II. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ.
1. Các giải pháp từ phía Công ty.
1.1. Giải pháp về nguồn nhân lực.
Với bất cứ một doanh nghiệp nào, nhân sự luôn là vấn đề trung tâm, có vai trò quan trọng đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, việcđào tạo, củng cố, sắp xếp đội ngũ lao động hợp lý luôn mang lại hiệu quả cao cho bất cứ doanh nghiệp nào.
Đối với một Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu, nguồn nhân lực có những ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh. kinh doanh trên phạm vi quốc tế chịu ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố văn hoá, xã hội và con người, vì vậy nếu có đội ngũ cán bộ giỏi thì Công ty có thể tận dụng được nhiều cơ hội và hạn chế được các rủi ro trong kinh doanh. Đội ngũ nhân viên của Công ty INTIMEX hiện nay có số lượng lớn nhưng hiệu quả lao động chưa thực sự cao. Cơ cấu lao động còn chưa phù hợp, vẫn còn khá nhiều lao động hoạt động gián tiếp. Vì vậy, trong thời gian tới, Công ty có thể tổ chức đạo tạo về cho một lực lượng lao động dư thừa để chuyển sang các hoạt động sản xuất phục vụ xuất khẩu. Tuy nhiên, chất lượng lao động lại là một yếu tố quan trọng vì vậy Công ty cần lực chọn những lao động thực sự có năng lực có thể đáp ứng được yêu cầu kinh doanh của Công ty.
Trong nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ cao, có năng lực làm việc, có kinh nghiệm trong kinh doanh, đồng thời phải có vốn ngoại ngữ nhất định. Do đó Công ty nên đào tạo mới hoặc đào tạo lại đội ngũ chuyên viên của mình để có thể đáp ứng các yêu cầu của điều kiện kinh doanh quốc tế hiện nay. Việc đào tạo lại có thể thực hiện bằng nhiều cách: đào tạo tại chỗ, đào tạo chính quy, đào tạo trong nước, ngoài nước. Công ty có thể xem xét, cân
nhắc và lựa chọn hình thức đào tạo phù hợp với từng lĩnh vực kinh doanh để có thể đem lại hiệu quả mà vẫn tiết kiệm được chi phí.
Có nguồn nhân lực mạnh không có nghĩa là sẽ có hiệu quả hoạt động kinh doanh cao vì nó còn phụ thuộc vào yếu tố khác nhau như quản lý và phân công lao động. Do đó, việc sắp xếp lại lao động và công tác phân công lao động có ý nghĩa rất quan trọng. Công ty cần sắp xếp lao động phù hợp với năng lực của từng người, bên cạnh đó cần tạo ra một không khí làm việc hăng hái, tích cực và xây dựng tác phong làm việc khoa học, khuyến khích lòng nhiệt tình và trách nhiệm của nhân viên.
1.2. Mở rộng hiểu biết về môi trường kinh doanh quốc tế.
Trước khi có kế hoạch thâm nhập một thị trường nào đó, Công ty cần phải tìm hiểu kỹ nắm vững các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh ở các thị trường đó như các nhân tố về kinh tế, chính trị, luật pháp, văn hoá... các quyết định chiến lược kinh doanh cho các thị trường khác nhau sẽ khác nhau.
Do có sự khác biệt về môi trường kinh doanh giữa các quốc gia, Công ty cần phải có những kiến thức và hiểu biết nhất định về thị trường mà mình kinh doanh. Những hiểu biết này có thể đến từ hai con đường khác nhau: hoặc là do kinh nghiệm kinh doanh trước đây mà có, hoặc là do học hỏi, tìm hiểu. Như vậy, muốn tăng được những hiểu biết này Công ty chỉ có thể học hỏi mà thôi. Công ty có thể cử cán bộ của mình sang các thị trường đó để khảo sát, nghiên cứu trước khi ra quyết định kinh doanh. Việc học hỏi kinh nghiệm từ bạn hàng trong nước hoặc thông qua các nguồn thông tin khác cũng là một biện pháp có thể thu được hiểu quả cao mà chi phí lại thấp.
1.3. Các giải pháp về Marketing xuất khẩu.
Trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay, đối với Công ty INTIMEX, việc tìm kiếm và ký kết được các hợp đồng xuất khẩu là một công việc hết sức khó khăn. Ngay cả khi đã có được hạn ngạch xuất khẩu mà không tìm được bạn hàng thì vẫn không thể xuất khẩu được. Chính vì vậy muốn phát triển hơn nữa hoạt động xuất khẩu thì Công ty cần phải chú trọng đến hoạt động Marketing. Cụ thể, Công ty có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Quảng cáo: Thông qua các kênh quảng cáo như tạp chí, hội chợ thương mại,vv...Công ty có thể tạo dựng cho mình một hình ảnh hấp dẫn, đáng tin cậy trong giới kinh doanh trong nước và trên thị trường quốc tế để có thể dễ dàng hơn trong việc thu mua cũng như xuất khẩu cà phê.
Ngoài ra Công ty còn có thể áp dụng các biện pháp tuyên truyền khác như: in ấn tờ rơi, làm các sản phẩm lưu niệm có in hình biểu tượng của Công ty để tặng cho các bạn hàng trong những lần giao dịch...
- Khuyến mại xuất khẩu: để khuyến khích các đối tác nước ngoài tiếo tục làm ăn với Công ty, Công ty cần phải thực hiện giảm giá theo tỷ lệ nhất định đối với các khách hàng thường xuyên ký kết những hợp đồng lớn. với các bạn hàng trong nước Công ty cần phải có biện pháp khuyến khích họ để tăng cường mối quan hệ làm ăn lâu dài.
Tuy nhiên có thể thu được lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thì chi phí cho các hoạt động Marketing cần phải hợp lý, thường thì chi phí được trích ra theo một tỷ lệ nhất định tính trên doanh lợi kinh doanh của Công ty, ví dụ từ 10-15%.
1.4. Tiến hành đa dạng hoá hoạt động kinh doanh xuất khẩu cà phê.
- Đa dạng hoá thị trường xuất khẩu; thực chất đây là việc mở rộng thị trường xuất khẩu cho Công ty. Để có thể đảm bảo hoạt động một cách vững chắc lâu dài Công ty cần tiếp tục tìm kiếm các thị trường mới mà không chỉ dừng ở các thị trường truyền thống.
- Đa dạng hoá phương thức xuất khẩu: để tránh rủi ro trong kinh doanh Công ty cần kết hợp nhiều phương thức xuất khẩu. Hiện tại, Công ty đang thực hiện xuất khẩu cà phê theo các phương thức: Trực tiếp, ủy thác, xuất khẩu theo phương thức đổi hàng, nhưng đa phần các hợp đồng xuất khẩu vẫn được thực hiện theo phương thức trực tiếp. Vì vậy, Công ty cần tiến hành các biện pháp nhằm cân đối cơ cấu xuất khẩu của mình một cách hợp lý giữa các phương thức này.
- Đa dạng hoá mặt hàng: Không chỉ dừng lại ở việc xuất khẩu cà phê hạt chưa qua chế biến, Công ty cần tìm kiếm các bạn hàng trong nước có thể cung cấp các chủng loại sản phẩm cà phê đã qua tinh chế, đồng thời tìm kiếm những đối tác nước ngoài có nhu cầu đối với các loại sản phẩm đó nhằm đa dạng hoá mặt hàng cà phê xuất khẩu.
1.5. Các giải pháp về thu mua.
Hoạt động kinh doanh xuất khẩu không chỉ dừng lại ở các hợp đồng xuất khẩu đơn thuần mà còn có sự gắn kết chặt chẽ với hoạt động thu mua trong nước. Vì vậy để có thể thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê trong
nước, cụ thể: nâng cao chất lượng cà phê thu mua từ các chân hàng, ổn định các đầu mối thu mua, tăng cường công tác quản lý trong việc chuyên chở và bảo quản cà phê trước khi xuất khẩu,...