PHẦN 3: MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ NỢ CÔNG

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ TÓM LƯỢC LÝ THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ NỢ CÔNG (Trang 25 - 31)

quốc gia là vô cùng quan trọng, đặc biệt trong những thời điểm nhạy cảm. Khi nợ công tăng cao, vượt quá xa giới hạn được coi là an toàn, nền kinh tế rất dễ bị tổn thương và chịu nhiều sức ép cả bên trong và bên ngoài. Con số tỷ lệ nợ công cao một cách thuần túy sẽ gây nên hiệu ứng tâm lý hoang mang, kích động, thiếu tin tưởng, làm gia tăng căng thẳng xã hội, bị giới đầu cơ lợi dụng tấn công, dễ gây rối loạn nền kinh tế, thậm chí dẫn nền kinh tế đến bên bờ vực phá sản. Ngược lại, nếu yên tâm với tỷ lệ nợ công còn trong giới hạn an toàn, mà không phân tích cẩn trọng, chú ý đúng mức đến khoản nợ đó được hình thành như thế nào, bằng cách

nào, thực trạng nền kinh tế ra sao và khả năng trả nợ thế nào…, cũng sẽ dễ đẩy nền kinh tế rơi vào vòng xoáy thâm hụt ngân sách – "thắt lưng buộc bụng" – tác động tiêu cực đến tăng trưởng.

Qua tìm hiểu ở các phần trên, chúng ta cũng đã phần nào thấy được những tác động tiêu cực của nợ công đến nền kinh tế. Để giải quyết tình trạng bất ổn của nền kinh tế, chính phủ cần phải sử dụng những chính sách tiền tệ đúng đắn, hiệu quả.

Lạm phát cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của nền kinh tế.

Lạm phát được tạo ra do hai nguyên nhân chính: Do tổng cầu tăng lên hoặc do chi phí đẩy.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng một nền kinh tế sẽ vận hành tốt hơn, khi xét về tỷ lệ tăng trưởng GDP thực tế, về việc làm, và về cải thiện đời sống nhân dân, nếu tỷ lệ lạm phát thấp và được duy trì ổn định ở mức đó. Bởi vì kỳ vọng lạm phát sẽ khiến hành vi của các thực thể kinh tế trở nên không ổn định. Có thể nói, mọi động thái bất thường và bất hợp lý của chỉ số lạm phát đều để lại những hiệu quả tiêu cực cho nền kinh tế. Lạm phát đồng nghĩa với đồng tiền giảm giá trị là tin xấu đối với hầu hết người dân. Lạm phát bóp méo giá cả, làm giảm giá trị các khoản tiết kiệm, không khuyến khích đầu tư, kích hoạt chuyển dịch vốn vào các tài sản bằng ngoại tệ, đầu tư kim loại quý và bất động sản, hạn chế tăng trưởng kinh tế và tới cực điểm nó có thể gây ra những bất ổn về mặt xã hội và chính trị.

Trong khi lạm phát cao là “cơn ác mộng” thì giảm phát/thiểu phát là “nỗi ám ảnh” của Chính phủ các nước. Theo định nghĩa của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), giảm phát là sự sụt giảm kéo dài của chỉ số giá chung như chỉ số giá tiêu

Quốc là một ngoại lệ), giảm phát lớn kéo theo suy thoái hoặc trì trệ kinh tế, làm cho tổng cầu, đặc biệt là phần chi tiêu (C) và đầu tư (I) bị sụt giảm theo. Giảm phát làm tăng giá trị của các khoản nợ danh nghĩa và nếu quá mức có thể dẫn đến tình trạng vỡ nợ hay phá sản các con nợ, cuối cùng là gây tác hại cho nền kinh tế. Điều đáng ngại là giảm phát làm giảm hiệu quả chính sách tiền tệ do khả năng truyền tải tác động của chính sách tiền tệ thông qua kênh lãi suất thực giảm sút không chỉ khi lãi suất thực giảm xuống bằng 0 và lạm phát âm. Vì vậy, làm thế nào duy trì và kiểm soát được lạm phát ở mức hợp lý trở thành vấn đề trung tâm, mục tiêu tối cao của chính sách tiền tệ để phát huy tác dụng “bôi trơn” và giảm tác dụng “cản trở” của lạm phát. Vấn đề này cũng gây không ít tranh cãi trong giới kinh tế. Một trong những vấn đề đã trở thành triết lý hay chủ thuyết của việc lấy lạm phát làm mục tiêu chính sách tiền tệ là mối quan hệ nghịch giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Nếu bảo đảm sự ổn định tiền tệ và duy trì lạm phát ở mức hợp lý (lạm phát thấp nằm trong một biên độ dự tính nhất định) thì chính sách tiền tệ sẽ góp phần thực hiện tốt mục tiêu tăng trưởng kinh tế ít nhất là trong ngắn hạn, kể cả góp phần bảo đảm mục tiêu ổn định tỷ giá và an toàn hệ thống ngân hàng. Ngoài ra kinh nghiệm thực tế chứng minh rằng điều hành chính sách tiền tệ trong ngắn hạn để đạt được các mục tiêu khác như giảm tỷ lệ thất nghiệp hay tăng tổng sản lượng (GDP) có thể xung đột với mục tiêu ổn định giá. Dường như các Ngân hàng Trung ương bị công luận chỉ trích nhiều hơn khi nâng lãi suất (đây là một trong những thủ thuật thông thường để chống lạm phát) so với trường hợp hạ lãi suất. Mặt khác, Ngân hàng Trung ương luôn phải chịu những áp lực phải kích thích các hoạt động kinh tế. Về nguyên tắc, lấy lạm phát làm mục tiêu sẽ giúp giải quyết được vấn đề bất đối xứng này bằng cách lấy lạm phát chứ không phải GDP hay tỷ lệ thất nghiệp làm mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ.

Chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu được áp dụng tại các nước trên thế giới ngày càng tỏ ra có hiệu quả hơn (thể hiện qua các kết quả vĩ mô, khả năng chống đỡ với các cú sốc v.v…) so với chính sách tiền tệ truyền thống (neo danh nghĩa với cung tiền hoặc tỷ giá), mặc dù phương án vận hành chính sách giữa các nước không hoàn toàn giống nhau.

Tuy vậy, do nhiều lý do khác nhau, tới nay số lượng các nước trên thế giới áp dụng lạm phát mục tiêu là không nhiều. Điều này cũng hàm ý có một số khó khăn, thách thức nhất định khi tiến tới áp dụng chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu. Tuy nhiên, những thảo luận của IMF với các nước thành viên năm 2006 cho thấy số lượng áp dụng lạm phát mục tiêu ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển có thể tăng gấp 4 lần trong thập kỷ tới. Như vậy, lạm phát mục tiêu đang trở thành một xu thế đáng kể và là một sự chuyển đổi cần thiết, đặc biệt đối với các nước đang phát triển như Việt Nam.

Trong những năm gần đây, hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng trong dài hạn một khoản nợ chính phủ lớn (tỷ lệ của nó so với GDP cao) làm cho sự tăng trưởng của sản lượng tiềm năng chậm lại vì những lý do sau:

• Nếu một quốc gia có nợ nước ngoài lớn thì quốc gia đó buộc phải tăng cường xuất khẩu để trả nợ nước ngoài và do đó khả năng tiêu dùng giảm sút.

• Một khoản nợ công cộng lớn gây ra hiệu ứng thế chỗ cho vốn tư nhân: thay vì sở hữu cổ phiếu, trái phiếu công ty, dân chúng sở hữu nợ chính phủ (trái phiếu chính phủ). Điều này làm cho cung về vốn cạn kiệt vì tiết kiệm của dân cư đã chuyển thành nợ chính phủ dẫn đến lãi suất tăng và các doanh nghiệp hạn chế đầu tư.

• Nợ trong nước tuy được coi là ít tác động hơn vì trên góc độ nền kinh tế là một tổng thể thì chính chủ chỉ nợ công dân của chính nước mình, tuy vậy

nếu nợ trong nước lớn thì chính phủ buộc phải tăng thuế để trả lãi nợ vay. Thuế làm méo mó nền kinh tế, gây ra tổn thất vô ích về phúc lợi xã hội.

Ngoài ra, còn có một số quan điểm cho rằng việc chính phủ sử dụng công cụ nợ để điều tiết kinh tế vĩ mô sẽ không có hiệu suất cao vì có hiện tượng crowding out (đầu tư cho chi tiêu của chính phủ tăng lên).

• Chính phủ muốn tăng chi tiêu công cộng để kích cầu thì phát hành trái phiếu chính phủ. Phát hành thêm trái phiếu chính phủ thì giá trái phiếu chính phủ giảm, thể hiện qua việc chính phủ phải nâng lãi suất trái phiếu thì mới huy động được người mua. Lãi suất trái phiếu tăng thì lãi suất chung của nền kinh tế cũng tăng. Điều này tác động tiêu cực đến động cơ đầu tư của khu vực tư nhân, khiến họ giảm đầu tư. Nó còn tác động tích cực đến động cơ tiết kiệm của người tiêu dùng, dẫn tới giảm tiêu dùng. Nó còn làm cho lãi suất trong nước tăng tương đối so với lãi suất nước ngoài, dẫn tới luồng tiền từ nước ngoài đổ vào trong nước khiến cho tỷ giá hối đoái tăng làm giảm xuất khẩu ròng. Tóm lại, phát hành trái phiếu tuy có làm tăng tổng cầu, song mức tăng không lớn vì có những tác động phụ làm giảm tổng cầu.

• Nếu coi việc nắm giữ trái phiếu chính phủ là một hình thức nắm giữ tài sản thì khi chính phủ tăng phát hành trái phiếu sẽ đồng thời phải tăng lãi suất, người nắm giữ tài sản thấy mình trở nên giàu có hơn và tiêu dùng nhiều hơn. Tổng cầu nhận được tác động tích cực từ việc tăng chi tiêu chính phủ (nhờ phát hành công trái) và tăng tiêu dùng nói trên. Tuy nhiên, tăng tiêu dùng dẫn tới tăng lượng cầu tiền. Điều này gây ra áp lực lạm phát, vì thế tác động tiêu cực tới tốc độ tăng trưởng thực (bằng tốc độ tăng trưởng danh nghĩa trừ tỷ lệ lạm phát).

Việc chính phủ tăng cường phát hành trái phiếu làm cho giá cả của các trái phiếu đó giảm xuống thế hiện ở việc chi phí vốn vay tăng lên tức chính phủ cần tăng lãi suất huy động. Việc tăng lãi suất này xét trong ngắn hạn không gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế vì chính phủ có thể tăng thuế để bù đắp. Nhưng nếu xét một cách dài hạn thì đây là một cách tiềm tàng nhiều rủi ro bởi lẽ khi lãi suất tăng quá cao sẽ khiến chính phủ gặp nhiều khó khăn trong việc trả nợ và phải dùng đến phương pháp cuối cùng là in tiền và việc này sẽ gây ra hiện tượng lạm phát. Vì vậy phát hành trái phiếu là phương thức vay nợ tiềm ẩn nguy cơ lạm phát.

Vấn đề nợ công của Việt Nam đang gây ra hàng loạt các mối lo ngại từ quy mô, đến tính an toàn và khả năng tài trợ nợ công.

Khả năng tăng trưởng kinh tế có thể sẽ bị giảm xuống nếu các biện pháp can thiệp quá nhanh và quá mạnh, có thể làm vô hiệu những chính sách kinh tế vĩ mô.

Rõ ràng, nợ công ở Việt Nam đang tăng nhanh trong khi thâm hụt ngân sách đã trở thành căn bệnh kinh niên, đầu tư không ngừng mở rộng kéo theo lạm phát và lãi suất tăng cao khiến cho việc tài trợ nợ công ngày càng trở nên đắt đỏ và tạo áp lực tín dụng dài hạn.

Nếu Chính phủ phải in thêm tiền để mua trái phiếu sẽ có thể khiến lãi suất các loại trái phiếu dài hạn tăng cao thay vì hạ thấp đi và tất nhiên, tiếp tục gây áp lực lạm phát. Nếu Chính phủ đột ngột thắt chặt ngân sách thì sẽ là một sai lầm bởi nền kinh tế vẫn ở trạng thái yếu mặc dù tốc độ tăng trưởng hiện nay không phải là thấp. Việc vội vã thắt chặt ngân sách và tăng thuế đã đẩy nền kinh tế Nhật Bản vào suy thoái trở lại là kinh nghiệm đáng để Việt Nam học tập trong công tác điều hành, quản lý vĩ mô.

Bởi vậy, thay vì tìm cách cắt giảm mạnh thâm hụt ngân sách, Chính phủ cần cam kết và thực hiện hiệu quả việc kiểm soát chặt chẽ phần chi tiêu công. Thêm vào đó,

bên cạnh việc trả nợ thì Việt Nam cũng phải thận trọng và tính toán kỹ càng hơn cho các khoản vay mới và cần phải lường trước khả năng trả được nợ đúng hạn ngay khi vay. Bởi vì, bất cứ một dự án nào sử dụng tiền vay thì cũng có thời hạn trả. Do đó, bên cạnh việc triển khai dự án cho xong thì còn phải theo dõi dòng tiền thu về có đủ trả nợ như cam kết hay không, hoặc tiền vay có được sử dụng đúng mục đích ban đầu, tiến độ trả nợ có đúng lộ trình và hiệu quả sử dụng vốn ra sao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ TÓM LƯỢC LÝ THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ NỢ CÔNG (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w