Trong đó: lãi vay

Một phần của tài liệu Kế toán xác định KQKD tại cty CP XNK angimex (Trang 27 - 31)

21.164.979.17917.277.534.251 17.277.534.251 42.657.928.334 29.386.047.963 37.196.804.704 33.682.072.887 101,5% -12,8% 8. Chi phí bán hàng 56.964.414.503 100.957.255.496 73.484.482.705 77,2% -27,2% 9. Chi phí quản lý DN 33.754.858.968 27.957.026.284 22.158.978.408 -17,2% -20,7% 10. LN thuần từ HĐKD 18.394.265.843 272.567.010.659 74.806.947.085 1381,8% -72,6% 11. Thu nhập khác 3.527.847.209 1.423.326.432 15.235.559.948 -59,6% 964,3% 12. Chi phí khác 764.391.148 568.770.912 256.952.086 -25,6% -54,8% 13. Lợi nhuận khác 2.763.456.061 854.555.520 14.978.607.862 -69% 1652,8% 14. Tổng LNTT 21.157.721.904 273.421.566.215 89.785.555.847 1192,3% -67,2% 15. Chi phí thuế TNDNHH 5.976.920.173 76.249.438.269 15.297.245.219 1175,7% -79,9% 16.Chi phí thuế TNDNHL - 17. Tổng LNST 15.180.801.731 197.172.127.946 74.488.310.628 1198,8% -62,2%

phẩm, tăng chất lượng, tìm thị trường tiêu thụ mới đồng thời tăng cường các hoạt động tài chính và hoạt động khác để gia tăng tích lũy cho công ty có một phương hướng phát triển vững chắc trong tương lai.

3.4 THUậN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNGThị trường tiêu thụ gạo của công ty Thị trường tiêu thụ gạo của công ty

- Thị trường nội địa : tiêu thụ nội địa của công ty chủ yếu là các phụ phẩm từ chế biến

gạo (tấm, cám, trấu,…) thông qua việc chào bán cho các nhà máy chiết dầu và các cơ sở chế biến thức ăn súc hoặc các hộ chăn nuôi liên hệ trực tiếp với công ty để mua, do đó kênh phân phối nội địa còn rất sơ sài và việc tiêu thụ nội địa không góp phần đáng kể vào hiệu quả hoạt động kinh doanh gạo của công ty.

- Thị trường xuất khẩu : Công ty chủ yếu xuất khẩu sang các nước thuộc Châu Á và

Châu Phi, còn các thị trường Châu Âu và Châu Đại Dương còn rất hạn chế. Thị phần xuất khẩu so với cả nước chiếm khoảng 6%.

Thuận lợi:

-Angimex đã trãi qua 32 năm hoạt động kinh doanh, công ty đã tạo được mối quan hệ với các nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào và các nhà nhập khẩu nước ngoài, đã có nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ ổn định.

- An Giang là một trong những địa phương có sản lượng gạo cao nhất Việt Nam, nguồn nguyên liệu cung ứng cho công ty rất lớn thông qua việc bố trí mùa vụ hợp lý, thu hoạch đều trong năm.

- Công ty tận dụng ưu thế về cơ sở vật chất đã được đầu tư trong nhiều năm qua, có kế hoạch thu mua hợp lý vừa quay nhanh về vốn vừa tận dụng được thời điểm thuận lợi về giá cả thu mua và tiêu thụ

- Năm 1998, công ty được Bộ Thương Mại cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp, nhờ thế công ty chủ động được kế hoạch thu mua, sản xuất và tiêu thụ hàng xuất khẩu.

- Việt Nam gia nhập WTO tạo nhiều cơ hội cho hoạt động xuất khẩu gạo.

- Một điều kiện thuận lợi có ý nghĩa quyết định là đội ngũ cán bộ-công nhân viên và ban lãnh đạo của công ty luôn đoàn kết chặt chẽ phát huy được năng lực trí tuệ tập thể. Đặc biệt sự khéo léo, nhạy bén và quyết đoán của Ban lãnh đạo đã đưa công ty vượt qua khó khăn và xác lập vị trí như hiện nay.

Khó khăn:

- Do hoạt động kinh doanh chính của công ty là xuất khẩu gạo nên hoạt động mang tính chu kỳ theo mùa vụ, phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết và chính sách an ninh lương thực của các nước xuất khẩu gạo.

- Xuất khẩu gạo có rủi ro cao, do gạo được xuất khẩu theo qui định riêng của Nhà nước. Nguyên tắc hàng đầu trong điều hành là an ninh lương thực và hầu như năm nào cũng có sự thay đổi trong chính sách như: hạn chế, tạm ngưng xuất khẩu. Sự thay đổi chính sách trong điều hành xuất khẩu lương thực luôn ảnh hưởng đến giá lương thực trong nước, tồn đọng hàng hóa, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động, kết quả kinh doanh của công ty.

- Có nhiều đối thủ cạnh tranh từ phía Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan,…Đây là các nước xuất khẩu lớn trong khu vực, trong khi gạo Việt Nam chưa có thương hiệu nên số lượng xuất khẩu nhiều nhưng giá trị không cao.

3.5 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY

- Đa dạng hóa khách hàng, khai thác các mặt hàng xuất khẩu có hiệu quả, xây dựng các mặt hàng sản xuất để ký hợp đồng với số lượng lớn, lâu dài là điều kiện để tăng doanh thu và lợi nhuận của công ty.

- Có kế hoạch phát triển thị trường gạo nội địa, trước tiên là ở Thành phố Long Xuyên, sau đó mở rộng sang một số Thành phố ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.

- Củng cố, tăng cường trang thiết bị đầu tư theo chiều sâu, hoàn thiện thiết bị tạo sự đồng bộ tăng năng suất lao động, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào công tác sản xuất kinh doanh.

- Gia tăng giá trị các mặt hàng có nguồn gốc từ lương thực.

- Hỗ trợ và khuyến khích cán bộ - công nhân viên tự học tập và nâng cao trình độ chuyên môn.

- Tất cả đội ngũ cán bộ viên chức đều cùng nhau hướng đến mục tiêu “Angimex – công ty hàng đầu Việt Nam về lương thực – thực phẩm vào năm 2020” và thực hiện cam kết “Angimex cung cấp những sản phẩm phục vụ cho cuộc sống chất lượng”.

Tóm lại:

Công ty Angimex là một doanh nghiệp kinh doanh đa sản phẩm nhưng lĩnh vực kinh doanh chính của công ty là xuất khẩu gạo, trong nhiều năm liền Angimex là doanh nghiệp xuất khẩu gạo uy tín của Việt Nam. Thị trường chính của công ty là các nước thuộc Châu Á và Châu Phi. Bên cạnh những mặt thuận lợi thì công ty cũng gặp một số khó khăn trong quá trình hoạt động. Định hướng phát triển của công ty là gia tăng các mặt hàng chế biến từ nông sản, kinh doanh gạo nội địa, hướng đến mục tiêu “Angimex – công ty hàng đầu Việt Nam về lương thực, thực phẩm vào năm 2020”

CHƯƠNG 4: KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINHDOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU ANGIMEX DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU ANGIMEX

4.1 KẾ TOÁN DOANH THU

4.1.1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Hàng ngày căn cứ vào các hóa đơn, kế toán ghi nhận từng loại doanh thu riêng vào sổ nhật ký chung. Cuối tháng, kế toán căn cứ vào sổ nhật ký chung để ghi nhận vào sổ cái lần lượt theo các tài khoản:

Tài khoản 5111 – doanh thu hàng hóa Tài khoản 5112 – doanh thu thành phẩm Tài khoản 5113 – doanh thu dịch vụ

Đồng thời kết chuyển sang tài khoản 911- xác định KQHĐKD” để xác định kết quả kinh doanh.

Công ty sử dụng các chứng từ sau để ghi nhận doanh thu:

 Phiếu xuất kho

 Hóa đơn

 Phiếu thu

 Giấy báo có của ngân hàng

Doanh thu hàng hóa và cung cấp dịch vụ

Một số nghiệp vụ phát sinh ở công ty như sau:

- Ngày 05/12/09 xuất bán gạo 5% tấm cho kho Bình Hòa, theo HĐ 0054493, số tiền chưa thuế là 35.319.310.368,thuế GTGT 10%, hạch toán như sau:

Nợ TK 131: 38.851.241.405 Có TK 511: 35.319.310.368 Có TK 3331: 3.531.931.037

- Ngày 14/12/09 bán tấm cho công ty Hải An theo HĐ 0054494, số tiền chưa thuế là 17.703.553.745,thuế GTGT 10% hạch toán nhu sau:

Nợ TK 1111: 19.473.909.120 Có TK 511: 17.703.553.745 Có TK 3331: 1.770.355.375

- Cuối tháng kết chuyển doanh thu hàng hóa và cung cấp dịch vụ sang bên Có TK 911 để xác định kết quả kinh doanh:

Nợ TK 511: 110.335.967.489 Có TK 911: 110.335.967.489

Cuối tháng dựa vào nhật ký chung, kế toán tập hợp vào sổ cái “511- doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”:

Số hiệu TK: 511

Tên TK: Doanh thu hàng hóa và cung cấp dịch vụ

Doanh thu nội bộ:

-Trong tháng doanh thu nội bộ của công ty chỉ có thu tiền xuất xe cho chi nhánh. Ngày 25/12/09, căn cứ vào HĐ số 0054564. kế toán hạch toán như sau:

Nợ TK 1368: 23.893.724.772

Có TK 512:23.893.724.772

Cuối tháng kết chuyển sang tài khoản “911 – xác định kết quả hoạt động kinh doanh”: Nợ TK 512: 23.893.724.772

Có TK 911: 23.893.724.772

Cuối tháng dựa vào nhật ký chung, kế toán tập hợp vào sổ cái TK “ 512 – doanh thu nội bộ”:

SỔ CÁISố hiệu TK: 512 Số hiệu TK: 512 Tên TK: Doanh thu nội bộ

4.1.2 Doanh thu hoạt động tài chính

Một phần của tài liệu Kế toán xác định KQKD tại cty CP XNK angimex (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w