Chiến lược giá của OMO

Một phần của tài liệu chiến lược giá omo của công ty unilever (Trang 28 - 32)

- Trao đổi với báo giáo dục Việt Nam, không ít khách hàng đã thừa nhận bột giặt OMO rất hiệu quả nhưng giá tiền đắt hơn rất nhiều loại bột giặt khác.

2.5. Chiến lược giá của OMO

2.5.1. Quy trình định giá:

Bước 1: Chọn lựa mục tiêu giá cả. Bước 2: Xác định nhu cầu.

Bước 3: Ước lượng chi phí.

Bước 4: Phân tích chi phí, giá cả, và sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Bước 5: Chọn phương pháp định giá.

2.5.2. Chiến lược giá:

- Nhận biết 80% người tiêu dùng Việt Nam sống ở vùng nông thông có thu nhập thấp, Uniliver Việt Nam đã đề ra mục tiêu giảm giá thành sản xuất nhằm đem lại mức giá cả hợp lý cho người tiêu dùng. Công ty đã dựa vào các doanh nghiệp nhỏ địa phương để tìm các nguyên liệu tại chỗ thay thế một số loại nhập khẩu, điều này vừa giảm được chi phí mua hàng vừa đóng thuế nhập khẩu ít hơn.

- Ngoài ra công ty cũng phân bố việc sản xuất, đóng gói cho các vệ tinh tại các khu vực Bắc, Trung, Nam để giảm chi phí vận chuyển và kho bãi. Uniliver cũng đã thực hiện chính sách hỗ trợ tài chính giúp các doanh nghiệp địa phương có thể nâng cấp trang thiết bị sản xuất, chuyển giao kĩ thuật, tổ chức các chương trình huấn luyện sản xuất.

...Thực tế thì ở Việt Nam sản phẩm nổi tiếng thế giới OMO do người Việt Nam sản xuất. OMO đã đánh đúng nhu cầu người tiêu dùng ở thời điểm đó. Người tiêu dùng cần một loại bột giặt chất lượng tốt, đặc biệt khả năng giặt tẩy tốt và giá vừa phải.

- OMO đã sử dụng chiến lược giá thâm nhập thị trường. Trong khoảng 5 năm đầu, công ty vẫn giữ giá bán và chất lượng không thay đổi dù giá các loại sản phẩm khác cùng loại tăng do ảnh hưởng của giá nguyên liệu, giá xăng dầu tăng. Các biện pháp này giúp OMO dần dần giành lấy thị phần cao.

- Bột giặt OMO và Tide chiếm lĩnh thị trường và cạnh tranh gay gắt. Kinh nghiệm của Uniliver trong môi trường cạnh tranh với đối thủ truyền kiếp P & G:“Nếu 2 đối thủ cạnh tranh có thị phần gần ngang bằng nhau, đối thủ nào tăng thị phần có thể giành sự khác biệt cả về doạnh số và chi phí đưa đến lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ.”

Một phần của tài liệu chiến lược giá omo của công ty unilever (Trang 28 - 32)