Giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN (Trang 30 - 32)

III. Các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý NSX trong những năm tới trên địa bàn huyện Sóc Sơn.

1. Giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.

Như trên đã đề cập, NSX và quá trình quản lý kinh tế xã hội trên địa bàn có mối quan hệ tác động qua lại với nhau, là tiền đề cho nhau phát triển. Sóc Sơn là huyện ngoại thành, kinh tế phát triển chậm hơn so với các quận, huyện khác của thành phố Hà Nội, việc thực hiện được chiến lược phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn là một thử thách to lớn.

Để thực hiện đúng bước đi đã xác định trước, huyện cần tiếp tục hoàn chỉnh và nhanh chóng triển khai thực hiện các qui hoạch chi tiết trên điạ bàn huyện, khai thác sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước và từ trong dân của huyện.

Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn cũng như trong nội bộ ngành cũng được coi là mục tiêu quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện.

- Đối với ngành nông-lâm nghiệp và thuỷ sản

Đẩy. nhanhviệc thực hiện điều trỉnh quy hoạch vùng (vùng trũng ven sông, vùng đất giữa và đồi gò)…

Phát triển mạnh mẽ trồng trọt, hướng về những cây trồng có giá trị kinh tế cao, phát triển ngành chăn nuôi ngay trên cơ sở sự phát triển của ngành trồng trọt…

Phát triển hriển thuỷ sản, khai thác diện tích mặt nước hiện có, chuyển các diện tích đầm, hồ và các diện tích ruỗng trũng sang nuôi cá, tôm phục vụ cho nhu cầu tại chỗ, đồng thời nâng cao thu nhập cho người dân…

Phát triển ngành lâm nghiệp, phủ xanh đất trống và phát triển rừng không chỉ tác dụng phòng hộ môi trường,điều hoà khí hậu, giữ và điều tiết nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp và sản xuát nông thôn mà còn tạo điều kiện cho ngành du lịch, dịch vụ phát ….

Sự phân bố mạng lưới thương mại dịch vụ được hình thành một cách tự phát tập trung mật độ cao vào các vùng, các xã có điều kiện lưu thông hàng hoá tốt…

Tăng cường hệ thống y tế cơ sở, đặc biệt là các trạm xá cấp xã, nhằm thực hiện mục tiêu chăm sóc sức khoẻ ban đầu tới tận người dân…

Thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn nhằm mục đích tạo ra cuộc sống no đủ cho người dân, đây là yếu tố trong việc huy động vốn từ người dân tạo ra nguồnthu ổn định cho ngân sách góp phần vào công tác xoá đói giảm nghèo, đưa các xã vùng sâu vùng xa của huyện hội nhập với tiến trình phát triển chung của thủ đô Hà Nội và cả nước..

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w