Những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vật liệu ở công ty

Một phần của tài liệu vấn đề tổ chức công tác quản lý nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất, liên hệ vào cô (Trang 28 - 33)

Để đảm bảo và phát huy kết quả trong kinh doanh, công ty thủ đô1 đã có nhiều cố gắng để đạt được hiệu quả sử dụng tối đa vật liệu: Từ việc xây dựng định mức sản xuất, tiến hành thu mua nhập kho đến dự trữ và sử dụng. Xong nâng cao hơn nữa hiệu sử dụng vật liệu cần có nhiều giải pháp kết hợp nhằm giảm chi phí và tăng số vòng quay của vật liệu. Cụ thể :

* Trong khâu thu mua:

Một điều kiện quan trọng để nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, công trình tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh đó là việc cung ứng vật liệu đủ về số lượng, kịp về thời gian, đúng về quy cách phẩm chất. Muốn vậy, công ty cần tổ

chức quá trình thu mua hợp lý hơn nhằm tìm được nhà cung cấp mới tốt nhất cũng như giữ gìn và pháp triển mối quan hệ với các nhà cung cấp thường xuyên. Đồng thời cán bộ thu mua của công ty cần linh hoạt, năng động hơn nữa, có thêm nhiều sáng kiến trong công tác thu mua, nắm bắt được giá cả thị trường hàng ngày, hàng giờ để luôn luôn mua được vật liệu với giá rẻ hoặc dự báo để có được các biện pháp ứng phó kịp thời chánh không để xẩy ra tình trạng vật liệu khan hiếm làm gián đoạn quá trình sản xuất, ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.

Ngoài ra công ty cần nghiên cứu lựa chọn phương thức thu mua, thanh toán, bảo quản, bốc xếp với chi phí là thấp nhất. Hiện nay, không tính đến sắt thép, những vật liệu có thể mua ở thị trường trong nước thì còn nhiều loại vật liệu đặc chủng đòi hởi công ty phải mua ở nước ngoài. Đây là một trong những nguyên nhân làm tăng giá mua vật liệu nhập kho. Vì vậy, đối với vật liệu có thể thay thế nguồn nhập nước ngoài bằng nguồn trong nước công ty cũng nên tìm hiểu bởi điều đó sẽ làm giảm đáng kể chi phí về vật liệu, đồng thời góp phần kích cầu trong nước, thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp trong nước.

* Trong khâu dụ trữ và bảo quản

Một yêu sầu quan trọng khác hiên nay là công ty cần xác định mức dự trự phù hợp, Công ty phải kiểm soát khối lượng lưu kho để giảm tối đa lượng cần đầu tư vào đây, kèm theo các chi phí bảo quản đồng thời cần phải quan tâm đến việc bảo đảm mức tồn kho cụ thể đối với từng chủng loại vật liệu để đáp ứng nhu cầu chung của công ty.

Mức dự trữ tối thiểu, tối đa cần thiết và thời điểm đặt hàng, số lượng hàng cần đặt sao cho kinh tế nhất dựa váo sự kết hợp của các yếu tố.

- Thứ nhất: Cần xem xét thời gian cần thiết từ lúc đặt hàng một loại vật liệu cho đến khi nó được giao hàng và sẵn sàng phục vụ sản xuất.

- Thứ hai: Cần quan tâm đến các loại chi phí khác:chi phí lưu kho, lãi xuất đầu tư, chi phi do hàng hoá bị hư hỏng…

- Thứ ba: Cần cân nhắc cả chi phí mua hang với chi phi chuyên chở, sẽ thấp hơn khi mua với số lượng lớn.

Như vậy, để tiết kiệm được chi phí thu mua, chi phí dự trữ và có thể cung cấp kịp thời cho nhu cầu sản xuất kinh doanh thì đòi hỏi công ty cần xác định được lượng đặt vật liệu tối ưu và tiến độ nhập vật liệu phù hợp. Tuy nhiên cần chú ý khi xác định lượng đặt vật liệu tối ưu cần lưu ý đến yếu tố biến động của giá cả thị trường, yếu tố rủi ro của nguồn hàng, của quá trình vận chuyển nhất là đối với vật liệu nhập có nguồn gốc từ hàng nhập khẩu.

Về công tác lưu kho, bảo quản vật liệu còn bao gồm sắp xếp các chủng loại vật liệu khác nhau để có thể tìm thấy nhanh chóng và xuất ra cung cấp cho các bộ phận sử dụng khi cần. Do đó công ty cần sắp xềp ccs loại vật liệu một cách hợp lý, đảm bảo mức độ an toàn cho từng loại vật liệu. Đối với các vật liệu có yêu cầu bảo quản đặc biệt phải tuân thủ theo yêu cầu và tuân thủ của nhà sản xuất hoặc tư vấn chuêyn môn, Đối với có quy định thời gian sử dụng được theo dõi để loại bỏ khi quá hạn sử dụng hoặc không đảm bảo chất lượng, Một phần sẽ tránh được hư hỏng, mặt khác dễ dàng cho việc kiểm soát, kiểm kê vật liệu.

Hiện nay, công ty đã tổ chức kiêm kê 6 tháng một lần, đồng thời đánh giá lại vật liệu tồn kho để xác định được vật liệu bị dư thừa hư hỏng kém chất lưoựng, điều chỉnh đơn giá vật liệu kế hoạch và do đó phát hiện được rất nhiều trường hợp mất mát, hư hỏng vật liệu. Công tác đối chiếu số liệu giữa kế toán, thủ kho và đơn vị sử dụng được tiến hành thưòng xuyên. Đây là thành tích của công ty, tuy nhiên đối với các trường hợp mất mát nguyên vật liệu, công ty cũng có các biện pháp xử lý chặt chẽ, quy trách nhiêm vật chất cho cá nhân liên quan. Từ đó sẽ tăng cường công tác kiểm soát ở các kho, giảm thiếu hụt nguyên vật liệu ngoài định mức. Đối với các vật liệu ứ đọng trong công ty cần phải tiến hành thanh lý ngay nhằm thu hồi vốn cố định và giải phóng kho tàng.

* Trong khâu sử dụng.

Chi phí vật liệu chiếm tỷ trọng đáng kể trong toàn bộ chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, các chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, động

lực, phải được quản lý chặt chẽ dựa trên hai vấn đề: Định mức tiêu hao và giá vật liệu,

Trong những năm qua công ty đã bước đầu xây dựng và thực hiên khá hiệu quả hệ thống định mức. Tuy nhiên do tính chất đặc thù chuyên nghành nên việc áp dụng định mức chung của nhà nước còn gặp nhiều khó khăn.

Với ý nghĩa: Xác định chính xác mức tiêu hao không chỉ làm cơ sở cho việc tính toán, phân tích tình hình cung cấp, dự trữ vật liệu mà còn góp phần động viên công nhân viên trong công ty cố gắng thực hiện được công việc cao hơn so với định mức. Chính vì vậy, công ty phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra phân tích biến động giữa thực hiện và định mức, từ đó tím ra nguyên nhân xử lý để không ngừng hoàn thiện hệ thống định mức, tránh trường hợp biến động do vật liệu mua vào kém chất lượng được dùng trong quá trình sản xuất thì chất lượng công trình đạt kết quả cao hơn. Bên cạnh đó, công ty cần có hình thức khen thưởng, biểu dương kịp thời việc sử dụng tiết kiệm vật liệu và sử lý trường hợp tiêu hao vật liệu vượt định mức cũng như cần tăng cường kỷ luật sản xuất đối với công nhân vi phạm chế độ lao động, thiếu tinh thần trách nhiệm, làm thất thoát nguyên vật liệu

Công ty cần tạo được môi trường sản xuất sáng tạo, tạo điều kiện cho các công nhân sản xuất luôn hăng say tìm kiếm những biện pháp mới, cải tiến quá trình sản xuất nhằm đạt hiệu quả cao hơn, Muốn vậy cần tạo ra sự khích lệ phù hợp với mỗi công nhân đồng thời tạo sự phối hợp, trao đổi qua lại giữa các công nhân trong bộ phận sản xuất phát huy được sức mạnh chung.

Bên cạnh đó công ty cần chú trọng hơn nữa trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên môn, công nhân lành nghề tạo cho họ cơ hội, điều kiện tham gia học tập, nghiên cứu, tiếp cận với chi thức khao học, tiên bộ mới để phát huy hết khả năng, tri thức tiềm tàng của họ. Đối với các lượng lao động trẻ hàng năm công ty tuyển dụng thêm, công ty nên tổ chức những lớp đào tạo, bồi dưỡng thêm tại công ty do nhưng cán bộ, công nhân thợ bậc cao có kinh nghiệm lâu năm trong nghề đứng ra giảng dạy…

Muốn đào tạo cán bộ, công nhân, đổi mới thiết bị công nghệ, mỗi công ty đều phải có một khả năng nhất định về tài chính. Đó chính là nỗi lo không chỉ của công ty Thủ Đô 1 mà còn là của các doanh nghiệp Việt Nam khác. Là một doanh nghiệp tư nhân nên nguồn vốn cố định của công ty hoàn toàn độc lập vì thế nó rất hạn chế so với vốn cố định thực tế mà công ty cần để sử dụng vào sản xuất kinh doanh. Vì vậy, công ty thường xuyên phải huy động vốn cố định từ các nguồn khác. Để giải quyết vấn đề này theo em, một mặt công ty nên lỗ lực sử dụng tiết kiêm vốn cố định, mặt khác công ty còn có thể huy động vốn cố định từ các con đường khác.

KẾT LUẬN

Kế toán nguyên vật liệu là công việc vô cùng quan trọng và cấp thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Hiện nay công việc này ở các doanh nghiệp còn gặp những khó khăn bất cập. Nhà nước ta không ngừng bổ sung, hoàn thiện chế độ kế toán để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp. Sau một thời gian nghiên cứu, được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo em đã hoàn thành đề án này.

MỤC LỤC

...24 ...24

Một phần của tài liệu vấn đề tổ chức công tác quản lý nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất, liên hệ vào cô (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w