Giải pháp từ phía hiệp hội

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của các chính sách thương mại đến hiệu quả phát triển thị trường xuất khẩu sản phẩm ngư nghiệp của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ (Trang 27)

Phát triển thương hiệu gắn với hệ thống tiêu chuẩn sản phẩm

Phối hợp với Bộ Thủy sản và các Bộ ngành liên quan tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp thành viên trong hoạt động xây dựng, phát triển và đăng kí thương hiệu, kết hợp với các giải pháp đảm bảo tiêu chuẩn sản phẩm và xúc tiến thương mại tạo điều kiện nâng cao lợi thế cạnh tranh cho từng doanh nghiệp và của cả ngành.

Tổ chức phối hợp các doanh nghiệp, đại lí, các nhà cung cấp thức ăn, thuốc chữa bệnh, ngư dân nuôi trồng các sản phẩm chất lượng cao, có lợi thế cạnh tranh lớn như tôm nuôi sạch, tôm sinh thái, cá tra sinh thái, cá giò Hạ Long, cá basa AOC,…cùng xây dựng thương hiệu chung cho toàn ngành thủy sản, gắn với hệ thống tiêu chuẩn chất lượng và hệ thống thanh tra kiểm soát, tăng cường công tác kiểm soát chi phí sản xuất và giá cả, nâng cao năng lực quản lí trong tất cả mọi khâu của quá trình sản xuất.

Thường xuyên tiến hành các hoạt động nhằm phát động các doanh nghiệp thành viên tham gia chương trình “ Hàngthủy sản Việt Nam chất lượng quốc tế”, tiến hành tổ chức xây dựng đăng kí bảo hộ cho các thương hiệu quốc gia gắn với hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quốc gia và tổ chức bảo hộ cho các sản phẩm đạt tiêu chuẩn.

Hỗ trợ doanh nghiệp để giảm chi phí và giá thành

Hiệp hội phải thường xuyên tập hợp ý kiến của hội viên để thay mặt cho các doanh nghiệp đưa ra những kiến nghị kịp thời với Chính phủ, từ đó đề xuất để có được những chính sách cụ thể nhằm mục tiêu giảm chi phí, hạ giá thành trong mọi khâu của quá trình sản xuất.

Hiệp hội cần tổ chức phối hợp các hội viên với nhau để đàm phán với các nhà cung cấp dịch vụ như vận tải, kho lạnh, kiểm nghiệm, chứng nhận,…để giảm chi phí sản xuất, nâng cao lợi ích cho mọi doanh nghiệp.

Hiệp hội cần phải hỗ trợ hội viên áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới vào quá trình sản xuất và quản lí nhằm tăng hiệu quả và giảm chi phí. Hiệp hội nên phối hợp với các đối tác EU và Hoa Kì xây dựng và triển khai phòng kiểm nghiệm của EU và FDA tại Việt Nam nhằm nâng cao năng lực kiểm nghiệm hàng xuất khẩu và phòng tránh các trường hợp hàng bị trả về hoặc bị tiêu hủy.

Tạo dựng hình ảnh chung về ngành thuỷ sản Việt Nam

Phối hợp với Bộ Thủy sản và Bộ Công Thương tận dụng triệt để và có hiệu quả các dự án quốc tế, xây dựng chiến lược thâm nhập các thị trường lớn như Hoa Kì, EU, Nhật Bản cho các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực và phối hợp thực hiện với các doanh nghiệp hội viên.

Hiệp hội cần chủ động phối hợp với các đối tác trên từng thị trường trọng điểm để tiến hành các hoạt động đa dạng, tiếp thị đến người tiêu dùng cuối cùng.

Hiệp Hội cần thay đổi phương thức tổ chức tham gia hoạt động hội chợ quốc tế, phối hợp các nguồn lực xây dựng gian hàng quốc gia mang nét đặc trưng của Việt Nam nhưng vẫn đảm bảo tính chuyên nghiệp.

Hiệp hội cần tổ chức xây dựng đề án và từng bước triển khai thực hiện việc tổ chức các đầu mối và các kênh tiêu thụ chung cho thủy sản Việt Nam như Hoa Kì, Nhật Bản, EU,...hoạt động theo phương thức tự chủ tài chính, cung cấp thong tin cho Hiệp hội và cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp thành viên.

•Ngăn ngừa tranh chấp thương mại và nâng cao khả năng giải quyết tranh chấp Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo cho doanh nghiệp về các kiến thức phòng ngừa và giải quyết tranh chấp thương mại, kiến thức về hội nhập quốc tế và nâng cao năng lực đàm phán quốc tế.

Hiệp hội cần chủ động phối hợp với cơ quan nhà nước xây dựng mạng lưới thu thập thông tin và cảnh bóa sớm về các tranh chấp thương mại có thể xảy ra, xây dựng mối quan hệ bền vững với các đối tác lớn, chủ động đối thoại để giải quyết các tranh chấp.

Ủy ban tôm và Ủy ban cá nước ngọt cần phối hợp với các doanh nghiệp tiếp tục giải quyết hậu quả các vụ kiện, tiến hành đánh giá hành chính hàng năm nhằm giảm dần mức thuế

Tích cực hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nguyênliệu thuỷ sản

Chủ động phối hợp với các tổ chức bảo vệ môi trường xây dựng tiêu chuẩn sản xuất thủy sản bền vững và các mô hình được thế giới công nhận.

Hiệp hội cần chủ động hỗ trợ hội viên nâng cao chất lượng nguồn thủy sảnthông qua việc nâng cao khả năng kiểm soát chất lượng nguồn nguyên liệu, hỗ trợ xây dựng các khu vực nuôi trồng thủy sản đảm bảo an toàn vệ sinh, tích cực kiểm soát hệ thống cung cấp, tích cực sử dụng thiết bị kiểm soát dư lượng kháng sinh.

Phối hợp cùng các tỉnh mở rộng sản xuất sản phẩm sạch và sản phẩm sinh thái theo các mô hình tiên tiến như mô hình Lâm ngư trường 184 Cà Mau.

Tổ chức phối hợp chặt chẽ với Cục quản lí chất lượng an toàn vệ sinh và thú y thủy sản, Sở Thủy sản, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh thành có nuôi trồng thủy sản tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức của ngư dân nhằm phòng tránh việc đưa các chất độc hại vào sản phẩm thủy sản.

Tổ chức nhiều phương thức quản lý cộng đồng

Hiệp hội chủ động phối hợp với chính quyền địa phương và Hội nghề cá xây dựng các tổ chức, hiệp hội, câu lạc bộ, xây dựng một mối quan hệ gắn bó giữa cộng đồng ngư dân và các doanh nghiệp chế biến.

Hỗ trợ xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, thực hiện hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng sản phẩm, hình thành cơ chế phối hợp nhằm giảm thiểu tối đa những bất lợi xảy ra do tình trạng biến động theo chu kì gây khủng hoảng sản xuất nguyên liệu.

Hiệp hội chủ động đứng ra đàm phán với các nhà cung cấp thức ăn, thuốc trị bệnh, chế phẩm sinh học phục vụ thủy sản để hạ giáthành sản phẩm và kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm thủy sản.

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của các chính sách thương mại đến hiệu quả phát triển thị trường xuất khẩu sản phẩm ngư nghiệp của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ (Trang 27)