Hoạt động chính của Cục Phát triển doanh nghiệp a Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Tình hình hoạt động của Bộ kế hoạch và đầu tư (Trang 27 - 38)

III Hoạt động chính của cơ sở thực tập

1. Hoạt động chính của Cục Phát triển doanh nghiệp a Những kết quả đạt được

a. Những kết quả đạt được

Cục phát triển doanh nghiệp tiếp tục thực hiện nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý, trong đó có việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn thi hành Luật doanh nghiệp, Luật Đầu tư và các văn bản về cải cách thủ tục hành chính. Toàn thể cán bộ, công chức của cục đã tập trung sức lực trí tuệ, soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật, thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Cục.

Chủ trì soạn thảo các Văn bản quy phạm pháp luật, Chương trình Đề án ,báo cáo

Một trong những chuyển biến mạnh mẽ nhất trong công tác chuyên môn của Cục năm qua là đã tập trung sức lực, trí tuệ xây dựng và soạn thảo các văn bản qui phạm pháp luật, các cơ chế chính sách thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước được bộ phân công đạt chất lượng hiệu quả , được Lãnh đạo đánh giá tốt. Đây là công việc phức tạp song do cách thức tổ chức khoa học, linh hoạt, nên đã huy động được trí tuệ của tập thể cán bộ, công chức vào

việc hoàn thành tốt các Đề án Bộ giao cả về số lượng, chất lượng và tiến độ thời gian.

Cụ thể như sau:

- Cục được Bộ phân công chủ trì, phối hợp với các Bộ, nghành,các bên liên quan các chuyên gia trong nước và quốc tế tiến hành nghiên cứu ,xây dựng dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 90/2001/NĐ-CP;dự kiến trình thủ tướng Chính phủ trong Quí II/2009;

- Chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính và Bộ Công an soạn thảo trình lãnh đạo ba Bộ: KH & ĐT, Tài chính, Công an ký ban hành Thông tư liên tịch số 05/2008/TTLT/BKH-BTC-BCA ngày 29/7/2008 về việc hướng dẫn cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giải quyết đăng kí kinh doanh, cấp mã số thuế, khắc dấu đối với doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo luật Doanh nghiệp;

- Chủ trì phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghiệp dự thảo Thông tư hướng dẫn việc đăng kí và sử dụng tên doanh nghiệp phù hợp với các quy định về sở hữu công nghiệp hiện đang chờ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ;

- Báo cáo một số nội dung thực hiên chính sách pháp luật về xử lý đất đai,mua bán cổ phiếu trong thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước gửi Đoàn giám sát của ủy ban Thường vụ Quốc hội;

- Báo cáo một số nội dung về đổi mới và phát triển doanh nghiệp năm 2008, định hướng năm 2009 để phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2009 của Bộ;

- Chủ trì triển khai nghiên cứu Đề án thực hiện chuyển đổi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước sang mô hình công ty cổ phần trước và sau khi luật doanh nghiệp 2005 ra đời, hiện đang trình Lãnh đạo Bộ và Văn phòng Chính phủ;

- Chủ trì xây dựng báo cáo giữa kì tình hình thực hiện kế hoạch 5 năm 2006-2010 trên cơ sở khung theo dõi và đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 đã được Bộ trưởng ký ban hành tại Quyết định số 555/2007/QĐ-BKH ngày 30/5/2007;

- Chủ trì xây dựng báo cáo tình hình hoạt đọng sản xuất kinh doanh của các DNN&V năm 2008;

- Báo cáo đánh giá về tình hình đầu tư của các tập đoàn kinh tế trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

- Báo cáo về tình hình sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước năm 2008 và kế hoạch năm 2009 trình Lãnh đạo Bộ;

- Làm đầu mối xây dựng Bão cáo phục vụ Hội nghị ngành kế hoạch năm 2008, báo cáo của Bộ tại các cuộc họp Chính phủ và các báo cáo khác; - Chủ trì xây dựng Báo cáo thường niên DNN&V Việt Nam trình Tướng chính phủ, trên cơ sở đó xây dựng Sách trắng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam năm 2008;

Phối hợp với các đơn vị xây dựng Văn bản quy phạm pháp luật, Chương trình , Đề án.

Cục đã tích cực tham gia công tác soạn thảo ,đóng góp ý kiến nhiều văn bản pháp qui, Chương trình, Đề án quan trọng do các đơn vị trong và ngoài Bộ chủ trì soạn thảo như:

- Dự thảo Luật sủa đổi,bổ xung một số điều của luật xuất bản; - Dự thảo luật đăng ký bất động sản

- Tham gia góp ý đói với dự án luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi ; - Góp ý dự thảo Thông tư hướng dẫn đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư để khai thác, kinh doanh quĩ đất của nhà nước;

- Tham gia góp ý dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 78/2007/NĐ-CP của Chính phủ về đầu tư theo hình thức BOT, BTO và BT; - Tham gia góp ý dự thảo Thông tư hướng dẫn trình tự , thủ tục đầu tư; - Tham gia góp ý dự thảo Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc áp dụng một số cam kết gia nhập WTO liên quan đến đầu tư;

- Tham gia xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2009;

- Tham gia xây dựng báo cáo trình thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện Nghị quyết số 59/2007/NQ-CP ngày 03/11/2007 của Chính phủ về một số giải pháp xư lý vướng mắc trong hoạt động đầu tư xây dựng và một số cải cách hành chính đối với doanh nghiệp;

- Tham gia xây dựng Chương trình hành động của Bộ KH DDT thực hiện Chuowng trình hành động của Chính phủ về một số chủ chương , chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới giai đoạn 2007-2012, được ban hành tại quyết định số 340/QĐ-BKH ngày 19/3/2008 của Bộ trưởng Bộ KH DDT; ….

Hướng dẫn các Bộ, nghành , địa phương, doanh nghiệp thi hành các văn bản quy phạm pháp luật

Song song với công tác xây dựng cơ chế chính sách , văn bản quy phạm pháp luật , năm 2008 Cục đã hoàn thành một khối lượng lớn công việc chuyên môn như sau:

Ban hành hoặc trình Lãnh đạo Bộ ký ban hành hơn 410 văn bản hướng dẫn xử lý vướng mắc, kiến nghị của cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương, của doanh nghiệp.Tích cực chuẩn bị các thủ tục cần thiết để triển khai Chương trình cải cách tổng thể công tác đăng ký kinh doanh trên toàn quốc.Hướng dẫn các hiệp hội, trung tâm hỗ trợ kỹ thuật DNN&V tại Hà Nội và Đà Nẵng triển khai thực hiện Chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho DNN&V.Theo dõi tình hình triển khai việc thực hiên kế hoạch phát triển DNN&V năm năm (2006-2010) ở một số Bộ , Ngành và địa phương, cụ thể: Ngân hàng nhà nước, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Tài chính …đã và đang thực hiện các nhiệm vụ được giao theo lộ trình và 10 địa phương đã xây đựng và triển khai kế hoạch năm năm phát triển DNN&V. Triển khai thực hiện Chỉ thị 40/2006/CT-TTg về hệ thống trợ giúp xúc tiến DNNVV;đã thành lập được Phòng thông tin đàu mối ở tỉnh Thái Nguyên, Lào Cai, Bình

Thuận, Quảng Ninh.Trong năm, Cục đã bảo vệ thành công 3 đề tài khoa học cấp Bộ.

Hoạt động hợp tác quốc tế

Năm 2008, Cục đã thực hiện các mảng công việc lớn về hợp tác quốc tế như sau:

- Đóng góp ý kiến cho các thỏa thuận , điều ước quốc tế , chương trình, báo cáo hợp tác quốc tế do các diễn dàn quốc tế, Bộ Kế hoạch dầu tư và các bộ ngành chủ trì soạn thảo, Cục đã đóng góp ý kiến cho các văn bản quan trọng như: tuyên bố Hội nghị Cấp cao ASEM 7; tuyên bố chung Hội nghị Bộ trưởng DNNVV APEC lần thứ 15;qui chế hoạt động của các Hội đòng cấp Bộ trưởng ASEAN;….

- Trực tiếp tham gia hoặc giúp Lãnh đạo Bộ tham gia các hoạt động hợp tác đa phương về DNN&V.

- Tăng cường hợp tác song phương về DNN&V. - Điều phối , triển khai các dự án của các nhà tài trợ. - Phổ biến các thông tin , kinh nghiệm quốc tế . - Làm đầu mối đoàn ra đoàn vào về DNN&V.

Hoạt động cung cấp thông tin doanh nghiệp

- Duy trì vận hành Cổng thông tin doanh nghiệp: năm 2008 là năm thứ 2 mà cổng thông tin doanh nghiệp www.business.gov.vn được vận hành liên tục

chính trị , xã hội là cung cấp thông tin , chính sách pháp luật của nhà nước trong việc hỗ trợ doanh nghiệp đặc biệt là DNN&V . Trong năm 2008 , Cổng thông tin doanh nghiệp đã có gần 1.200.000 lượt truy cập, tăng trên 200% so với năm 2007 .

- Duy trì vận hành mạng thông tin doanh nghiệp toàn quốc và triển khai hệ thống cải cách đăng kí kinh doanh ở Việt Nam:Năm 2008, Cục tiếp tục vận hành và duy trì hệ thống mạng thông tin doanh nghiệp toàn quốc tại Cục và một số địa phương đang kết nối;kiểm tra, cập nhật và sao lưu liệu vào kho cơ sở dữ liệu doanh nghiệp toàn quốc tại Cục;

- Tổng hợp, phân tích, cung cấp, số liệu đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp:trung tâm là đơn vị đầu mối duy nhất thực hiện công tác phân tích, tổng hợp, đánh giá và dự báo số liệu về đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp tren toàn quốc theo định kỳ nhằm phục vụ yêu cầu của Lãnh đạo Bộ và các cơ quan, ban, ngành địa phương.

Hoạt động Hỗ trợ DNN&V

- Hoạt động đào tạo

Trong khuôn khổ Chương trình hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho

DNN&V năm 2008, các Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật DNN&V tại 3 miền: đã tích cực tổ chức các khóa đào tạo nguồn nhân lực cho DNN&V. Các trung tâm thường xuyên phối hợp với các sở, ban ngành và các doanh nghiệp trên địa bàn để thực hiện hỗ trợ có hiệu quả cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các trung tâm đã có những đóng góp đáng kể trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho DNN&V. Năm 2008 trung tâm hỗ trợ kỹ thuật tại Đà Nẵng , Hà Nội đã

đào tạo được 123 khóa trong các lĩnh vực khởi sự doanh nghiệp, đào tạo giảng viên và quản trị doanh nghiệp, quản lí sản xuất.

- Hoạt động tư vấn

Song song với hoạt động đào tạo, tư vấn doanh nghiệp cũng là một hoạt động của các trung tâm , nhằm nắm bắt nhu cầu của doanh nghiệp, để đẩy mạnh công tác trợ giúp doanh nghiệp, làm tốt sứ mện hôc trợ doanh nghiệp đặc biệt là DNN&V.

- Hoạt động kết nối doanh nghiệp, cung cấp, phổ biến thông tin

Năm 2008, trung tâm Hà Nội đã xây dựng được mạng lưới liên kết giữa 105 DNN&V với 22 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và 57 tổ chức hiệp hội; giới thiệu kết nối 45 doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài , doanh nghiệp FDI….

Năm 2008, Cục đã phối hợp với các bên có liên quan tổ chức thành công Tuần lẽ DNN&V 2008 tại Việt Nam và chuẩn bị các nội dung cần thiết cho Lãnh đạo Bộ tham dự tuần lễ trên.

Công tác văn phòng

Công tác văn phòng: có nhiều cố gắng, đã tích cực tham mưu, làm đầu mối giúp Lãnh đạo Cục trong công tác chỉ đạo, điều hành các hoạt động của Cục. Kết nối liên thông công việc trong toàn Cục. Công tác hành chính, văn thư, quản trị… đã đi vào nề nếp, khai thác tối đa phương tiện làm việc, tạo điều kiện cho các phòng chức năng hoàn thành tốt công việc được giao. Đã thực hiện chi tiêu nguồn tiền ngân sách được giao theo chế độ tiêu chuẩn qui

sở, có sự phối hợp và tham khảo thường xuyên, chặt chẽ các ý kiến giữa Lãnh đạo Cục với Đảng ủy và các tổ chức đoàn thể: công đoàn và đoàn thanh niên Cục, giữa các phòng chuyên môn với chi ủy trong tất cả các mặt công tác của Cục. Toàn thể cán bộ, đảng viên Cục Phát triển doanh nghiệp đã tham gia tích cực cuộc vận động “ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Tạo điều kiện cho các cán bộ, công chức có nguyện vọng tham gia các khóa đào tạo trong nước và nước ngoài, ngắn hạn và dài hạn theo kế hoạch chung của Bộ. Cán bộ công chức trong Cục luôn nâng cao ý thức trách nhiệm thực hành tiết kiệm chống lãng phí thông qua việc chấp hành các qui chế chi tiêu nội bộ và quản lý tài sản công. Thường xuyên tham gia các phong trào do công đoàn cơ quan phát động, nhất là các đợt vận động ủng hộ đồng bào bị bão lụt, thiên tai, ủng hộ người nghèo, ủng hộ quĩ đền ơn đáp nghĩa.

Nhìn chung, qua một năm công tác cục đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Cán bộ, công chức trong cục đã xây dựng được mối đoàn kết thống nhất, nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức xây dựng, năng động, sáng tạo, khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt công việc được giao. Cán bộ, công chức trong cục luôn chấp hành nghiêm chỉnh sự chỉ đạo, phân công của Lãnh đạo Cục và của lãnh đạo đơn vị, bám sát chức năng nhiệm vụ của mình để triển khai công tác chuyên môn, thực hiện tốt các qui định, qui trình xử lý công việc của Bộ, chấp hành kỷ luật lao động. công đoàn Cục đã có nhiều cố gắng trong công tác cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho anh em trong Cục. Thường xuyên thăm hỏi anh chị em có hoàn cảnh khó khăn.Cục cũng đã tạo tạo điều kiện cho các cán bộ, công chức tích cực học tập chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học khuyến khích mạnh dạn thẳng thắn đè xuất sáng kiến mới, sáng tạo trong công việc

Tuy nhiên còn có sự bất cập nhất định giữa mô hình tổ chức với phạm vi chức năng, nhiệm vụ; giữa định hướng mục tiêu với tính khả thi của các phương thức thực hiện. Hiện tại Cục đang thực hiện bốn mảng công tác quản lý nhà nước chính: sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước, đăng ký kinh doanh khuyến khích đàu tư trong nướcvà xúc tiến hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong đó, công tác xúc tiến hỗ trợ kỹ thuật cho DNN&V cũng như công tác quản lý các đơn vị sự nghiệp là nhiệm vụ còn mới mẻ, chưa có kinh nghiệm nên quá trình thực hiện nhiệm vụ không tránh khỏi những hạn chế thiếu sót và khó khăn khi triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Cơ chế chính sách phát triển doanh nghiệp nói chung và DNN&V nói riêng chưa kịp thời, đồng bộ và thiếu tập trung, nhất quán. Việc thực thi chính sách cũng thiếu sự thống nhất và gắn kết từ trung ương tới địa phương.

Các cơ chế chính sách về tín dụng cho doanh nghiệp mặc dù đã được ban hành tương đối đồng bộ nhưng việc triển khai nhiều nghiệp vụ còn hạn chế, việc triển khai các chương trình đào tạo dành cho DNN&V thì nguồn kinh phí trung ương lại quá hạn hẹp so với chi phí thực tế.

Công tác quản lý các doanh nghiệp sau khi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh còn nhiều bất cập, chưa theo kịp với tốc độ phát triển nhanh về số lượng của các loại hình doanh nghiệp; còn thiếu một đầu mối quản lý thống nhất từ trung ương tới địa phương.

Công tác chung của bộ năm 2009, ngoài các công việc tác nghiệp thuộc

chức năng, Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa dự kiến một số nội dung chính trong chương trình công tác năm 2009 như sau:

Đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn thành Dụ thảo Nghị định thay thế nghị định 90/2001/NĐ-CP, trình Thủ tướng Chính phủ quý II/2009.

Chủ trì phối hợp với Vụ pháp chế và Cục Đầu tư nước ngoài và các đơn

Một phần của tài liệu Tình hình hoạt động của Bộ kế hoạch và đầu tư (Trang 27 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w