Khuyến nghị

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động học tập của học sinh các trường trung học phổ thông vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Tuyên Quang (Trang 118 - 132)

a) Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục:

- Cần tập trung hiện đại hoá đội ngũ nhà giáo thay vì tiếp tục đào tạo sinh viên ngành giáo dục trong bối cảnh nhiều năm nữa ngành chưa cần đến nguồn lao động này. Giáo dục cũng như các ngành khác, yếu tố con người là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại. Do đo, để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục cần phải đổi mới căn bản, toàn diện yếu tố con người, đó chính là đổi mới tư duy về giáo dục, tư duy về mỗi giờ lên lớp của giáo viên.

- Chỉ đạo các trường đào tạo sư phạm đổi mới cách đào tạo giáo viên. Qua việc trao đổi với nhiều sinh viên cho thấy, nhiều giảng viên các trường sư phạm ngoài kiến thức chuyên môn non yếu, kiến thức sư phạm cũng non yếu. Các bài giảng của nhiều

giảng viên cũng chỉ mang tính đọc chép, nhìn chép, giảng viên không nắm được nội dung của bài dạy nên trình bầy không thoát ý, và do đó cách tốt nhất là họ chọn việc đọc chép hoặc nhìn - chép qua máy chiếu, sau giờ học sinh viên chẳng biết giảng viên nói gì. Đặc biệt, có giảng viên chuyển từ đọc chép, nhìn chép sang thảo luận nhóm nhưng lại không có mục đích rõ ràng gây mất thời gian, không thu hút được hứng thú của người học. Mặc dù chương trình đại học sinh viên phải tự học là chính, song mỗi giờ lên lớp của giảng viên phải là một hình mẫu về phong cách sư phạm và đổi mới phương pháp để sinh viên sư phạm học tập. Những phần đọc - chép, nhìn - chép tốt nhất để sinh viên tự nghiên cứu (vì họ cũng biết đọc).

- Tăng cường các môn học giúp nâng cao nghiệp vụ sư phạm của giáo viên. Một học sinh lớp 12 học giỏi, nếu tự nghiên cứu thêm là đã có đủ kiến thức tham gia dạy học sinh ở trường trung học phổ thông bình thường, môn mà học sinh đạt học lực giỏi. Vấn đề là kiến thức thật và nghiệp vụ sư phạm. Vì vậy cần tăng cường các bộ môn Tâm lý, Giáo dục và những môn học khác liên quan là rất quan trọng.

b) Đối với Sở GD & ĐT

Cần quan tâm chỉ đạo giáo dục ở các cơ sở, nhất là chương trình thanh tra, kiểm tra cuộc vận động “Hai không” của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nắm bắt kịp thời tình hình chất lượng hoạt động dạy học, việc ĐMPPDH đã chú ý đến việc quản lý hoạt động học tập của học sinh ở mức độ nào để điều chỉnh uốn nắn kịp thời.

Cần tiếp tục nghiên cứu và ra văn bản hướng dẫn về việc trao quyền tự chủ cho cán bộ quản lý các trường phổ thông phù hợp điều lệ nhà trường; tăng cường tổ chức các chuyên đề, hội thảo về chuyên môn hội thảo về đổi mới PPDH về quản lý dạy học trong các nhà trường theo định hướng tập trung vào hoạt động học tập của người học; khuyến khích tự học đối với cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh.

Làm tốt công tác tham mưu với cấp trên thực hiện luật giáo dục, điều lệ nhà trường về luân chuyển cán bộ quản lý, điều tiết cân đói giáo viên, hợp lý ở các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh.

c) Trường phổ thông

- Thường xuyên tạo môi trường thân thiện trong trường học, giờ học và các hoạt động sư phạm; tạo nhu cầu và hứng thú để lôi kéo phụ huynh cùng tham gia các hoạt động giáo dục theo định hướng của nhà trường.

- Phát huy tinh thần học tập, tự học của cán bộ giáo viên thông qua việc sinh hoạt chuyên môn, thảo luận về nghiệp vụ sư phạm. Hoạt động dự giờ thăm lớp cần có định hướng rõ ràng của nhà trường trong đó cần chú ý việc quản lý HĐHT của học sinh đối với giáo viên; thường xuyên nghiên cứu xây dựng tài liệu cho học sinh tự học. Tăng cường bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh, tổ chức tốt các tổ nhóm học tập. Hiệu trưởng cần kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm thường xuyên.

- Bằng nghiệp vụ quản lý, thường xuyên giúp giáo viên tự hoàn thiện mình bằng phương pháp kiểm tra và tự kiểm tra năng lực bản thân, có kế hoạch tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thích ứng với yêu cầu của đổi mới.

- Quản lý đổi mới phương pháp dạy học cần đi vào chiều sâu, song phải chú ý đến năng lực của giáo viên và khả năng nhận thức của học sinh từng lớp học để tránh bệnh hình thức cũng như sự gượng ép đối với người dạy do năng lực có giới hạn.

- Cần có chiến lược xây dựng đội ngũ nhà giáo chất lượng cao theo hướng đẳng cấp khu vực và quốc tế.

Ngoài những vấn đề trên, những vấn đề liên quan đến cơ sở vật chất, cơ chế, chính sách, quản lý hành chính cũng rất quan trọng để giúp việc đổi mới thành công và nâng cao chất lượng giáo dục.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Aunapu (1979), Quản lý là gì?, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

2. Nguyễn Ngọc Bảo, Trần Kiểm (2007), Lý luận dạy học ở trường THPT, Nhà xuất bản đại học Sư phạm.

3. Đặng Quốc Bảo (1995), Quản lý giáo dục – một số khái niệm và luận đề, cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo Hà Nội.

4. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2002), Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT - NXB Giáo dục.

5. Bộ giáo dục và Đào tạo (2002), Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010 nhà xuất bản giáo dục Hà Nội.

6. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2005), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Trung học phổ thông (2004 – 2007), NXB Giáo dục.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Điều lệ trường THCS, trường THPT và các trường phổ thông có nhiều cấp học.

8. Bộ giáo dục và Đào tạo (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THPT,

Nhà xuất bản giáo dục.

9. Các Mác - Ăngghen toàn tập, NXB chính trị quốc gia Hà Nội, 1993.

10.Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010, Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội, 2002. 11.Nguyễn Khắc Chương (2004), Lý luận quản lý giáo dục đại cương, Đại học sư

phạm Hà Nội.

12.Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện đại hội đảng toàn quốc lần thứ VIII, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13.Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần IX, nhà xuất bản chính trị quốc gia.

14.Đảng cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội đảng toàng quốc lần thứ X, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội. 15.Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở khoa học quản lý, Nhà xuất bản chính trị

Quốc gia.

16.Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục, NXB giáo dục Hà Nội.

17.Phạm Minh Hạc (2001), Về phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, NXB chính trị quốc gia Hà Nội.

18.Hanold Koontz – Cyvic Odonnell-Heinz Odonnell, Những vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB khoa học kỹ thuật Hà Nội.

19.Học viện hành chính Quốc Gia (2000), Giáo trình quản lý Nhà nước, NXB giáo dục, Hà Nội.

20.Nguyễn Sinh Huy, Nguyễn Văn Lệ (1997), Giáo dục học đại cương, NXB giáo dục, Hà Nội.

21.Trần Kiểm (2003), “Giáo trình”, Quản lý giáo dục và trường học, viện khoa học giáo dục Hà Nội.

22.Trần Kiểm (2006), Khoa học quản lý giáo dục - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản giáo dục.

23.Trần Kiểm, Bùi Minh Hiền (2006), Giáo trình quản lý và lãnh đạo nhà trường,

NXB giáo dục Hà Nội.

24.Lịch sử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang.

25.Luật giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành, Nhà xuất bản thống kê Hà Nội, 2005.

26.Luật giáo dục, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội, 2005.

27.Nguyễn Ngọc Quang (1998), Những khái niệm cơ bản về lý giáo dục, trường CBQL giáo dục và đào tạo Hà Nội.

28.Từ điển giáo dục học, Nhà xuất bản từ điển bách khoa, Hà Nội, 2001. 29.V.L. Lê nin (1963), Bút ký triết học, Nhà xuất bản sự thật Hà Nội.

30.Phạm Viết Vượng (2000), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội.

PHỤ LỤC

Phục lục 1

Phiếu trƣng cầu ý kiến đối với cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh các trƣờng THPT vùng đặc biệt khó khăn tỉnh tuyên Quang

Để tập trung tìm hiểu một số biện pháp trong công tác quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Tuyên Quang hiện nay. Xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của mình về các nội dung sau: Đồng chí đánh dấu “x” vào ô tương ứng

1. Thực trạng nhận thức về mục đích, ý nghĩa đối với công tác quản lý hoạt động học tập của học sinh

TT Mục đích, ý nghĩa đối với công tác quản lý HĐHT của học sinh Mức độ (%) Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng 1 Tạo thói quen học tập cho học sinh

2 Giúp học sinh tích cực, chủ động, tự giác, sáng tạo trong học tập

3

Giúp học sinh có ý thức ghi chép bài theo ý hiểu của mình trong giờ học, phát triển tư duy và khả năng ghi nhớ

4 Hình thành cho học sinh thói quen giúp đỡ nhau trong việc tiếp thu kiến thức

5 Giúp học sinh có ý thức và từng bước hình thành năng lực tư duy độc lập, khả năng tự học

6

Phát triển các kỹ năng cơ bản cho học sinh như kỹ năng diễn đạt, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thảo luận nhóm

2. Thực trạng nhận thức về yêu cầu đối với công tác quản lý hoạt động học tập của học sinh

TT Yêu cầu đối với công tác quản lý HĐHT của học sinh Mức độ (%) Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng 1 Đảm bảo tính vừa sức đối với học sinh

2 Đảm bảo tính phát triển

3 Đảm bảo sự yêu cầu về chương trình

4 Đảm bảo về thời gian và sự cân đối giữa các môn học

5 Đảm bảo về điều kiện tâm sinh lý và gia đình của từng học sinh

6 Đảm bảo sự kịp thời, nghiêm túc, khoa học trong việc thi, kiểm tra, đánh giá học sinh

3. Thực trạng về động cơ, thái độ học tập của học sinh

TT Nội dung Tốt Bình thường Mức độ Chưa tốt

1 Học sinh chuẩn bị bài và làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp

2 Học sinh tích cực, chủ động, tự giác, sáng tạo trong học tập

3 Học sinh có tinh thần xây dựng bài trong giờ học

4 Học sinh có ý thức ghi chép bài theo ý hiểu của mình trong giờ học 5

Học sinh có tinh thần giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình tiếp thu kiến thức

4. Kết quả thực hiện các yêu cầu về hoạt động học tập của học sinh

TT Nội dung Mức độ

Tốt Bình thường Chưa tốt

1

Học sinh tiếp thu được nội dung, chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với yêu cầu của từng môn học

2

Học sinh có kỹ năng làm bài tập và giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống

3 Học sinh có kỹ năng thực hành, thí nghiệm, kỹ năng quan sát

4

Học sinh có khả năng đọc sách báo, tài liệu có liên quan để phục vụ cho nội dung học tập

5 Học sinh có khả năng hệ thống hóa kiến thức bài học

6 Học sinh biết trình bầy một vấn đề liên quan đến bài học

5. Thực trạng về công tác chỉ đạo lập kế hoạch quản lý hoạt động học tập của học sinh

TT Nội dung Mức độ

Tốt Bình thường Chưa tốt

1

Chỉ đạo việc lập kế hoạch QLHĐHT của học sinh theo từng buổi học, theo tuần học, học kỳ và cả năm học

2 Chỉ đạo việc tổ chức xây dựng nội dung quản lý HĐHT của học sinh

3

Chỉ đạo việc phối hợp giữa các giáo viên, tổ chức đoàn thanh niên và gia đình học sinh trong việc quản lý các nội dung HĐHT của học sinh

4

Chỉ đạo tổ chuyên môn trong việc Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh

5

Chỉ đạo việc biên soạn nội dung tự học, học theo nhóm cho học sinh ngoài giờ chính khóa

6

Chỉ đạo chuẩn bị các phòng học bộ môn, thư viện, phòng thí nghiệm giúp hoạt động học tập của học sinh đạt hiệu quả

6. Thực trạng công tác chỉ đạo việc thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh

TT Nội dung Mức độ

Tốt Bình thường Chưa tốt

1

Chỉ đạo công tác xây dựng nội dung quản lý HĐHT của học sinh theo kế hoạch

2

Chỉ đạo việc thực hiện công tác quản lý HĐHT của học sinh trong giờ học

3

Chỉ đạo việc thực hiện công tác quản lý HĐHT của học sinh ngoài giờ học

4

Chỉ đạo tổ chuyên môn dự giờ giáo viên để nắm bắt và điều chỉnh kịp thời hoạt động dạy cho phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ học

5

Chỉ đạo bộ phận thư viên thống kê số lượng học sinh mượn và đọc các tài liệu học tập

6

Chỉ đạo bộ phận theo dõi đầu giờ học, các giáo viên chủ nhiệm trong việc quản lý các nội dung học tập của học sinh theo kế hoạch

7. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh

(Câu này nếu đồng chí là cán bộ quản lý thì ghi đánh dấu “x” vào ô CBQL, nếu là giáo viên thì ghi vào ô GV)

7.1. Bảng dành cho cán bộ quản lý và giáo viên

TT Nội dung

Mức độ

Tốt Bình thường Chưa tốt

CBQL GV CBQL GV CBQL GV

1

Tổ chức kiểm tra, đánh giá trực tiếp việc thực hiện các nội quy học tập của học sinh

2

Tổ chức kiểm tra, đánh giá giáo viên bộ môn trong việc xây dựng và quản lý nội dung HĐHT cho học sinh

3

Kiểm tra, đánh giá giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý HĐHT của học sinh lớp chủ nhiệm

4

Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm đối với tổ chuyên môn trong việc quản lý các hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh

5

Kiểm tra, đánh giá công tác thư viện trong việc quản lý quá trình mượn sách báo, tài liệu học tập của học sinh

6

Kiểm tra, đánh giá việc phối hợp giữa GVCN, GVBM, tổ chức đoàn thanh niên, chính quyền địa phương và cha mẹ học sinh trong việc quản lý HĐHT của học sinh

7.2. Bảng dành cho học sinh

TT Nội dung Mức độ

Tốt Bình thường Chưa tốt

1

Tổ chức kiểm tra, đánh giá trực tiếp việc thực hiện các nội quy học tập của học sinh

2

Tổ chức kiểm tra, đánh giá giáo viên bộ môn trong việc xây dựng và quản lý nội dung HĐHT cho học sinh

3

Kiểm tra, đánh giá giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý HĐHT của học sinh lớp chủ nhiệm

4

Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm đối với tổ chuyên môn trong việc quản lý các hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao kết quả học tâpk của học sinh

5

Kiểm tra, đánh giá công tác thư viện trong việc quản lý quá trình mượn sách báo, tài liệu học tập của học sinh

6

Kiểm tra, đánh giá việc phối hợp giữa GVCN, GVBM, tổ chức đoàn thanh niên, chính quyền địa phương và cha mẹ học sinh trong việc quản lý HĐHT của học sinh

8. Những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả quản lý hoạt động học tập của học sinh các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Tuyên Quang

TT Nội dung Có ảnh hƣởng

Không ảnh hƣởng

1

Cán bộ quản lý, giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động học tập của học sinh các trường trung học phổ thông vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Tuyên Quang (Trang 118 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)