0
Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Một số giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HOÁ CỦA TỈNH LÀO CAI TRONG MỘT SỐ NĂM TỚI (Trang 26 -27 )

cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa.

1. Đối với Nhà nước.

 Nhà nước phải áp dụng các hình thức đa dạng với những cơ chế thích hợp huy động nhiều nguồn vốn. Có chính sách đầu tư đồng bộ, có trọng điểm nhằm thúc đẩy sản xuất miền núi phát triển.

 Hiện nay ở những nơi vùng sâu,lao động vùng xa sản xuất chưa đủ ăn, chưa có tích luỹ để tái sản xuất. Nếu không có sự đầu tư giúp đỡ của Nhà nước, của các thành phần kinh tế thì người dân khó có thể tự mình đi lên được. Đồng bào vẫn không có điều kiện vật chất để phát triển sản xuất kinh doanh, mãi mãi dẫm chân tại chỗ, thậm chí còn thụt lùi trong nền kinh tế tự túc tự cấp, huỷ hoại môi trường sinh thái.

 Nhà nước phải có những giải pháp để nâng cao hiệu quả của các chính sách đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn. hiên nay các chính sách đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn bị thất thoát vốn quá nhiều (trung bình mỗi dự án thất thoát khoảng 30% tổng giá trị dự án) nếu không giải quyết nhanh vấn đề này thì việc phát triển kinh tế xã hội ở miền núi rất khó khăn.  Nhà nước phải có chính sách hỗ trợ về đào tạo, đưa các cán bộ có chuyên môn cao về phát triển kinh tế xã hội miềm núi.

 Đối với những ven huyên thị, vùng thuận lợi giao thông, các tụ điểm dân cư đông đúc, kinh tế hộ gia đình đã có bước phát triển các sản phẩm cây trồng, vật nuôi trở thành hàng hoá thì Nhà nước cần có chính sách kinh tế đỡ đầu cho việc tiêu thụ sản phẩm, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, dịch vụ tao điều kiện cho vùng cao có sản phẩm tập trung như (thảo quả, dược liệu, chè búp, hoa quả và lâm sản như gỗ, mây, trúc…). Mặt khác, ở địa phương này cần tập trung đầu tư các loại cây trồng dài ngày trên cơ sở giao đất giao rừng cho các hộ nông dân, có định hướng của Nhà nước.

 Đối với vùng sâu, vùng xa Nhà nước cần phải có chính sách xoá đói giảm nghèo.

2. Đối với tỉnh.

 Xây dựng các trương trịnh, dự án nhằm phát huy được thế mạnh của tỉnh về: nghề rừng, trồng cây công nghiệp, dược liệu cây ăn quả và các loại đặc sản quý hiếm .

 Tỉnh phải xây dựng những mô hình kinh tế thích hợp với từng vùng thì mới làm thay đổi cơ câu kinh tế cũ, kém hiệu quả của nền kinh tế tự túc, đem lại nhiều sản phẩm hàng hoá đa dạng, phong phú.

 Phải nâng cao trình độ văn hóa, trình độ giác ngộ chinh trị của nhân dân các dân tộc miền núi.

 Thành công hay thất bại của quá trình phát triển phụ thuộc vào yếu tố con người, nên tỉnh phải có chính sách đào tạo cán bộ phục vụ cho vùng cao.

 Trước hết là Tỉnh phải có chính sách đào tạo đội ngũ cán bộ người dân tộc về phục vụ cho chính điạ phường của họ.

 Chăm lo giải quyết chính sách xã hội ổn định đời sống nhân dân trên địa bàn vùng núi, xây dựng các dự án cụ thể, thiết thực về định canh định cư ở các huyên có đồng bào du canh, du cư. Định canh định cư phải gắn với công tác trồng rừng, giải quyết lương thực, đường giao thông.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HOÁ CỦA TỈNH LÀO CAI TRONG MỘT SỐ NĂM TỚI (Trang 26 -27 )

×