Những hạn chế còn tồn tại

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN HỖN HỢP CỦA S-Fone TRONG NĂM 2005 TẠI HÀ NỘI (Trang 27 - 29)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN HỖN HỢP SFONE ĐÃ TIẾN HÀNH

3. Những hạn chế còn tồn tại

Bên cạnh những mặt tích cực của mình, các hoạt động xúc tiến hỗn hợp mà mạng điện thoại di động SFone đã tiến hành vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục để có thể đạt hiệu quả cao hơn trong hoạt động. - Tuy chương trình “Điện thoại trao tay” được đánh giá là thành công

song có một lỗi lớn từ phía nhà cung cấp. Đó là việc trao tăng các máy di dộng miễn phí SKY-3000 và máy SK-1100 thực chất là các máy tân trang đã qua sử dụng. Mặc dù đây không phải là thông tin bị giấu kín hoặc nhà cung cấp phủ nhận song do họ không có sự truyền thông rõ ràng đến ngưòi tiêu dùng một cách cụ thể nên hầu như thông tin này không hề được người tiêu dùng biết đến. Và chính vì vạy nên khi thông tin này được nói ra thì đã gây nên tâm lý thất vọng tiêu cực trong khách hàng. Ngoài ra cũng phải bàn thêm về chất lượng của máy điện thoại miễn phí Sky IM-3000 là máy tân trang, chất lượng

không đồng đều mau hỏng. Theo thống kê đến nay có khoảng 10 nghìn máy đã phải mang tới trung tâm bảo hành của S-fone để “chữa bệnh”. Và số lượng máy điện thoại CDMA phải đổi lại cho khách hàng khoảng 2,2 nghìn máy/ 62 nghìn máy đã phát tặng. Những căn bệnh thường gặp là máy mất nguồn, nghe lúc được luc không, bắt sóng yếu. Chất lượng máy điện thoại kém không những ảnh hưởng đến tình hình tài chính của hãng do phả bồi thường lại lượng máy hỏng mà nó còn làm giảm sút lòng tin của khách hàng danh tiếng mà S-Fone đã vất vả xây dựng trong thời gian qua.

- Cho dù các cố gắng trong hoạt động marketing có được thực hiện tốt đến mấy nhưng khi mà cơ sở hạ tầng chưa thể nâng cao được thì những dịch vụ dành cho khách hàng dù có tốt đến mấy cũng không thể thu hút được khách hàng. Nguyên nhân chính thuộc về lĩnh vực cơ sở hạ tầng là do số trạm phát sóng của S-Fone mới chỉ phân bố trên 13 tỉnh thành nên làm cho S-Fone kém năng động so với các mạng khác của VNPT hay của Viettel. Mặc dù là đơn vị thứ 2 tại Việt Nam tiến hành cung cấp dịch vụ mạng di động song dù đã hơn 1 năm rưõi nhưng tổng số trạm phát sóng cũng chỉ tăng thêm 1 trạm so với ngày đầu. Việc các nhà đầu tư quá thận trọng trong đầu tư mở rộng phạm vi phát sóng đã gây cản trở rất lớn tới việc mở rộng thuê bao của SFone. Hầu hết các thuê bao mà SFone có được chủ yếu là giới hoc sinh sinh viên hoặc những người không thường xuyên có nhu cầu đi lại ra các phía tỉnh ngoài. Còn phần lớn khách hàng mục tiêu của hãng là những người đã đi làm có thu nhập ổn định và có nhu cầu sử dụng lớn thì hầu hết đều đang sử dụng các mạng Vina, Mobi hoặc Viettel. - Do quá chú trọng và tập chung đầu tư vào chương trình khuyến mãi

chưa được quan tâm và triển khai đúng mức. Cụ thể là trong khi hoạt động quảng cáo và khích thích tiêu thụ đựoc đầu tư , chiếm tỷ lệ phần lớn trong kinh phí dành cho các hoạt động xúc tiến hỗn hợp thì các công cụ còn lại như quan hệ công chúng, các hoạt đông từ thiện hay tài trợ, các hoạt động trình diễn thì vẫn chưa được chú trọng. Hơn nữa trong hoạt đông truyền thông của mình của mình, do chỉ tập trung vào quảng bá thương hiệu SFone và các chương trình khuyến mãi, đến cuối năm 2004 thì có thêm hoạt đông tuyên truyền về gói dich vụ SFone Free1 nhưng nói chung thì việc tuyên truyền cho các dịch vụ mà mình cung cấp vẫn thực sự chưa đạt hiệu quả cao. So với các đối thủ cạnh tranh khác, họ đã có sự truyền thông rất tốt về những loại hình dịch vụ mà mình cung cấp như các loại thẻ trả trước với những tính năng và sự phù hợp với những nhóm khách hàng mục tiêu khác nhau, các dịch vụ mạng khác nhau… Trong khi đó mặc dù SFone cũng có những gói thuê bao khác nhau song lại được rất ít người biết đến, thậm chí là ngay cả đối với khách hàng đang sử dụng SFone.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN HỖN HỢP CỦA S-Fone TRONG NĂM 2005 TẠI HÀ NỘI (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w