Nơi Tắc Sậy,vào một chiều im vắng,
Những hàng cây cầu nguyện với trăng sao Bên mộ ngài, hồn con loạn xiết bao, Ðôi giòng lụy, trút mãi niềm câm lặng.
Con quỳ đấy, nhưng tâm hồn sao vắng lạnh Như oan hồn đau khổ quấn bên Cha
Con quỳ đấy, bao nỗi buồn thiết tha, Của cuộc đời gian truân đầy nghịch cảnh ! Cha Diệp ơi ! Trút lên Cha bao nỗi niểm u uẩn, Vương vấn mãi trọn cuộc đời con đi
Con làm gì, khi giòng lệ vẫn hoen mi Khóc với Cha bao cơn bệnh hồn xác.
Hướng về Cha, bao linh hồn tan nát Giữa cuộc đời Buồn gấp vạn lần Vui Cha Diệp ơi ! Hồn cảm mến khôn nguôi Cha thương xót đoàn chiên đang tản mác... Cha Diệp ơi ! Dù còn đời hay mất,
Giữa cơn lốùc dập vùi của thương đau Giữa cơn mê trần tục vẽ muôn màu Ðang lôi cuốn vạn người vào hư ảo !...
Cha Diệp ơi ! Hướng về Cha, bao người đang thiểu não
Lê gót mòn vạn nẻo khắp Năm Châu Tìm Hạnh Phúc Thiên Ðường ở nơi đâu ? Cha thương xót, giữ gìn họ luôn mãi nhé !
Ca ngợi Cha, con dùng THƠ tráng lệ, Tráng lên men đau khổ của cuộc đời Dùng VĂN XUÔI chấm, phá, nắn từng lời Ðể mọi người biết Cha mà ..khấn vái !
Ca tụng Cha, con vụng về Viết NHẠC, Những khúc ca trầm bổng thay lời cầu, Cả PHIM ẢNH con không nề hợp tấu Miễn là Cha được danh khắp Năm Châu. Vinh danh Cha để Thánh Thần soi sáng
Ðấùng Cầm Quyền Giáo Hội ở trần gian Mau nghiên cứu hồ sơ khắp nẻo đàng Cho DÂN VIỆT có thêm ..MỘT VÌ THÁNH !
John Mary Võ Hữu Hạnh. CALIFORNIA, U.S.A. 12-3-1998
Các bạn có tin phép lạ không? Tôi không phải là người Công Giáo, tôi cũng nhìn thấy bức ảnh của vị linh mục này trên các báo Việt ngữ. Có lần tôi cũng xin thử, nhưng không có linh ứng. Chắc là tại mình thử nên không có lòng thành. Trong một lần bị "khủng hoảng" trong cuộc đời. Tôi đã xin thiệt và được ứng nghiệm thiệt. Cách xin rất đơn giản, bởi vì tôi không phải là tín đồ Thiên Chúa Giáo. Nên hoàn toàn không biết cách xưng hô trong giáo luật.
Các bạn chọn nơi thật yên tỉnh, nói họ tên và điều ước nguyện khoảng 10 lần trong một lần cầu nguyện ơn lành. Và khoảng 10 ngày, sau đó sẽ được ứng linh bởi vị linh mục này. Chúc quý bạn đạt được ước nguyện.
TIN CỘNG ĐỒNG
Kỷ Niệm 60 Năm Ngày Mất của Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp
Source
Thanh Phong (ghi, trích)
Hiện nay, không chỉ người Công Giáo mà rất nhiều người thuộc các tôn giáo khác, ở trong cũng như ngoài nước đều nghe nói đến Cha Trương Bửu Diệp, nhất là những phép lạ cha đã làm. Hàng ngàn người khấn xin cha đã được ơn và những chứng tích như nạng gỗ, gậy chống, xe lăn và hàng trăm bảng tri ân để lại nơi phần mộ cha, là những bằng chứng cụ thể về “phép lạ của Cha Trương Bửu Diệp” cho những ai còn hoài nghi về ngài.
Tại Orange County, ông J.B. Võ Hữu Hạnh, người đứng đầu hội “Những Người Con Cha Trương Bửu Diệp” cũng đã xuất bản một cuốn sách về tiểu sử và những ơn lành cha ban cho nhiều người.
Tại Việt Nam, hầu như không có ngày nào không có người từ khắp nơi đến mộ cha tại Tắc Sậy, Cà Mau, và mỗi năm hàng trăm ngàn người đổ về địa danh này, nhất là trong những dịp lễ giỗ cha. Cả những người từ miền Bắc xa xôi cũng rủ nhau thuê xe đến Cà Mau khấn xin cha...
Người Việt Nam sống tại hải ngoại có dịp trở lại quê hương cũng không quên đến viếng mộ Cha Trương Bửu Diệp, để cầu xin ngài ơn này ơn khác. Tại giáo phận Quận Cam, miền Nam California, một số người mến mộ cha như ông J.B. Võ Hữu Hạnh, ông Tôma Vũ Văn Hiện, ông Giuse Nguyễn Văn Mừng... đã tập hợp nhau thành lập “Hội Những Người Con Cha Trương Bửu Diệp” và hàng năm đều tổ chức lễ giỗ cha trọng thể.
trang trọng từ hai giờ đến bốn giờ chiều Chúa Nhật, ngày 12 Tháng Ba năm 2006 tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam. Trước và sau Thánh Lễ, ban tổ chức sẽ phổ biến sách viết về Cha Trương Bửu Diệp cũng như trao tặng ảnh chân dung cha. Nhiều người có lòng mến mộ cha đã hứa đem thực phẩm, nước uống đến phục vụ miễn phí mọi người đến tham dự lễ giỗ cha.
Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp sinh ngày 01 Tháng Giêng, 1887, thụ phong linh mục năm 1924 và được cử làm cha sở họ Tắc Sậy, quận Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu (nay thuộc tỉnh Cà Mau). Theo tác giả Trần Anh Linh viết trên nguyệt san Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp thì năm 1946, Pháp chiếm Giá Rai và cha sở cho người xuống mời Cha Trương Bửu Diệp lên quận ở nhưng Cha Diệp không muốn bỏ con chiên đi tìm chỗ yên thân cho riêng mình, cha nhất định ở lại sống chết cùng đoàn chiên. Ðầu Tháng Ba năm ấy, Việt Minh bắt cha và các vị chức sắc trong xứ đạo đem về xã Xử Ðiền ở Ðịnh Thanh và quản thúc tại đây hơn một tuần. Vì sợ Pháp sẽ đến giải cứu cha, nên đêm 12 Tháng Ba, 1946, Việt Minh vào dẫn một mình cha đem đi thủ tiêu, còn các vị chức sắc được thả về. Ðêm sau cha báo mộng cho tất cả các vị chức sắc, bảo hãy ra bờ đìa, nơi có ánh sáng là sẽ tìm thấy xác cha. Các vị đến nơi tìm thấy xác cha bị chém 3 nhát, đầu rời khỏi thân, nhưng hai tay cha vẫn chắp lại như đang cầu nguyện, và nét mặt thật bình thản không có vẻ gì sợ hãi trước cái chết cả. Các vị chức sắc lén đưa xác cha về chôn tại nghĩa địa Tắc Sậy và sau này đã lấy cốt đem về chôn tại khuôn viên nhà thờ họ đạo Tắc Sậy, Cà Mau. Tuy nhiên, bà cụ Hồ Thị Xuân, người đã được Cha Trương Bửu Diệp lo cho “rước lễ vỡ lòng”, “thêm sức” vì là người ở trong họ đạo Tắc Sậy, cụ Hồ Thị Xuân đã viết thư cho cha linh hướng nguyệt san Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp kể lại cái chết của Cha Trương Bửu Diệp có khác bài viết của tác giả Trần Anh Linh. Bà cụ Hồ Thị Xuân kể:
Vào đầu Tháng Ba năm 1946, Nhựt Bản bắt cha và cả bổn đạo Tắc Sậy, luôn cả người ngoại nữa nhốt trong nhà thờ. Bổn đạo khóc quá trời, trong đó có cả dì, cậu mợ và anh em con. Cha Diệp an ủi: “Các con đừng buồn, hãy vâng theo thánh ý Chúa. Cha ban phép giải tội lòng lành tập thể rồi cha con dọn mình về với Chúa.”
Ðến chiều, bọn chúng vào và hét: “Ai có đạo đứng qua một bên. Ai không có đạo đứng qua một bên.”
Ðứng bên trên, Cha nhìn thấy có người có đạo đàng hoàng cũng đã bỏ đạo chạy qua phía bên kia đứng, không đứng bên Cha nữa!
Phân chia xong, chúng cho mấy người không theo đạo trở về. Còn lại, chúng nó ôm rơm chất xung quanh nhà thờ cao dần lên tới nóc. Bổn đạo trong nhà thờ khóc quá. Cha an ủi: “Các con đừng khóc nữa! Hãy lo ăn năn tội cách trọn, cha sẽ giải tội cho các con. Rồi cha con mình lãnh nhành lá Tử Ðạo về với Chúa.”
Tất cả nghe Cha đều hết khóc, mọi người lo dọn mình chết với cha. Cứ khoảng 5, 10 phút là cha giải tội một lần. Dì con nói: “Có ơn Chúa do cha cầu, không ai sợ nữa cả, ai nấy lo dọn mình chết lành với cha thôi.” Mãi đến tối, chờ mãi không thấy ai ra tay đốt cả. Cha vừa giải tội thêm lần nữa, thì chúng nó vào mời một mình cha ra mà thôi. Bổn đạo nhao nhao lên khóc. Cha an ủi: “Các con ở đây chờ cha. Ðừng khóc nữa! Ðây, cha ban phép
lành và giải tội lần cuối cùng cho các con...”
Ba hôm sau hay một tuần gì đó con không nhớ rõ, tá điền của ông Chú Cán đi qua ban đêm, thấy sau giếng nước ở ruộng có ánh sáng kỳ lạ, mới chạy lại nhìn thì gặp xác cha, vội chạy về nhà thờ cho nhiều người hay. Mấy cậu và anh con là giáo chức trong họ, lén đem xác cha về, mặc áo lễ và đội mão đàng hoàng cho cha. Khi vớt xác cha lên trong vùng ánh sáng kỳ lạ thì xác cha lúc đó đã cứng rồi, làm sao thay đồ cho cha được! Các ông nói: “Cha ơi! Cha cứng đờ vậy làm sao chúng con thay đồ tẩm liệm cho cha được! Các ông bèn quây màn lên, cùng nhau đọc một kinh Lạy Cha... tức thì xác cha liền mềm nhũn như vừa mới chết.”
Bà Hồ Thị Xuân cũng kể rằng tên bày mưu cho Nhật Bản giết một mình Cha Diệp là người trong họ đạo, chính tên này ra tay hạ sát cha. Khi Pháp trở lại tìm bắt y, y đã chạy ra nghĩa địa trốn và không biết vô tình hay như thế nào mà nó lại núp ngay vào mả Cha Diệp phía sau cây Thánh Giá. Khi bọn lính tới gần, y hoảng hốt kêu: “Cha ơi, cha cứu con với!” Lính đi qua đi lại mà không thấy y, ngược lại y nhìn thấy hết. Sau đó tên giết người này hối hận nên ra đầu thú và chắc chắn sẽ nhận án tử hình, nhưng một lần nữa, Cha Diệp đã ra tay cứu y, người Pháp không xử tử mà lại tìm việc cho y làm.
Ðến năm 1977, có một gia đình nghèo, cha mẹ đi làm ăn xa. Ðể lại nhà thằng anh 13 tuổi trông coi đứa em mới lên ba. Ðứa em bệnh nặng gần chết, thằng anh cõng em ra cửa Gành Hào cách đó bốn cây số để xin thuốc, thằng anh vừa đi vừa khóc, bỗng từ xa, có một ông già mặc đồ Tàu, đầu đội nón lá, chân đi dép Nhật tiến lại hỏi thăm và trao cho thằng anh một chai nước gì thơm lắm, Ông già bảo rót cho em con uống đi rồi cõng nó về, hổng sao đâu. Uống xong, thằng em tỉnh hẳn lại, đứa anh mừng quá, quay lại thì không thấy ông già đâu nữa. Thằng bé về thuật lại đầu đuôi, ai cũng tin rằng đó là Cha Trương Bửu Diệp, vì khi còn sống, cha vẫn thường mặc đồ y như thế để ra làm ruộng với bổn đạo.
Năm 1993 có một bà đến phần mộ Cha Diệp khấn vái mà không được ơn. Về nhà bà bực tức nói với mẹ: “Tui nghe Cha Diệp linh thiêng lắm, tui đã tốn 70 ngàn, uổng quá, chẳng được cái gì hết!” Nhưng khi soạn đồ ra, bảy mươi ngàn đồng vẫn còn nằm nguyên chỗ cũ. Bà hoảng sợ quá, ngay hôm sau, thuê xe xuống Tắc Sậy xin lỗi Cha.
Nhắc lại những việc Cha Trương Bửu Diệp đã thi ân, cứu giúp nhiều người mà phần đông ai cũng gọi là “phép lạ”, phải nhiều cuốn sách mới ghi chép hết được. Rất nhiều người ở hải ngoại hay trong nước, chưa có điều kiện đến thăm mộ cha, nhưng tin tưởng, khẩn cầu cha đều đã được ơn, điển hình như trường hợp Giáo Sư Nguyễn Lý Tưởng, nguyên dân biểu Quốc Hội Việt Nam Cộng Hòa đã hai lần nhờ người thân đến mộ cha xin ơn đều được cha ban như ý, và một điều rất đặc biệt là những người không phải Công Giáo nhận được nhiều ơn hơn người có đạo, và không chỉ người Việt Nam, ngay cả nhiều người Mexico cũng đã nghe danh Cha Trương Bửu Diệp, họ đến nhà sách Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp xin ảnh cha về thờ và rất nhiều người cũng đã được cha ban ơn.
Hôm nay, chuẩn bị kỷ niệm 60 năm ngày Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp bị sát hại, mặc dầu Tòa Thánh (Vatican) chưa phong “hiển thánh” cho ngài, nhưng đối với nhiều người, Cha Trương Bửu Diệp đã xứng đáng là vị thánh tử đạo, là một vị hiển thánh, vì bao việc lạ
lùng cha đã và đang làm cho mọi người kêu cầu cha.
Xin hãy dành chút thì giờ đến tham dự Thánh Lễ Tạ Ơn Chúa, đã ban cho chúng ta người cha nhân hậu, đầy lòng yêu thương và trung thành tuyên xưng Chúa đến hơi thở cuối cùng. Hãy đến cầu nguyện với cha và xin cha bầu cử cùng Chúa cho những nhu cầu của mỗi người. Chắc chắn Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp sẽ vui lòng ban cho những ai thật lòng đến với ngài. Thánh Lễ sẽ được tổ chức lúc hai giờ chiều Chúa Nhật, ngày 12 Tháng Ba, 2006 tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam.