Luyện viết bài văn nghị luận về

Một phần của tài liệu Giáo án Tự chọn văn 9 (Trang 26 - 28)

tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

A. Mục tiêu: Giúp học sinh:

1. Kiến thức:

- Tiếp tục củng cố kiến thức về bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích): Các dạng nghị luận, cách làm bài nghị luận.

2. Kỹ năng:

- Vận dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn, bài văn. 3. Thái độ: yêu thích môn học

B. Chuẩn bị của GV và HS:

- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo.

- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.

C. tổ chức hoạt động dạy học

* ổn định lớp, */ kiểm tra bài cũ.

Bài cũ: - GV kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS.

* Tổ chức cho HS luyện tập

- GV cho HS luyện tập qua bài tập:

Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long đề thấy vẻ đẹp trong cách sống, tâm hồn và những suy nghĩ của nhân vật.

- Hình thức luyện tập :

+ GV cho HS xác định yêu cầu của đề, lập dàn ý và chia nhóm cho HS viết các đoạn văn để có một bài văn hoàn chỉnh.

+ Đối vơí phần xác định yêu cầu của đề, lập dàn ý GV cho HS trình bày theo sự chuẩn bị ở nhà, cho HS khác nhận xét, bổ sung. GV chốt từng phần.

Gợi ý:

1. Tìm hiểu đề, tìm ý :

- Dạng bài : Nghị luận về tác phẩm truyện (về nhân vật trong truyện).

- Vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp trong cách sống, tâm hồn và những suy nghĩ của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa..

- Kiểu bài: Nghị luận phân tích kết hợp trình bày những cảm nhận riêng về nhân vật của ngời viết.

- ý: Vẻ đẹp của anh thanh niên:

+ Vẻ đẹp của tấm lòng yêu đời, yêu nghề, yêu công việc.

Kế hoạch dạy học bài học chủ đề Tự chọn Ngữ văn 9 văn 9

+ Vẻ đẹp ở lòng khiêm tốn. 2. Dàn ý:

Mở bài: - Giới thiệu tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.

- Dẫn ra vấn đề nghị luận kèm theo nhận xét, đánh giá của ngời viết.

Thân bài:

- Vẻ đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Hoàn cảnh sống của anh thanh niên: là ngời cô độc nhất thế gian, sống một mình trên đỉnh Yên Sơn

+ Tính chất công việc: đòi hỏi sự tỉ mỉ, chịu khó nh đo gió, đo nhiệt độ, đo ma, .... + Quan niệm về công việc: "ta với công việc là đôi...", coi công việc là niềm vui. + Lo toan tổ chức cuộc sống khoa học, nề nếp, ngăn nắp (nuôi gà, trồng hoa, đọc sách)

- Vẻ đẹp của lòng hiếu khách:

+ Nhiệt tình, hồ hởi đón khách: thái độ nhiệt tình với hoạ sĩ, cô kĩ s trẻ,... + Say sa kể về công việc và cuộc sống của mình ...

+ Tấm lòng nhân hậu, quan tâm, chu đáo với mọi ngời: biếu tam thất cho vợ bác lái xe, tặng hoa cho cô gái trẻ,...

- Vẻ đẹp của lòng khiêm tốn:

+ Từ chối khi thấy hoạ sĩ vẽ mình: Thấy đóng góp của mình là nhỏ so với ngời khác. + Hào hứng giới thiệu cho hoạ sĩ những ngời đáng vẽ hơn mình.

Kết bài: Nhận xét, đánh giá chung về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

* Hớng dẫn học sinh học bài ở nhà

- Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học; - BTVN: Làm hoàn chỉnh bài tập vào vở BT

- Chuẩn bị: Tiếp tục chuẩn bị cho tiết : Luyện viết bài văn nghị luận đoạn thơ,

bài thơ.

Bài chuẩn bị : Tìm hiểu đề, lập dàn ý cho đề: Cảm nhận của em về bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phơng.

*******************************************

Ngày soạn: Ngày dạy

CHủ Đề 5 - Tiết : Luyện viết bài văn nghị luận về

đoạn thơ, bài thơ

A. Mục tiêu: Giúp học sinh:

1. Kiến thức:

- Tiếp tục củng cố kiến thức về bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. 2. Kỹ năng:

Kế hoạch dạy học bài học chủ đề Tự chọn Ngữ văn 9 văn 9

3. Thái độ: Yêu thích thể loại văn nghị luận

B. Chuẩn bị của GV và HS:

- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo.

- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.

C. tổ chức hoạt động dạy học

* ổn định lớp, */Kiểm tra bài cũ.

Bài cũ: - GV kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS.

* Tổ chức cho HS luyện tập

Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giáo án Tự chọn văn 9 (Trang 26 - 28)