- Nghiên cứu thị trường ngoài nước và trong nước để phát triển cơ cấu
3.2. Giải pháp về giá của sản phẩm
Việc gia nhập WTO làm biểu thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu sẽ giảm xuống làm cho giá của các mặt hàng dược phẩm giảm xuống. Hay nói cách khác sự cạnh tranh về giá cả sẽ diến ra hết sức khốc liệt. Vậy dược phẩm Việt Nam phải làm gì để có thể cạnh tranh trên thị trường dược phẩm trong thời gian tới?
Liên kết để giảm chi phí: để có thể đạt được mục tiêu là thuốc trong
nước đáp ứng được nhu cầu dược phẩm trong nước, dược trong nước để cạnh tranh vẫn phải thực hiện biện pháp giảm thiểu chi phí cùng với việc nâng cao chất lượng thuốc trong nước. Có nhiều biện pháp để giảm thiểu chi phí sản xuất. Các doanh nghiệp sản xuất dược trong nước có thể thực hiện “ chiến lược liên minh giữa các đối tác không cạnh tranh ”. Hiện nay, do nhu cầu trong nước ngày càng tăng nên doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô của mình để đáp ứng nhu cầu thị trường. Các doanh nghiệp sản xuất tân dược
trong nước có thể ký kết thỏa thuận liên ngành, liên hệ với các nhà cung cấp ( nguyên liệu, máy móc ) trong và ngoài nước để có thể giảm bớt các chi phí đầu vào không cần thiết. Làm như vậy có thể giúp cho các doanh nghiệp có thể giảm bớt áp lực từ phía nhà cung cấp, tạo một nguồn cung cấp đầu vào ổn định và có chất lượng. Việc liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau có thể giúp cho dược phẩm Việt Nam tập trung sức mạnh và đủ sức cạnh tranh trên thị trường dược phẩm.
Tận dụng lợi thế cạnh tranh: Muốn hạ giá thành sản phẩm thì cần tập
trung phát triển những lĩnh vực mà ta có lợi thế cạnh tranh hoặc có khả năng cạnh tranh cao nhất để tạo hiệu quả kinh tế, trên cơ sở đó cân đối nguyên liệu tốt để sản phẩm trong nước. Do đặc điểm khí hậu và thời tiết nước ta rất thuận lợi cho sự phát triển của các loài thực vật, trong số đó có nhữn loại được sử dụng làm thuốc. Chính vì thế chúng ta cần có những biện pháp để có thể tận dụng tối đa nguồn dược liệu trong thiên nhiên. Đây sẽ là nguồn nguyên liệu đầu vào tương đối tốt giúp cho việc sản xuất dược có thể giảm chi phí khi nhập nguyên liệu từ nước ngoài. Việc khuyến khích sản xuất thuốc có nguồn gốc từ dược liệu trong nước đặc biệt là việc quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu làm thuốc là nhiệm vụ hết sức quan trọng của dược phẩm trong nước trong thời gian tới. Để đáp ứng được nhu cầu sản xuất dược phẩm trong nước thì khối lượng dược liệu phải đủ lớn. Vì vậy mà Việt Nam cần phải có biện pháp quy hoạch vùng nguyên liệu thật cụ thể và với quy mô lớn. Việc quy hoạch vùng nguyên liệu chắc chắn sẽ phải thực hiện trong thời gian tương đối dài. Đi liền với việc trồng các loại dược liệu, các doanh nghiệp cần kết hợp với các viện nghiên cứu không ngừng tìm hiểu và nghiên cứu mở rộng danh mục các loại cây thuốc có thể áp dụng cho sản xuất. Các loại dược liệu này sẽ đóng góp rất lớn cho sự phát triển của sản xuất dược phẩm. Như vậy để có thể thực hiện được việc quy hoạch các vùng nguyên liệu cần phải có sự đóng góp,
chung sức của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Có như vậy thì ngành sản xuất dược phẩm trong nước sẽ có được một sự hậu thuẫn quan trọng về nguyên liệu để phát triển.
Tận dụng tối đa cơ hội của việc gia nhập WTO: đó chính là việc khai
thác nguồn nguyên liệu đầu vào có giá thấp, máy móc thiết bị được phép bán tại Việt Nam. Các nhà sản xuất trong nước nên tận dụng cơ hội này để có thể sản xuất với chi phí đầu vào thấp. Từ đó các sản phẩm trong nước có thể cạnh tranh về giá các sản phẩm trên thị trường.