Chức năng của máy chủ ứng dụng trong mô hình IMS

Một phần của tài liệu thiết kế và triển khai dịch vụ iptv trên kiến trúc mạng ims (Trang 69 - 71)

4 CHƯƠNG I V: MÁY CHỦ ỨNG DỤNG

4.2 Chức năng của máy chủ ứng dụng trong mô hình IMS

Hình 4-24 : Hướng tiếp cận dịch vụ trong kiến trúc IMS

Tuy nhiên, máy chủ ứng dụng được mô tả ở đây như là một phần chức năng của IMS vì máy chủ ứng dụng là các thực thể cung cấp các dịch vụ đa phương tiện trong kiến trúc IMS, như Presence và Push to talk trong mạng tế bào. Chức năng của máy chủ ứng dụng là:

• Khả năng xử lý và tác động đến các phiên SIP nhận được từ IMS. • Khả năng khởi tạo các yêu cầu SIP.

• Khả năng gửi các thông tin thanh toán để thực hiện các chức năng tính cước.

Giá trị chính của IMS trong lĩnh vực dịch vụ là sự kết hợp tiềm năng của các dịch vụ trên Internet với các dịch vụ truyền thông truyền thống và dịch vụ Multimedia mới. IMS cho phép cung cấp sự truy nhập ở mọi nơi vào tất cả các dịch vụ này nhưng có sự cung cấp các giá trị mới tương ứng, như bảo mật và chất lượng dịch vụ (QoS) trên các máy chủ ứng dụng. Các máy chủ ứng dụng này có thể được đưa vào kiến trúc IMS bằng cách định nghĩa các giao diện tính cước, quản lý và điều khiển chuyên dụng. Một máy chủ ứng dụng có thể

là phục vụ cho một dịch vụ và một người dùng, cũng có thể có nhiều hơn một dịch vụ, và như vậy rất có thể sẽ có một hay một vài máy chủ ứng dụng cung cấp cho một thuê bao. Thêm vào đó, cũng có thể có một hay một vài máy chủ ứng dụng liên quan tới một phiên. Ví dụ như, một nhà cung cấp có thể có một máy chủ ứng dụng để điều khiển việc kết thúc lưu lượng tới các người dùng dựa trên sở thích của người dùng đó (ví dụ như chuyển hướng tất cả các phiên multimedia tới máy trả lời tự động trong khoảng từ 5 p.m đến 7 a.m) và một máy chủ ứng dụng khác để làm thích nghi nội dung của tin nhắn tùy theo năng lực của thiết bị người dùng (kích thước màn hình, độ phân giải…).

SIP AS (SIP Application Server) là phần liên quan đến dịch vụ trong IMS. Các giao diện lập trình ứng dụng – API (Application Programming Interface) đã được định nghĩa cho phép các nhà phát triển sử dụng hầu hết các mô hình lập trình. SIP AS được kích hoạt bởi S-CSCF, S-CSCF sẽ định hướng các phiên cụ thể đến SIP AS dựa trên các thông tin lọc khởi tạo thu được từ HSS. Sau đó dựa trên các nguyên tắc lựa chọn của mình, SIP AS sẽ quyết định các ứng dụng nào sẽ được triển khai trên máy chủ ứng dụng tương ứng, các máy chủ ứng dụng này được SIP AS lựa chọn để điều khiển phiên. Trong suốt quá trình thực thi dịch vụ logic, SIP AS cũng có thể giao tiếp với HSS để truy nhập các thông itn bổ xung liên quan đến thuê bao.

Một phần của tài liệu thiết kế và triển khai dịch vụ iptv trên kiến trúc mạng ims (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)