GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THANH KHOẢN 1 Xây dựng chiến lược quản lí thanh khoản

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thanh khoản tại ngân hàng Công thương Chương Dương (Trang 28 - 29)

3.2.1. Xây dựng chiến lược quản lí thanh khoản

a) Ngân hàng phải xây dựng chiến lược thanh khoản phù hợp và cụ thể hóa bằng các công cụ kế hoạch hóa, hạn mức…. đối với hoạt động kinh doanh. Để làm tốt việc xây dựng chiến lược quản lí thanh khoản, nhà quản lý phải nắm rõ nguồn cung cầu tiền tại ngân hàng không chỉ trong thời điểm hiện tại, mà phải phân tích cả quá khứ và dự tính trong tương lai.

b) Ngân hàng cần phải dự báo được những biến động bất thường của thanh khoản, đồng thời phải kiểm soát được những yếu tố tác động có thể làm tăng hoặc giảm trạng thái thanh khoản. Trạng thái thanh khoản hàng ngày được tính toán dựa trên cơ sở lịch sử số liệu hoạt động cho vay và hoạt động huy động tiền gửi kết hợp với việc xem xét các yếu tố tác động đến làm thay đổi nhu cầu thanh khoản như: các cam kết tín dụng, yếu tố thời vụ, sở thích của nhà đầu tư.

c) Xây dựng chiến lược phòng ngừa rủi ro thanh khoản, ngân hàng phải tiến hành các hoạt động đảm bảo quỹ thanh toán bằng cách duy trì dự trữ tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại NHNN và các TCTD khác. Rõ ràng rủi ro thanh khoản của ngân hàng có thể được giảm bớt nếu ngân hàng dự trữ một số lượng lớn các tài sản lỏng như tiền mặt, tiền gửi tại NHNN hay các giấy tờ có giá ngắn hạn. Tuy nhiên, cũng phải quản lý chặt chẽ mức dự trữ tối thiểu đối với tài sản lỏng nên ngân hàng phải

có các báo cáo thể hiện được chi tiết các nguồn tiền gắn liền với tài sản nợ, tài sản có tại thời điểm báo cáo.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thanh khoản tại ngân hàng Công thương Chương Dương (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w