Nhận dạng dựavào kỹ thuật mạng nơ-ron

Một phần của tài liệu mạng nơ-ron nhân tạo trong kiểm soát nội dung hình ảnh (Trang 32 - 34)

Hai phương pháp trên đã được sử dụng khá lâu với những ưu điểm nhất định, tuy nhiên hiệu quả và tốc độ nhận dạng chưa cao. Trong thời gian gần đây, nhận dạng ảnh bằng phương pháp mạng nơ-ron đang được quan tâm hơn cả bởi hiệu quả cũng như tốc độ nhận dạng.

Mạng nơ ron nhân tạo là một mô phỏng xử lý thông tin, được nghiên cứu ra từ hệ thống thần kinh của sinh vật, giống như bộ não để xử lý thông tin. Nó bao gồm số lượng lớn các mối gắn kết cấp cao để xử lý các yếu tố làm việc trong mối liên hệ giải

quyết vấn đề rõ ràng. ANN giống như con người, được học bởi kinh nghiệm, lưu những kinh nghiệm hiểu biết và sử dụng trong những tình huống phù hợp.

Đầu tiên ANN được giới thiệu năm 1943 bởi nhà thần kinh học Warren McCulloch và nhà logic học Walter Pits. Nhưng với những kỹ thuật trong thời gian này chưa cho phép họ nghiên cứu được nhiều. Những năm gần đây mô phỏng ANN xuất hiện và phát triển. Các nghiên cứu ứng dụng đã được thực hiện trong các ngành: điện, điện tử, kỹ thuật chế tạo, y học, quân sự, kinh tế...và mới nhất là các nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực quản lý dự án xây dựng. Tại Việt Nam việc nghiên cứu ứng dụng ANN vào quản lý xây dựng chỉ mới bắt đầu trong vài năm gần đây và cần được phát triển.

Các nhà nghiên cứu sinh học về bộ não cho ta thấy rằng các nơ-ron (tế bào thần kinh) là đơn vị cơ sở đảm nhiệm những chức năng xử lý nhất định trong hệ thần kinh, bao gồm: não, tuỷ sống và các dây thần kinh.

Phát hiện quan trọng nhất trong ngành nghiên cứu về bộ não là các liên kết khớp thần kinh khá mềm dẻo, có thể biến động và chỉnh đổi theo thời gian tuỳ thuộc vào các dạng kích thích. Hơn nữa, các nơ-ron có thể sinh ra các liên kết mới với các nơ-ron khác và đôi khi, lưới các nơ-ron có thể di trú từ vùng này sang vùng khác trong bộ não. Các nhà khoa học cho rằng đây chính là cơ sở quan trọng để giải thích cơ chế học của bộ não con người.

Phần lớn các quá trình xử lý thông tin đều xảy ra trên vỏ não. Toàn bộ vỏ não được bao phủ bởi mạng các tổ chức cơ sở có dạng hình thùng tròn với đường kích khoảng 0,5 mm, độ cao 4 mm. Mỗi đơn vị cơ sở này chứa khoảng 2000 nơ-ron. Người ta chỉ ra rằng mỗi vùng não có những chức năng nhất định. Điều rất đáng ngạc nhiên chính là các nơ-ron rất đơn giản trong cơ chế làm việc, nhưng mạng các nơ-ron liên kết với nhau lại có khả năng tính toán, suy nghĩ, ghi nhớ và điều khiển. Có thể điểm qua những chức năng cơ bản của bộ não như sau:

• Bộ nhớ được tổ chức theo các bó thông tin và truy nhập theo nội dung (có thể truy xuất thông tin dựa theo giá trị các thuộc tính của đối tượng).

• Bộ não có khả năng tổng quát hoá, có thể truy xuất các tri thức hay các mối liên kết chung của các đối tượng tương ứng với một khái niệm chung nào đó. • Bộ não có khả năng dung thứ lỗi theo nghĩa có thể điều chỉnh hoặc tiếp tục

thực hiện ngay khi có những sai lệch do thông tin bị thiếu hoặc không chính xác. Ngoài ra, bộ não còn có thể phát hiện và phục hồi các thông tin bị mất dựa trên sự tương tự giữa các đối tượng.

• Bộ não có khả năng xuống cấp và thay thế dần dần. Khi có những trục trặc tại các vùng não (do bệnh, chấn thương) hoặc bắt gặp những thông tin hoàn toàn

mới lạ, bộ não vẫn có thể tiếp tục làm việc.

• Bộ não có khả năng học và ghi nhớ những mẫu mới mà trước đó nó chưa được học (phát sinh trong quá trình nhận dạng).

Cách tiếp cận mạng nơ-ron nhân tạo có ý nghĩa thực tiễn rất lớn cho phép tạo ra các thiết bị có thể kết hợp khả năng song song cao của bộ não với tốc độ tính toán cao của máy tính. Tuy vậy, cần phải có một khoảng thời gian dài nữa để các mạng nơ-ron nhân tạo có thể mô phỏng được các hành vi sáng tạo của bộ não con người. Chẳng hạn, bộ não có thể thực hiện một nhiệm vụ khá phức tạp như nhận ra khuôn mặt người quen sau không quá một giây, trong khi đó một máy tính tuần tự phải thực hiện hàng tỷ phép tính (khoảng 10 giây) để thực hiện cùng thao tác đó, nhưng với chất lượng kém hơn nhiều, đặc biệt trong trường hợp thông tin không chính xác, không đầy đủ.

Mạng nơ-ron nhân tạo (Artificial Neural Network) bao gồm các nút (nơ- ron) được nối với nhau bởi các liên kết nơ-ron. Mỗi liên kết kèm theo một trọng số nào đó, đặc trưng cho đặc tính kích hoạt/ức chế giữa các nơ-ron. Có thể xem các trọng số là phương tiện để lưu giữa thông tin dài hạn trong mạng nơ-ron và nhiệm vụ của quá trình huấn luyện (học) mạng là cập nhật các trọng số khi có thêm các thông tin về các mẫu học, hay nói một cách khác, các trọng số được điều chỉnh sao cho dáng điệu vào ra của nó mô phỏng hoàn toàn phù hợp môi trường đang xem xét.

Mạng nơ-ron là hệ thống bao gồm nhiều phần tử xử lý đơn giản (nơ-ron) hoạt động song song. Tính năng của hệ thống này tuỳ thuộc vào cấu trúc của hệ, các trọng số liên kết nơ-ron và quá trình tính toán tại các nơ-ron đơn lẻ. Mạng nơ-ron có thể học từ dữ liệu mẫu và tổng quát hóa dựa trên các dữ liệu mẫu học.Trong mạng nơ-ron, các nơ-ron đón nhận tín hiệu vào gọi là nơ-ron vào và các nơ-ron đưa thông tin ra gọi là nơ-ron ra.

Một phần của tài liệu mạng nơ-ron nhân tạo trong kiểm soát nội dung hình ảnh (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w