Dự trữ bắt buộc:
Tỉ lệ dự trữ bắt buộc cần phải áp dụng thống nhất đối với tất cả các tổ chức và mọi tài sản nợ. Cần cho phép tính toán và áp dụng dự trữ bắt buộc bình quân theo kì, thường tính theo tuần để các ngân hàng có sự linh hoạt trong quản lí vốn khả dụng của mình và do đó thúc đẩy sự phát triển của thị trường tiền tệ. Việc không tuân thủ cần bị xử phạt nghiêm khắc thể hiện bằng lãi suất phạt áp dụng trên số thiếu hụt bình quân cả ki và lãi suất phạt này phải cao nhất so với các mức lãi suất khác. Ngân hàng nhà nước phải có quyền qui định cách thức tính toán, loại hình tài sản nợ cũng như loại hình tổ chức áp dụng dự trữ bắt buộc.
Dự trữ bắt buộc không được hưởng lãi có tác dụng làm tăng chi phí huy động vốn, mức chênh lệch lãi suất và do đó tác động tới lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay cuối cùng. Nếu tỉ lệ dự trữ bắt buộc không được hưởng lãi được qui định ở mức rất cao thì sẽ gây ra những ảnh hương không như mong muốn giống như các công cụ trực tiếp, đặc biệt khi không áp dụng đòng đều với tất cả các tổ chức. Do đó cần giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc và giữ ở mức thấp khi các công cụ khác đã hoạt động có hiệu quả. Cũng cần xem xét việc trả lãi một phần hay toàn phần phần dự trữ bắt buộc vượt quá một mức nhất định.
Dự trữ bắt buộc luôn được hạ thấp một cách dễ dàng nhưng không dễ tăng dự trữ bắt buộc vì nó đòi hỏi từng ngân hàng phải có sự điều chỉnh lớn trong danh mục đầu tư và do đó dự trữ bắt buộc không phải là một công cụ linh hoạt. Tuy nhiên dự trữ bắt buộc trong một vài trường hợp tỏ ra rất hữu hiệu và nên là một trong những công cụ của bất kì ngân hàng nào.
Tái chiết khấu :
Các Ngân hàng trung ương thường bắt đầu quá trình cải cách với nhiều thể thức tái cấp vốn, kể các thể thức dài hạn dành cho các dự án
đặc biệt và các tiểu ngành. Lãi suất tái cấp vốn áp dụng đối với từng thể thức cũng khác nhau và đôi khi hiếm khi gắn với lãi suất thị trường và thường là bao cấp. Các thể thức tái cấp vốn này thường được dùng chủ yếu như là các công cụ tín dụng có lựa chọn hơn là các công cụ tiền tệ mặc dù chúng có tác động tổng thể trực tiếp về mặt tiền tệ. Các thể thức này buộc Ngân hàng trung ương phải than gia vào việc đưa ra các quyêt định vi mô và có thể không áp dụng đồng đều với mọi ngân hàng. Đây là công cụ tiền tệ không linh hoạt và hầu như hoàn toàn thuộc quyền chủ động của các ngân hàng thương mại.
Cần hợp nhất các thể thức tái cấp vốn thành một thể thức với một lãi suất cho vay tái cấp vốn duy nhất. Thương cần phải có một thể thức tái chiết khấu chung để cung cấp vốn khả dụng cho thị trường và ngăn chặn việc biến động quá mức của lãi suất nhắn hạn, đặc biệt là lãi suất liên ngân hàng. Thể thức này cần áp dụng thống nhất với mọi ngân hàng và cho phép được vay tự động với các qui tắc và hạn mức qui định trước. Hạn mức vay cần phải gắn với vốn của ngân hàng hay tài sản thế chấp.
Cần qui định thời hạn vay vốn tối đa càng ngắn càng tốt để cho phép Ngân hàng trung ương chủ động thay đổi điều kiện vay khi cần thiết. Một số Ngân hàng trung ương qui định thời hạn vay tối đa không quá vài ngày. Điều nầy có nghĩa là các ngân hàng thương mại muốn sử dụng vốn lâu hơn thời hạn tối đa phải gia hạn tín dụng ngắn hạn với điều kiện đã thay đổi.
Đối với thể thức tái chiết khấu, biến số chính sách chủ chốt là lãi suất chiết khấu. Nếu không có một thị trường tiền tệ phát triển thì có thể phải qui định lãi suất này theo phương pháp hành chính. Một số Ngân hàng trung ương tổ chức đấu giá tín dụng của Ngân hàng trung ương để xác định lãi suất chiết khấu. Qui tắc căn bản là phải giữ lãi suất chiết khấu cao hơn lãi suất tiền gửi để buộc các ngân hàng phải huy động tiền gửi trước khi vay vốn của Ngân hàng trung ương. Ngay khi có thể, cần đạt lãi suất cao hơn lãi suất tham chiếu chuẩn của thị trường tiền tệ. Ngoài thể thức cung cấp vốn khả dụng, hầu hết các Ngân hàng trung ương còn đóng vai trò là người cho vay cuối cùng thông qua thể thức cho vay khẩn cấp.
Nghiệp vụ thị trường mở:
Trong thời gian tới, để có thể hoàn thiện công cụ nghiệp vụ thị trường mở, chúng ta cần giải quyết những vấn đề sau:
Thứ nhất, điều kiện cần để nghiệp vụ thị trường mở có thể vận hành là các công cụ của thị trường mở phải hiện hữu. Tại các nước, công cụ phổ biên trên thị trường mở là tín phiếu kho bạc, ở đó nghiệp vụ được Ngân hàng trung ương sử dụng là đấu thầu tín phiếu kho bạc. Tại Việt Nam, trong thời gian tới, để tạo điều kiện cho Ngân hàng nhà nước sử dụng nghiệp vụ thị trường mở cần tập trung phát hành tín phiếu kho bạc thông qua đấu thầu. Hoạt động nay sẽ tạo điều kiện cho Ngân hàng nhà nước sử dụng thị trường đấu thầu như một công cụ đắc lực để thực hiện chính sách tiền tệ trong cùng thời kì, tác động gián tiếp tới khối lượng tiền cung ứng. Ngân hàng nhà nước có thể kiểm soát chặt hơn khối lượng tiền trong lưu thông đồng thời khai thác tối đa các nguồn tiền trong xã hội, đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho nền kinh tế. Ngoài việc giải quyết vấn đề phát huy nghiệp vụ thị trường mở thì việc tập trung đấu thầu tín phiếu kho bạc qua Ngân hàng nhà nước còn tạo điều kiện giảm lãi suất phát hành tín phiếu kho bạc so với việc chính kho bạc nhà nước phát hành. Mặt khác, để tạo điều kiện cho vấn đề chuyển nhượng, mua bán các chứng từ có giá hình thành các giao dịch hợp pháp trên thị trường mở, nhà nước cần sớm ban hành khung luật pháp về việc phát hành và lưu thông các chứng từ có giá.
Thứ hai, hạn chế việc cung ứng tín dụng của Ngân hàng nhà nước cho các ngân hàng thương mại thông qua cửa sổ chiết khấu. Nếu không có những hạn chế này, thì nghiệp vụ thị trường mở không thể sử dụng như một công cụ tiền tệ chủ yếu. Để hạn chế cung ứng tín dụng, Ngân hàng trung ương các nước thường thực hiện tăng lãi suất cấp vốn hoặc đặt ra những qui định hạn chế khi ngân hàng thương mại muốn vay tiền tại cửa sổ chiết khấu. Điều này sẽ làm giảm tính hấp dẫn nguồn tín dụng
qua Ngân hàng trung ương, từ đó khuyến khích các ngân hàng thương mại phải tìm nguồn bổ sung từ thị trường mở.
Thứ ba, xây dựng một thị trường tiền tệ năng động, đặc biệt là thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Bởi vì môi trường để Ngân hàng trung ương phát huy nghiệp vụ thị trường mở chính là thị trường tiền tệ. Thị trường này phải thông suốt và năng động, nghĩa là các giao dịch phải liên tục,nguồn thông tin từ thị trường phải cập nhật và chính xác. Để đạt được điều này, trước hết thị trường liên ngân hàng, hạt nhân trung tâm của thị trường tiền tệ phải được xác lập và phát triển. Trong đó các chủ thể đại diện cho nguồn cung - cầu, vốn là các ngân hàng thương mại phải thật sự năng động.
Điều hành tỉ giá:
Đối với công cụ này, xin phép được kiến nghị một số giải pháp:
Thứ nhất, Ngân hàng trung ương phải có ngoại tệ đủ mạnh. Khi cung cầu ngoại tệ trên thị trường thay đổi thì tỉ giá trên thị trường sẽ thay đổi, nếu Ngân hàng nhà nước muốn giữ tỉ giá ổn định thì buộc phải can thiệp. Nếu cung lớn hơn cầu, Ngân hàng nhà nước chỉ việc tung VND ra mua ngoại tệ, làm tăng nguồn dự trữ ngoại tệ của mình. Nhưng ngược lại, nếu cầu ngoại tệ cao hơn cung ngoại tệ( khả năng dễ xảy ra hơn), thì không còn cách nào khác, để giữ tỉ giá, Ngân hàng nhà nước buộc phải tung ngoại tệ ra bán. Song không chỉ như vậy, dự trữ ngoại tệ còn cần phải đủ mạnh để sẵn sàng đối phó với những âm mưu kích động yếu đầu cơ trên thị trường.
Thứ hai, xử lí tốt mối quan hệ giữa lãi suất và tỉ giá. Giữa hai yếu tố này có mối quan hệ ràng buộc khá chặt chẽ, nên tỉ giá có xu hướng giảm thì người ta bắt đầu quan tâm đến lãi suất, nếu lãi suất có xu hướng giảm thì ngược lại, người ta lại quan tâm đến tỉ giá. Các hành vi bán - mua - gửi - rút ngoại tệ luôn quan hệ xoắn xuýt với nhau và chúng sẽ tạo ra dòng luân chuyển giữa VND và ngoại tệ. Vì vậy, quan tâm đến tỉ giá thì không thể không quan tâm đến lãi suất và ngược lại.
Về quản lí ngoại hối, các giải pháp cần thiết là: nên quan tâm hơn đến nguồn ngoại tệ đang được dùng để buôn bán bât hợp pháp, ngăn chặn hiện tượng chảy máu ngoại tệ, có biện pháp xử lí thích đáng những trường hợp vi phạm chế độ quản lí ngoại hối, bên cạnh đó đáp ứng đầy đủ nhu cầu mua ngoại tệ hợp pháp, tạo sự tiện ích để khơi tăng nguồn thu từ kiều hối.