Nguyên tắc:

Một phần của tài liệu Bài giảng xử lí cấp nước ĐHBKHCM (Trang 99 - 100)

- Ngăn giữ cơ giới: bao gồm nhiều cơ chế kết hợp với nhau

3/ Nguyên tắc:

Việc kiểm tra sự có mặt của tất cả các vi sinh vật gây bệnh trong nước cấp là không thể thực hiện được nên nhiều quốc gia đã sử dụng khái niệm vi sinh vật chỉ thị để đánh giá. Trên cơ sở đó, fecal coliforms và E. coli đã được lựa chọn chính vì sự hiện diện của chúng trong nước cấp chứng tỏ rằng nguồn nước đã bị ô nhiễm bởi chất thải của con người và động vật. Cần phải đảm bảo rằng khi không có sự hiện diện

của các vi sinh vật chỉ thị thì các vi sinh vật gây bệnh cũng không tồn tại.

Tuy nhiên những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng khả năng khử trùng của chlorine và ozon đối với một số vi sinh vật gây bệnh như Giardia lamblia cysts và Cryptosporidium parvum oocysts là chậm và kém hiệu quả hơn khi so sánh với các vi sinh vật chỉ thị thông thường nêu trên. Đặc biệt, cryptosporidium parvum oocysts lại khó bị loại hơn giardia lamblia cysts bởi các phương pháp xử lý nước cấp như keo tụ, lắng lọc và khử trùng. Do đó cần kiểm tra thêm các vi sinh vật này.

199

7.1. Khái niệm chung:

4/ Vai trò:

Các chất khử trùng, ngoài tác dụng tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh, cũng chính là các chất oxyhoá mạnh. Trong xử lý nước cấp, chúng còn thường được dùng để:

Ngăn cản sự tái phát triển của vi sinh vật và đảm bảo sự ổn định sinh học Ngăn ngừa sự phát triển của tảo trong bể lắng và bể lọc

Tăng cường hiệu quả keo tụ và lọc Giảm thiểu sự tạo thành DBPs

Khử màu, khử mùi, khử vị Khử sắt và mangan

Chương 7: Khử trùng nước cấp

7.2. Cơ chế khử trùng:

Có ba cơ chế khử trùng chính trong nước cấp như sau:

Một phần của tài liệu Bài giảng xử lí cấp nước ĐHBKHCM (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)