- Một số nghiên cứu sử dụng hormon tuyến giáp để duy trì tình trạng ĐTĐ thực nghiệm sau khi đã dùng liều nhỏ Alloxan hoặc sau khi cắt bỏ trên 80% tuyến tụy của
PHẦN 2 THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ 2.1 Nguyên vật liệu và phương pháp nghiên cứu
2.2.2.2. Vi phẫu thân Chóp mau Việt
Ngoài cùng là lớp bần có thành hóa cutin. Tiếp đến là lớp tế bào mô mềm vỏ, gồm các tế bào hình đa giác dài, thành mỏng, gồm khoảng 8 đến 10 lớp tế bào xếp xít nhau đều đặn, theo hướng tiếp tuyến thành những vòng hướng tâm không để lộ khoảng gian bào, có hiện tượng chèn ép ở phía ngoài cùng sát lớp bần. Ngay cạnh lớp mô mềm vỏ, có các tế bào mô cứng nằm rải rác tạo thành vòng đồng tâm ngăn cách mô mềm vỏ và libe. Lớp libe gồm các tế bào đa giác thành rất mỏng nhưng bị chèn ép mạnh nên bị biến dạng. Lớp gỗ rất dày chiếm khoảng 50% diện tích bề mặt, có rất nhiều cá tế bào sợi gỗ thành rất dày xếp thành dãy xuyên tâm cùng với libe gỗ, xen lẫn có các tế bào gỗ thành mỏng, và thường tập trung gần mô mềm ruột. Mô mềm ruột gồm các tế bào hình trứng to, nhỏ khác nhau xếp gần nhau để lộ khoảng gian bào. Trong có rải rác các tinh thể canxi oxalate hình cầu gai với kích thước lớn chiếm gần hết tế bào mô mềm ruột
Vi phẫu: thân cây Chóp mau Việt
2.2.2.3. Vi phẫu rễ cây Chóp mau Việt
Mặt cắt ngang của rễ hình tròn, từ ngoài vào trong có: + Lớp bần dày, hóa cutin
+ Lớp mô mềm vỏ, gồm các tế bào đa giác, hình dạng, kích thước khác nhau, xếp xít nhau, thành rất mỏng không để lộ khoảng gian bào. Xen lẫn có các tế bào mô cứng khá to, nhân phân nhánh, thường tụ tập thành đám khoảng từ 3 tế bào mô cứng trở lên, nằm rải rác trong mô mềm vỏ, xếp gần sát lớp bần, tạo thành 1 vòng hướng tâm.
+ Các bó libe và gỗ cấp 2 xếp đều đặn thành các dãy xuyên tâm. Lớp gỗ cấp 2 rất dày chiếm khoảng 60% diện tích bề mặt rễ chóc máu.
Vi phẫu: rễ cây Chóp mau Việt 2.2.3. Độc tính cấp của dịch chiết rễ cây Chóp mau Việt trên chuột nhắt trắng [9], [23].
Chuột nhắt trắng trọng lượng 20±2 (g) được chia thành 3 lô mỗi lô 10 con Lô 1: uống thuốc với liều cao nhất có thể cho chuột uống (59 g/kg chuột/lần x 2lần). Lô 2: uống thuốc với liều bằng 80% liều của lô 1 (47,2 g/kg chuột/lần x 2lần). Lô 3: uống thuốc với liều bằng 80% liều của lô 2 (37,8 g/kg chuột/lần x 2lần). Chuột được nhịn đói 12 giờ trước khi cho uống thuốc thử, vẫn uống nước đầy đủ, sau đó uống thuốc thử. Thể tích mỗi lần cho uống là 0,2 ml/10 g chuột. Cho chuột uống thuốc 2 lần, mỗi lần cách nhau 2h. Chuột được cho ăn trở lại 2h sau uống thuốc, cho uống nước bình thường. Theo dõi chuột liên tục trong vòng 4h đầu, số chuột chết và hoạt động của chuột trong vòng 72h. Nếu chuột chết mổ xem tổn thương đại thể và xác định LD50. Kết quả thực nghiệm được trình bày ở bảng 2.1:
Bảng 2.1. Số chuột chết ở các lô trong vòng 72 giờ Lô Số chuột thực nghiệm Liều dùng (g/kg chuột) Số chuột chết trong 72 giờ Tỷ lệ chết (%) trong 72 giờ 1 10 118 1 10 2 10 94,4 0 0 3 10 75,6 0 0
Ở liều cao nhất (118g/kg chuột) có thể cho chuột uống thuốc: trong 1 giờ đầu, chuột tụ thành đám, ít hoạt động, hầu như không tiêu thụ thức ăn, ít uống nước, phản xạ với kích thích, đuôi tái. Từ giờ thứ 3 trở đi, chuột hoạt động trở lại, ăn uống tăng dần, phân, nước tiểu bình thường, lông mượt, đuôi hết tái, niêm mạc hồng hào, phản
xạ tốt với kích thích. Trong vòng 72 h sau, có duy nhất 1 con chết, các con còn lại đều khỏe mạnh, ăn uống và hoạt động bình thường. Trong 7 ngày tiếp sau, 9 con chuột còn lại đều khoẻ mạnh, ăn uống và hoạt động bình thường.
Ở lô 2 (liều 94,4g/kg chuột): trong 1h đầu, chuột có tụ thành đám, giảm hoạt động, giảm tiêu thụ thức ăn và nước uống, nhanh nhẹn, khoẻ mạnh hơn lô 1, không có con nào chết. Trong vòng 72 h và 7 ngày sau đó, chuột ăn uống và hoạt động bình thường, tất cả đều khỏe mạnh, không có con nào chết.
Ở lô 3 (liều 75,6g/kg chuột): trong vòng 1 giờ đầu, chuột vẫn khá khỏe mạnh, đi lại nhanh nhẹn và chuột nhanh chóng trở lại bình thường. Trong vòng 72h và 7 ngày tiếp sau đó, chuột ăn uống và hoạt động bình thường, không có con nào chết.