IV: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH CHỨNG KHOÁN TẠI CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM
4.3. Thay đổi chiến lược
- Đóng cửa phòng giao dịch, chi nhánh, tránh xa hoạt động tự doanh, giảm nhân viên môi giới… là những biện pháp được nhiều công ty chứng khoán thực hiện trong bối cảnh thị trường lâm vào khủng hoảng. Gần đây nhất là Công ty chứng khoán Sao Việt công bố đóng cửa chi nhánh TP HCM từ ngày 23/5/2011. Trước đó, hàng loạt đơn vị khác như Công ty chứng khoán Vina, ACB, Phố Wall… cũng thực hiện các hoạt động tương tự. Đơn vị chiếm thị phần môi giới lớn nhất trên thị trường – Công ty chứng khoán Thăng Long, cũng thông báo đóng cửa phòng giao dịch Khâm Thiên (Hà Nội) bởi tình hình thị trường quá khó khăn.
- Việc đóng cửa bớt phòng giao dịch, chi nhánh, thậm chí cắt giảm
nhân sự đã được nhiều công ty chứng khoán áp dụng trong bối cảnh khó khăn. Theo thông tin được công bố, kể cả các đại gia như Công ty chứng khoán Thăng Long, ACB, Vietinbank... đều phải đóng cửa bớt chi nhánh, phòng giao dịch do doanh thu môi giới xuống dốc.
- Kết thúc quý I, số liệu từ Ủy ban Chứng khoán cho thấy có 24 công ty
chứng khoán đang hoạt động báo lỗ với tổng giá trị lên tới 574 tỷ đồng. Một nguyên nhân quan trọng dẫn tới lỗ lớn là nghiệp vụ tự doanh. Phương án được hầu hết các công ty chứng khoán lựa chọn tại thời điểm này là mạnh tay cắt giảm mạnh danh mục tự doanh. “Nhiều công ty lớn đã chuyển hẳn danh mục tự doanh của mình sang cho các quỹ. Số còn lại giảm tới 70% lượng cổ phiếu nắm giữ”
- Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, thị trường chứng khoán
suy giảm mạnh kể từ đầu năm, giá trị giao dịch thấp khiến hoạt động môi giới lẫn tự doanh của các công ty đều gặp khó khăn. Đây chính là lý do dẫn tới việc phải đóng cửa phòng giao dịch, chi nhánh của nhiều công ty chứng khoán.
- Ngoài ra, cắt giảm nhân sự ở bộ phận môi giới cũng được nhiều công
- Nguồn tin từ nhiều công ty chứng khoán đều cho biết, trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt là sau 10 phiên lao dốc của Vn-Index, bộ phận tự doanh được lệnh “án binh bất động”.
- Chiến lược phòng thủ mà một số CTCK vừa và nhỏ (có mức vốn điều
lệ dưới 200 tỷ) thực hiện là loại bỏ tự doanh, chỉ cung cấp dịch vụ môi giới và tư vấn. Hầu hết các CTCK không đủ sức cạnh tranh đã chọn giải pháp bán cổ phần cho đối tác nước ngoài như trường hợp của CTCK Nhật Bản, Hướng Việt bán lại cho Morgan Stanley; hoặc sáp nhập, thâu tóm (Vincom Securities bán toàn bộ phần môi giới cho CTCK VP Bank).
- Chiến lược tích cực hơn mà các CTCK Top 10 như SSI, HSC, Thăng
Long đang áp dụng phổ biến là lấy mảng ngân hàng đầu tư (investment banking - IB) làm nòng cốt để tìm kiếm các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, đánh giá và tư vấn chào bán cổ phần doanh nghiệp.
- Chủ tịch HĐQT của SSI đã tuyên bố bỏ hẳn mảng tự doanh của
CTCK này từ năm 2010 và chuyển sang Công ty Quản lý quỹ (CTQLQ) - SSIAM để tránh sự xung đột lợi ích với khách hàng. Với mức vốn điều lệ 3.500 tỷ đồng, quy mô của SSI không thua kém gì với các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) bậc trung trên thị trường. Hơn thế nữa, mô hình combo này là sự kết hợp giữa CTCK và CTQLQ, đã chứng tỏ sự linh hoạt khi đầu tư song song trên cả thị trường vốn và thị trường tiền tệ. Sau đợt phát hành 2.000 tỷ trái phiếu chuyển đổi (SSICB2010) đầu năm 2010, CTCK này tận dụng được nguồn vốn giá rẻ với chi phí 4%/năm để có thể kinh doanh trên thị trường tiền tệ với lãi suất cao từ 12-20%/năm (tùy từng thời điểm) hoặc tìm cơ hội đầu tư khác trên thị trường vốn. Điều này góp phần lý giải kết quả kinh doanh vượt trội của SSI trong năm 2010.
- Bên cạnh đó, mô hình độc lập tương đối mà nhiều CTCK lớn áp dụng
như Thăng Long, ACBS, Agriseco đều phải dựa trên thế “kiềng ba chân” (NHTMCP - CTCK - QLQ). Trong đó, vai trò NHTMCP là cung ứng vốn,
giúp CTCK hoạt động thuận lợi trên thị trường tiền tệ, cũng như hỗ trợ tìm kiếm khách hàng cho mảng IB. Nhiệm vụ của CTCK chỉ chuyên về cung cấp dịch vụ tài chính cho khách hàng (môi giới, tư vấn doanh nghiệp, dịch vụ cá nhân khác). Mảng đầu tư chứng khoán được chuyển giao cho CTQLQ, thường là công ty con mà CTCK hay NHTMCP sở hữu cổ phần chi phối, quản lý danh mục đầu tư và ủy thác. Lợi thế nhất của việc chuyển tự doanh sang CTQLQ là tuân thủ Thông tư 226 của Bộ Tài chính về đảm bảo an toàn vốn cho CTCK cũng như khả năng sở hữu danh mục chứng khoán chưa niêm yết (OTC), vốn cổ phần tư nhân. Các CTCK không áp dụng theo mô hình khung này nhiều khả năng sẽ phải sáp nhập để có sức cạnh tranh tốt hơn hoặc đối mặt với nguy cơ giải thể.