Nguồn nước mặt

Một phần của tài liệu nghiên cứu bể lắng lamen tại 3 nhà máy nước thành phố sơn la; thành phố điện biên phủ; thành phố hòa bình (Trang 73 - 79)

4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

2.3.1. Nguồn nước mặt

Nước sông

* Sông Nậm Rốm : Bắt nguồn từ núi Pha Thong cao 1873 m chảy theo hướng Bắc Nam. Tính đến đập ngăn Nậm Rốm chiều dài sông Nậm Rốm khoảng 30 km. Theo các tài liệu thuỷ văn sông Nậm Rốm có các thông số chính như sau:

- Lưu lượng nhỏ nhất : 0,5 m3/s. - Lưu lượng trung bình : 8,65 m3/s.

Đập Nậm Rốm được xây dựng từ 1963 cách trung tâm thành phố Điên Biên Phủ 3km, đập cao 9m dài 58m đáy đập rộng 11m.

- Chất lượng nước: Độ đục cao nhất về mùa lũ tới 100 mg/1; mùa cạn khoảng 35mg/1, pH từ 7,05-7,16. Sông Nậm Rốm được sự điều tiết của hồ Ba Khoang qua thuỷ điện Thác Bay là 6,4 m3/s đã nâng lưu lượng mùa kiệt của sông Nậm Rốm lên là 6,9m3/s.

* Hồ Ba Khoang : Là công trình đầu mối của hệ thống thuỷ lợi Nậm Rốm , hồ có:

- F lưu vực = 81km2.

- W hữu ích = 37,3 triệu m3 ứng với diện tích hồ 600ha. - Wchết = 3 triệu m3 ứng với diện tích hồ 100ha. - Cốt mực nước dâng bình thường = 922,2m.

- Cốt mực nước thấp nhất = 911m.

Nhiệm vụ của hồ Ba Khoang là cung cấp nước cho thuỷ điện Thác Bay, nước qua thuỷ điện Thác Bay lại chảy xướng điều tiết cho sông Nậm Rốm để tưới cho lúa cánh đồng Mường Thanh. Hồ Ba Khoang có dung tích nước phong phú có độ cao so với Điện Biên Phủ là 400m chênh lệch nhưng ở xa cách Điện Biên 22km.

Thuỷ điện Thác Bay đã xây dựng và đưa vào sử dụng với tổng công suất 2400KW được bố trí 3 tổ máy, mỗi tổ có công suất 800KW.

Hồ Huổi Phạ được xây dựng xong năm 1959 để tưới cho 60 ha ruộng, từ năm 1998 hồ được sử dụng để làm nguồn cấp cho nhà máy nước Điện Biên Phủ giai đoạn I công suất 8.000m3/ngđ. Lưu lượng nước ổn định chưa bị thiếu. Hồ có các số liệu :

- F lưu vực = 15 km2. - W hữu ích = 2,4 triệu m3 . - Wchết = 0,5 triệu m3

Hồ có nguồn bổ cập là suối Tắc Pạ và Thẩm Mày với lưu lượng Qmin = 5l/s.

* Suối Nậm Khẩu Hu:

- Nguồn nước suối Nậm Khẩu Hu được dẫn về cấp nước cho tưới ruộng khu vực Điện Biên Phủ qua kênh chính thuỷ lợi Thanh Minh. UBND tỉnh Lai Châu đã cho xây dựng tuyến ống bằng gang dẻo DN300, dẫn nước tự chảy từ kênh thuỷ lợi Thanh Minh về cấp cho Nhà máy nước Điện Biên Phủ với công suất 16.000m3/ngđ tuyến ống đã được xây dựng xong năm 2004 và đã đưa vào sử dụng, lưu lượng đo được thưc tế đạt công suất thiết kế. Độ cao tại vị trí lấy nước (cuối kênh Thanh Minh) ở 694m và cao độ điểm xả nước tại công trình xử lý NMN Điện Biên Phủ là 534m , chênh cao 188m, chiều dài tuyến ống dẫn tự chảy 4.100m

- Về chất lượng: Nước lấy từ kênh Thanh Minh có chất lựợng rất tốt, thể hiện ở hàm lượng cặn không tan nhỏ, độ mầu nhỏ các thành phần hoá học khác đều nằm dưới các chỉ tiêu cho phép của nước uống( xem mẫu phân tích nước - Phần phụ lục). Việc xử lý nguồn nước thô này không đòi hỏi cao như nguồn nước hồ Huổi Phạ và không phải chi phí điện năng để bơm nước, dễ dàng cho quá trình xử lý, tiết kiệm chi phí điện năng và hoá chất.

- Suối Nậm Khẩu Hu có các thông số sau: Diện tích lưu vực F = 66,5 km2, Qo= 1,73 m3/s, Q85%= 1,29 m3/s,Q90%= 1,17 m3/ s, Q95%= 1,01 m3/ s, dòng chảy các tháng kiệt trong năm Qmin= 0,7- 0,8m3/s, lưu lượng đo được ngày 05/04/2007 là 1,1 m3/s.

* Hồ Nậm Khẩu Hu

Theo báo cáo CNTKT do Công ty tư vấn thuỷ lợi I- Bộ NN&PTNT thực hiên 2/2002.

Nhiệm vụ của công trình cần đạt :

- Cấp nước tưới cho 333 ha lúa ( trong đó xã Thanh Nưa 298 ha, xã Thanh Minh 35 ha): ∑W = 6.186.000 m3

- Cấp nước tưới cho 500 ha cây công nghiệp, cây mầu:

∑W = 877.400 m3

- Cấp nước sinh hoạt cho thành phố Điện Biên Phủ:

∑W = 10.210.700 m3

- Tổng lượng nước yêu cầu:

∑W = 17.274.100 m3

- Kết hợp phát điện với công suất 1500kw/h .

Các thông số của hồ chứa:

- F Diện tích mặt hồ lớn nhất = 0,331km2 - W hữu ích = 1,472 triệu m3 - W chết = 1,387 triệu m3 - W cắt lũ = 0,687 triệu m3 - Cao trình đỉnh đập 736,35m - MNDBT 733,51m - MNCN 735,79 m - MNC 727,17m

2.3.1.1. Hiện trạng cấp nước

Thành phố Điện Biên Phủ hiện nay đã có một hệ thống cấp nước tập trung công suất 8.000m3/ngđ, nguồn nước sử dụng nước mặt suối Nậm Khẩu Hu từ năm 2004 ( thời gian đầu mới xây dựng là hồ Huổi Phạ). Nhà máy nước Điện Biên Phủ đặt trên đồi cao có cao độ san nền 529m và 525m so với mực nước biển. Đây là công trình sử dụng nguồn vốn ODA của chính phủ Pháp và vốn ngân sách của chính phủ Việt Nam cấp, thực hiện giai đoạn 1 và hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 1999. Công nghệ xử lý sử dụng công nghệ Pháp bao gồm:

Công trình thu và trạm bơm I đặt ở hồ Huổi Phạ, Bể trộn cơ khí sử dụng phèn nhôm và chất trợ keo tụ, Bể phản ứng tạo bông cơ khí , Bể lắng lamen, Bể lọc, Bể chứa và khử trùng bằng clo lỏng ở tại bể chứa. Nước được cấp vào mạng phân phối bằng ống tự chảy có áp, thông qua hệ thống ống truyền dẫn và phân phối bằng gang dẻo và gang xám. Tổng cộng đường ống phân phối cấp I hiện có là 31.863m, trong đó có 7.980m DN100-250mm là ống gang xám lắp xảm và ống thép hàn từ trước khi có dự án Pháp( xây dựng 1992- 1994) cụ thể: + Ống gang xám DN 100 - L= 1.290,0 m + Ống gang xám DN 150 - L= 1.508,5 m + Ống thép đen DN 150 -L= 397,5m + Ống gang xám DN 200 -L= 854,5m + Ống gang xám DN 250 - L= 2.371,5m + Ống thép đen DN 250 - L= 1.558,0m Σ= 7.980,0m

Và 23.883,0m ống gang dẻo DN100-400mm của dự án ODA cộng hoà Pháp, tổng các loại ống như sau :

+ Ống DN 100 - L= 7.671m + Ống DN 150 - L= 6.185m

+ Ống DN 200 - L= 4.533m + Ống DN 250 - L= 581m + Ống DN 300 - L= 1.216m + Ống DN 400 - L= 3.697m Σ= 23.883m

Mạng lưới đường ống bằng gang xám và ống thép đen. Năm 2004 lượng nước thô khai thác bình quân 8.000m3/ngđ, lượng nước thu qua đồng hồ chỉ đạt bình quân 4.448m3/ngđ, như vậy thất thoát đến 43,83%.

Trước tình hình thất thoát quá lớn đó, đầu năm 2005 UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Xây dựng, Công ty Xây dựng Cấp nước Điện Biên tiến hành rà soát toàn bộ hệ thống ống dẫn hiện có và đầu tư đấu nối lại và lắp mới một số tuyến ống phân phối cấp II và III nối với các ống cũ này (cắt rời các ống phân phối cấp II,III khỏi ống cũ) sang các tuyến ống mới từ dự án ODA của Pháp.

Hiệu quả là sau khi đấu nối lại, tỉ lệ thất thoát nước trên hệ thống giảm xuống còn dưới 30%. Tuy nhiên, do hệ thống phân phối chính được tính toán chuyển tải trên hệ thống ống dẫn cả cũ và mới, nên một số tuyến ống nhánh hiện hữu không đáp ứng lưu lượng nước cung cấp cho các khu vực mở rộng.

Mạng lưới đường ống bằng gang dẻo ODA Pháp mới được lắp, mối nối mềm nên động đất với cường độ mạnh cũng ít bị hư hỏng, nhưng mạng ống phân phối chính chưa bao trùm hết các khu dân cư hiện có trong thành phố, thị trấn nên tỷ lệ được cấp nước còn thấp chỉ đạt trên 60,44% dân số thành phố được sử dụng nước sạch, với 7.331/12.130 hộ thuê bao qua đồng hồ ( tính đến tháng 4/2005), ngoài ra có 267 cơ quan và các hộ sử dụng nước công cộng được cấp nước. Số hộ còn lại sử dụng nước giếng khơi mạch nông, giếng khoan nhỏ, nước mưa, nước sông, suối, các hộ này đang sử dụng nước chưa qua xử lý nên không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh cho nước ăn uống và sinh hoạt.

2.3.2 Dây chuyền công nghệ xử lý

Hình 3.4: Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước tại nhà máy nước Thành phố Điện Biên Phủ.

Một phần của tài liệu nghiên cứu bể lắng lamen tại 3 nhà máy nước thành phố sơn la; thành phố điện biên phủ; thành phố hòa bình (Trang 73 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w