1, Phương pháp lượng giá
* Về nhóm sinh viên
- Nhóm đã họp lại, nhóm trưởng đã tổng kết lại toàn bộ những hoạt động mà nhóm đã triển khai trong CLB thơ người cao tuổi thôn Phú Đa.
- Cùng thảo luận về những hoạt động đã triển khai, cho ý kiến đánh giá những mặt đã đạt được, những điểm còn hạn chế cần sửa chữa.
- Tập trung cho ý kiến vào những nội dung cần đánh giá sau:
+ Đánh giá hiệu quả của quá trình hoạt động nhóm, kết quả thực hiện các mục tiêu đề ra như thế nào?
+ Đánh giá sự tiến bộ, năng lực được nâng cao của nhóm sinh viên.
Thứ nhất, những kỹ năng đã được sử dụng trong quá trình sinh hoạt nhóm. Thứ hai, những bài học rút ra
Thứ ba, sự thay đổi về cảm xúc
+ Các ý kiến phản hồi về hoạt động của nhóm: nội dung, phương pháp hoạt động. + Đánh giá về những hoạt động quản lý hành chính: địa điểm sinh hoạt nhóm, chuẩn bị tài liệu, thời gian sinh hoạt nhóm.
* Với nhóm đối tượng
- Phỏng vấn điều tra nhận thức của nhóm đối tượng về CLB thơ. - Phát phiếu ghi ý kiến về vấn đề trên.
2, Lượng giá hoạt động của nhóm sinh viên
2.1, Những điểm đạt được
2.1.1. Đánh giá về những hoạt động hành chính
- Ngay từ ban đầu, nhóm sinh viên đã làm việc với thầy phó hiệu trưởng nhà trường, xin phép tiến hành công tác xã hội nhóm, xin danh sách 10 thành viên nhóm, xin phòng học để làm địa điểm họp nhóm.
- Được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của nhà trường, nhóm giáo dục giới tính đã hoạt động rất ổn định về địa điểm, thời gian sinh hoạt nhóm.
- Sự phân công nhiệm vụ rất rõ rang, có người điều phối chung, nhưng trong mỗi buổi sinh hoạt nhóm, mỗi sinh viên đều có cơ hộ điều phối. Sự luân chuyển người điều phối này khuyến khích những thành viên được giao nhiệm vụ có tinh thần trách nhiệm hơn, cơ hội để phát huy tính năng động, sang tạo, năng động của mỗi người.
Trong tiến trình công tác xã hội nhóm, để có thể điều phối nhóm một cách hiệu quả, đạt được những mục đích và mục tiêu đề ra, nhóm sinh viên đã sử dụng một số kỹ năng, kỹ thuật tác nghiệp để thúc đẩy quá trình sinh hoạt nhóm.
- Thứ nhất, về các kỹ năng công tác xã hội, nhóm sinh viên đã hoạt động rất tích cực trong mỗi buổi sinh hoạt nhóm với nhóm đối tượng để vận dụng được một số kỹ năng như kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng tạo lập mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm, kỹ năng thấu cảm, kỹ năng điều phối, kỹ năng tự bộc lộ, kỹ năng lắng nghe tích cực.
Với kỹ năng lãnh đạo nhóm. Người tổ trưởng chịu trách nhiệm chung về tất cả các hoạt động của nhóm đã biết thu hút, huy động sự tham gia của các thành viên vào công việc chung. Phân công nhiệm vụ rõ rang cho từng nhóm nhỏ, với mỗi vấn đề đều lấy ý kiến của các thành viên, tổng hợp hài hoà các ý kiến.
Sử dụng kỹ năng tóm lược, tổng hợp và phản hồi một cách ngắn gọn, bao quát các ý kiến được đưa ra.
Tóm lược và phản hồi lại tốt đã giúp cho cả nhóm xác định được vấn đề trọng tâm kết hợp cùnh với kỹ năng tập chung và giữ trọng tâm: Trong mỗi buổi sinh hoạt nhóm, người tổ trưởng có thể duy trì sự tập chung, trách đi lệch hướng so với mục tiêu đề ra.
Trong các buổi họp nhóm, một quy định được đặt ra là không nói chuyện riêng, không đưa ra bàn luận các vấn đề không liên quan đến công việc. Điều này đã giúp nhóm làm việc có hiệu quả, khẩn trương, nghiêm túc hơn.
Kỹ năng thấu cảm, là kỹ năng được các thành viên nhóm sử dụng thường xuyên và đạt hiệu quả khá cao đối với chính các thành viên nhóm với nhau và sinh viên với thành viên nhóm đối tượng.
Ví dụ:
- Bởi qua khảo sát chúng cháu thấy nhiều người có con cái đi làm xa hết như bác Mai, bác Vinh và bác Vân... các bác đó ở nhà một mình rất cô đơn các bác ạ!
Khi cảm nhận được có người hiểu mình, cảm thông với những suy nghĩ lo lắng của mình, các bác đã rất tin tưởng cởi mở bộc lộ, chia sẻ cảm xúc với nhóm sinh viên.
- Thứ hai: cùng với các kĩ năng CTXH thì các kì thuật tác nghiệp cũng đã tác động rất lớn đến hiệu quả hoạt động của nhóm.
Để các thành viên trong nhóm đối tượng có tinh thần thoải mái, không khí thân thiện ngay từ ban đầu gặp gỡ, thay vì cách làm quen truyền thống là từng người đứng lên giới thiệu về mình, người điều phối đã chia nhóm nhỏ để giới thiệu theo từng nhóm đó. Điều này đã thu hút được sự tham gia của tất cả các thành viên, sự thi đua giữa các nhóm nhỏ để giới thiệu về nhóm mình sao cho hay nhất.
Trong quá trình sinh hoạt nhóm, để không khí nhóm sôi nổi và thành viên nhóm đối tượng hoạt động với nhau tương tác tích cực hơn, người điều phối thường xuyên sử dụng các câu hỏi khích lệ phù hợp hướng đến mục tiêu, mục đích đã đặt ra.
2.2. Một số điểm còn hạn chế
- Sử dụng các kĩ năng CTXH nhóm còn nhiều lúng túng, sự phối kết hợp giữa các kĩ năng nhiều lúc còn rời rạc. Đặc biệt là kĩ năng lãnh đạo điều phối. - Trong các buổi sinh hoạt nhóm, sự điều phối về thời gian cho các mục hoạt động còn chưa hợp lí: thời gian chơi trò chơi kéo dài.
- Sự phối hợp làm việc của nhóm sinh viên còn chưa ăn khớp, giữa người điều phối và các thành viên khác, khi xuất hiện những tình huống đột xuất xảy ra trong sinh hoạt nhóm như: không hiểu ý nhau, thành viên nhóm đối tượng còn có sự tranh cãi…
-Trong các buổi sinh hoạt nhóm, việc vận dụng kỹ năng tập trung và giữ trọng tâm của người điều phối còn hạn chế. Mỗi buổi sinh hoạt nhóm có rất nhiều ý kiến được đưa ra, mỗi cá nhân đưa ra một ý kiến và ý kiến đó lại khác biệt với ý kiến khác và khác xa so với vấn đề trọng tâm của nhóm. Vì vậy nhóm nhiều bị một số ý kiến làm mất trọng tâm, còn sa vào việc bàn luận vấn đề không liên quan, quên đi nội dung chính cần thảo luận.