Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính:

Một phần của tài liệu Cơ hội và thách thức đối với việc phát triển đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt nam sau khi gia nhập WTO và chức năng của chính phủ trong việc quản lý kinh tế (Trang 36 - 38)

Thủ tục hành chính rắc rối phiền hà được xem như một trong những nguyên nhân quan trọng làm giảm tính hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam. Do đó, cần xây dựng cơ chế quản lý theo hướng một cửa, một đầu mối ở Trung ương và ở địa phương để tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư nước ngoài. Trước mắt cần:

- Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương trong hoạt động quản lý FDI; phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng cơ quan trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh.

- Cải tiến mạnh thủ tục hành chính liên quan đến FDI theo hướng đơn giản hoá việc cấp phép và mở rộng phạm vi các dự án thuộc diện đăng ký cấp phép đầu tư. Lập tổ công tác liên ngành do Bộ KH & ĐT chủ trì để rà soát có hệ thống các quy định liên quan đến hoạt động FDI trên cơ sở đó có kiến nghị bãi bỏ những quy định không cần thiết.

5. Phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ hiệu quả:

Các dịch vụ hỗ trợ cho đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay còn ở mức thấp và kém hiệu quả. Mặc dù các dịch vụ này đã được cải thiện rất nhiều trong những năm 90, song vẫn còn rất chậm so với các nước trong khu vực, nhất là trong lĩnh vực năng lượng, giao thông, viễn thông và cơ sở hạ tầng thông tin. Giá hàng

hoá và dịch vụ, đặc biệt là giá các dịch vụ là chi phí đầu vào của sản xuất như điện, nước, viễn thông, giá thuê mặt bằng... của ta còn rất cao so với khu vực. Cần có những cải thiện tích cực hơn để giảm cước bưu chính viễn thông, tiền thuê đất, tăng thêm các ưu đãi về thuế và tài chính.

6. Mở rộng hình thức và lĩnh vực đầu tư:

Theo Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam, các doanh nghiệp FDI là loại hình Công ty TNHH. Với hình thức này, các doanh nghiệp có vốn FDI muốn tăng vốn để đầu tư mở rộng sản xuất sẽ gặp khó khăn vì không thể phát hành cổ phiếu. Việc cổ phần hoá các doanh nghiệp FDI và hoạt động của thị trường vốn tạo nên một cửa mở cho việc thu hút các nguồn vốn ở những quy mô khác nhau, cho phép các nhà đầu tư có vốn ít có thể tham gia đầu tư vào Việt Nam.

Mở rộng lĩnh vực đầu tư phù hợp với cam kết trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Từng bước mở thị trường bất động sản cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài và các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư tại Việt Nam; thiết lập cơ chế để doanh nghiệp FDI được xây dựng kinh doanh nhà ở và phát triển khu đô thị mới; khuyến khích đầu tư trong các lĩnh vực dịch vụ, khoa học, công nghệ, phát triển nguồn nhân lực; mở rộng hợp tác đầu tư trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch.

7. Xây dựng và triển khai hiệu quả các dự án gọi vốn đầu tư:

Để tăng cường tính minh bạch, ổn định và dự đoán trước, đồng thời tạo thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc lựa chọn cơ hội đầu tư, cần nâng cao chất lượng xây dựng quy định và danh mục dự án gọi vốn FDI. Điều này làm cơ sở thực hiện chương trình vận động đầu tư. Những thông tin về mục tiêu, địa điểm, hình thức, đối tác thực hiện dự án trong danh mục phải có độ chính xác và tin cậy cao. Căn cứ danh mục dự án quốc gia kêu gọi FDI, chuẩn bị kỹ một số dự án đầu tư quan trọng, chọn mời trực tiếp một vài tập đoàn lớn trong ngành, lĩnh vực quan trọng vào để đàm phán, tham gia đầu tư vào các dự án. Tập trung thu hút đầu tư vào các lĩnh vực mà các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm năng như các dịch vụ có hàm lượng trí tuệ và giá trị gia tăng cao (tài chính, ngân hàng, giám định, đánh giá tài sản kiến trúc và xây dựng, marketing, phân phối và dịch vụ hậu cần); các dự án

trong lĩnh vực hạ tầng cơ sở; các dự án sử dụng công nghệ cao và nhân công có chuyên môn cao; các dự án phát triển địa ốc, chỉnh trang đô thị, khu đô thị mới; các dự án khu du lịch, thương mại, giải trí.

Một phần của tài liệu Cơ hội và thách thức đối với việc phát triển đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt nam sau khi gia nhập WTO và chức năng của chính phủ trong việc quản lý kinh tế (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w