới vợ được 3 năm, cũng tin rằng một đứa con sẽ phá huỷ sự hài hoà trong hôn nhân nhưng theo một cách khác. “Chúng tôi thường nghe thấy các cặp vợ chồng bên hàng xóm cãi nhau về chuyện dạy dỗ con cái như thế nào. Thế nên chúng tôi rất lo lắng rằng nếu chúng tôi có con thì chuyện tương tự sẽ xảy ra”

Còn có rất nhiều phụ nữ lo lắng về giai đoạn thai nghén và sinh nở :”Kỳ thai nghén kéo dài gần tận 10 tháng, bao nhiêu cái “10 tháng” một ngời sẽ có trong đời? Thật là tốn thời gian. Chứng kiến những ngời khác tất bật với công việc nội trợ đón con mà cảm thấy mình thật nhàn hạ, hạnh phúc vì còn son rỗi” Wu – một phụ nữ trẻ xinh đẹp nói. Một sinh viên khác thì cho rằng: “Mặc dù y học bây giờ phát triển, nh- ng tôI biết phụ nữ vẫn có thể chết khi sinh con. Hơn nữa sinh con sẽ làm hỏng các số đo của phụ nữ.”

2. Nỗi lo cơm áo gạo tiền

Áp lực và cạnh tranh trong công việc là một nguyên nhân khác. Shan Shan, một phụ nữ công chức đang ở độ tuổi 24, kết hôn với một giám đốc được 4 năm, nói rằng cô rất yêu trẻ con nhưng cô và chồng quá bận rộn nên không thể nghĩ đến chuyện có con được.

Một thư ký 32 tuổi tên là Zou nói: “Sự thật là tôi rất yêu trẻ con, nhưng sự cạnh tranh trong công ty tôi rất căng thẳng. Nếu tôi có con và tạm thời nghỉ việc thì sẽ có người chiếm vị trí của tôi ngay.” Nhiều cặp vợ chồng trẻ khác lại lo lắng họ không có khả năng nuôi một đứa con.’’ Chi phí để nuôi dưỡng một đứa trẻ ở Bắc Kinh là cực kỳ cao”- một phụ nữ 30 tuổi cưới đợc 6 năm nói.

“ Ngoài ra, sách vở, quần áo, đồ chơi cho bọn trẻ cũng ngày càng đắt đỏ. Nếu những đứa trẻ khác có các đồ dùng xa xỉ đó mà con mình không có, tôi e là con tôI sẽ thắc mắc và nó sẽ mặc cảm. Chúng có thể sẽ còn bực tức với chúng ta nữa”. Chính vì lý do này mà một một phụ nữ tên Guo không muốn có con.

Sự khó khăn của cuộc sống và những rắc rối sẽ phải đối mặt cũng đe doạ nhiều cặp vợ chồng trẻ:’’ Chúng tôi cảm thấy sợ khi nhìn thấy mỗi năm có biết bao nhiêu sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trờng phải ‘’chiến đấu” rất vất vả mới kiếm được một

Trong tương lai sự cạnh tranh kiểu này sẽ ngày càng khốc liệt hơn. Tất cả những điều này là quá đủ với tôi rồi và tôi không muốn đa một sinh linh bé bỏng khác vào cái thế giới này để chúng phải chịu đựng giống như tôi.”

3. Những hệ luỵ.

“Tôi đã cưới đợc 6 năm, nhưng cuối cùng tất cả đã chấm hết. Tôi đã nghĩ cưới mà không sinh con thì thật tự do và dễ dàng, nhng tôi đã không bao giờ nghĩ là điều đó có thể biến hôn nhân thành một nấm mồ”. Đây là lời tâm sự của Wu.

Lúc đầu khi mới cưới, Wu sợ có con sẽ làm hỏng các số đo của cô và sẽ khiến cuộc sống hôn nhân ngọt ngào kết thúc quá sớm, nên chuyện sinh con bị gác sang một bên. Mặc dù mẹ chồng cô không hài lòng vì điều đó.

Chồng của Wu rất chiều chuộng cô nên ý của cô là ý Chúa. Wu đã mang thai hai lần, nhng cả hai lần vợ chồng cô đều quyết định bỏ. Thời gian trôi qua và cuối cùng đôi vợ chồng trẻ này quyết định có con. Không may, bệnh viện đã khẳng định 2 lần phá thai đã làm mất khả năng sinh con của cô và chẳng còn chút hy vọng nào cả.

Chồng cô và mẹ chồng không thể chấp nhận được điều đó, và họ đổ lỗi cho sự ích kỷ của cô. Việc cãi cọ trong gia đình lên tới đỉnh điểm và cuối cùng vợ chồng cô đành ly hôn.

Thiên chức của người vợ khi sinh ra là làm vợ làm mẹ. Chỉ vì ham muốn cà nhân mà tớc bỏ đi cái quyền đó. Về một phương diện nào đó thì họ có phần thiếu trách nhiệm với tổ ấm của mình, với mong muốn của người thân mà còn tự tay gây nên nỗi bất hạnh cho mình. Hạnh phúc tuột khỏi tầm tay một cách dế dàng mà khi muốn làm lại thì đã quá muộn .

4. Thái độ của người ngoài cuộc.

Sun, tổng biên tập một tờ báo ở Bắc Kinh, nói ông tin rằng sự đam mê giữa ng- ời đàn ông và ngời đàn bà không thể kéo dài lâu, nhng một đứa con có thể trói chặt bố mẹ chúng với nhau, và mối quan hệ sẽ được‘’cứu” nhờ nỗ lực nuôi dạy đứa bé của cả hai ngời. Trong thực tế có rất nhiều gia đình không có tình yêu giữa hai vợ chồng nhưng được cứu nhờ những đứa con. Mặc dù một đứa con không thể là một tấm giáp chắc chắn cho một cuộc hôn nhân ổn định, nhng mà một gia đình không có con cái sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề khác hơn.

Có người cho rằng nên bao dung hơn với họ. Những ngưòi chọn cách không có con chú ý nhiều hơn đến hạnh phúc hiện tại của họ. Các cặp vợ chồng DINK chăm sóc nhau nhiều hơn bố mẹ của họ trớc đây.

Ông Zhong Hong. một giáo sư đại học nói với Xinhua. net:’’Nhiều người nghĩ là các cặp vợ chồng DINK không có trách nhiệm, nhng tôi không nghĩ như vậy. Mỗi người đều có quyền lựa chọn cách sống của mình. Những người khác có thể không đồng ý với lựa chọn của họ, nhưng quyền lựa chọn phải được tôn trọng. Một xã hội văn minh nên bao dung hơn và thông cảm hơn với sự khác biệt này.”

Một phần của tài liệu xu hướng mới trong hôn nhân hiện đại (Trang 34 - 37)