Về tính cách và sức khoẻ.

Một phần của tài liệu Nguyên lý thời sinh học với việc dự báo sức khỏe và tính cách của người Việt ở châu thổ sông Hồng (Trang 33)

2. Giờ dùng trong dự báo khi trẻ mới sinh.

2.2. Về tính cách và sức khoẻ.

Từ trong bụng mẹ, đứa trẻ được cách ly với môi trường, được nuôi dưỡng bằng khí huyết của người mẹ, vào thời khắc sinh ra nó đã phải chịu sự tác động chi phối của tập hợp những yếu tố từ bên ngoài, do vậy cổ nhân đã có rất nhiều phương pháp tính giờ, hoặc kết hợp cả 4 yếu tố (giờ, ngày, tháng, năm) của trẻ con mới sinh để tính ngũ hành, từ đó đưa ra những dự báo về thể tạng bệnh tật và tính cách của nó sau này (chẳng hạn như tính giờ Kim xà thiết toả, giờ Dạ đề, giờ Diêm vương, phép tính Tử vi, Tử

binh... cho đến nay vẫn được dùng khá phổ biến trong nhân dân), ở đây tôi chỉ xin nêu hai cách tính và dự báo dựa trên cơ sở của nguyên lý sinh học âm - dương và nguyên lý sinh học ngũ hành, mà cá nhân tôi đã có điều kiện theo dõi, kiểm nghiệm cẩn thận.

2.2.1. Tính giờ Quan sát của trẻ sơ sinh.

Trong các sách về lý, số xưa đều có bài ca về giờ Quan sát như sau: Chính thất hưu sinh Tỵ, Hợi thì

Nhị bát, Thìn, Tuất diệc thậm bi

Tam cửu, Mão, Dậu sinh vô dưỡng

Tứ thập, Dần, Thân sát tiểu nhi

Ngũ Sửu, thập nhất Mùi phùng tắc tử

Lục, lạp, Tý, Ngọ diệc vô nghi.

Nghĩa là các giờ trong các tháng sau đây là giờ Quan sát:

Tháng giêng giờ tỵ, tháng bảy giờ hợi

Tháng hai giờ thin, tháng tám giờ tuất

Tháng ba giờ mão, tháng chín giờ dậu

Tháng tư giờ dần, tháng mười giờ thân

Tháng năm giờ sửu, tháng một giờ mùi

Tháng sáu giờ tý, tháng chạp giờ ngọ

khó nuôi, có nuôi được thì lớn lên sẽ hoặc là ươn hèn, nhút nhát, bất nhân, hoặc là hung hăng, bất trị, trộm cướp... Thực ra đây là một vấn đề hoàn toàn có cơ sở khoa học về thời sinh học, chỉ có điều người xưa theo quan niệm ‘Thiên cơ bất khả lậu” (thiên cơ không thể tuỳ tiện tiết lậu ra ngoài), rồi cường điệu, cực đoan hoá lên, khiến nhiều người lầm tưởng đó là sự mê tín nhảm nhí, không thấy được giá trị khoa học tích cực của nó. Như phần

Dịch thời đã trình bày, trong một ngày, một năm được chia làm hai phần âm và dương (từ giờ tý đến giờ tỵ là thuộc dương, từ một khí dương đến sáu khí dương; từ giờ ngọ đến giờ hợi là thuộc âm, từ một khí âm đến sáu khí âm. Từ tháng một đến tháng tư là thuộc dương, từ một khí dương đến sáu khí dương; từ tháng năm đến tháng mười là thuộc âm, từ một khí âm đến sáu khí âm).

Chẳng hạn như một đứa trẻ sinh vào giờ thin ( 7 - 9 giờ sáng) của tháng hai và một đứa khác sinh vào gìơ hợi ( 2 1 - 2 3 giờ) của tháng bảy, cả hai đều phạm giờ Quan sát. Tuy nhiên suy luận rộng ra, lại có sự khác nhau rất lớn.

Trường hợp thứ nhất, giờ thin là lúc vừng dương đang lên, tháng hai là tháng khí dương cực thịnh (tứ dương sinh), hai dương thịnh liệt gặp nhau (nhiệt ngộ nhiệt tắc cuồng) cho nên trẻ thường là thể nhiệt, mụn nhọt, táo bón, lớn lên tính khí nóng nảy,hiếu động, thích mạo hiểm nếu can thịnh thì tính khí và tố chất tiên thiên này càng thể hiện rõ. Để bổ túc phần thiếu hụt và hạn chế khuynh hướng thái quá, người mẹ cần ăn những thứ thanh mát thuộc loài củ, có màu vàng, đen hoặc thuộc hành thổ..., phải giáo dục và định hướng cho trẻ tính kiên trì, cẩn thận... (thuộc âm), tránh những đồ và trò chơi mang tính kích động, mạo hiểm ... (thuộc dương).

Trường hợp thứ hai lại trái ngược. Giờ hợi là thuần âm, vắng hẳn ánh dương, tháng bảy âm khí cực thịnh (tứ âm sinh), hai âm gặp nhau (hàn ngộ

hàn tắc diệt), cho nên trẻ thường là thể hàn, khóc bé, yếu ớt, lớn lên hay rụt de bạc nhược, nếu can nhược thì đặc tính trên càng thể hiện rõ. Do vậy để bô túc phân khuyết hãm, kích thích sự hướng thượng... cần phải cho trẻ ãn thức ăn có nhiều dương tính, có màu đỏ, thuộc hành hoả... (thuộc dương) cho chơi những đồ và trò chơi kích thích tính hiếu động, sớm cho trẻ tham gia những trò chơi và sinh hoạt tập thể, từ khuyến khích đến cổ vũ trẻ đảm trách vai trò ‘lãnh đạo” trong các nhóm chơi...

Dù thuộc khuynh hướng nào (dương hay âm, cương cường hay bạc nhược) thì phạm giờ Quan sát cũng thuộc trạng thái cực đoan, cực nhạy cảm về sinh học. Quan niệm truyền thống (và đã được thực tế kiểm nghiệm khá chính xác) cho rằng trẻ sơ sinh ở nông thôn (nơi từ trong quá trình bà mẹ mang thai cho đến khi đứa trẻ ra đời môi trường khá thuần nhất) mà phạm giờ Quan sát, khi có người lạ đến thãm hay có những biểu hiện bất thường như nóng sốt co giật, khóc thâu đêm ... , gọi là “phải đẹn”. Khi gặp trường hợp như vậy, theo kinh nghiệm dân gian, người ta thường lấy mảnh vải quần phụ nữ, càng cũ càng tốt, đốt lên hơ khói dưới gầm giường sẽ khỏi. Thực ra, như trên đã nói, những trẻ như vậy rất nhạy cảm trường sinh học, khi tiếp xúc với mùi hoặc trường sinh học lạ và mạnh nó dễ bị sốc và có phản ứng. Ngày nay khi có người lạ đến thăm chỉ cần đốt ít bồ kết, hương thơm hoặc trầm để trung hoà trường sinh học, cũng có hiệu quả tốt.

2.2.2. Tính ngữ hành đ ể dự báo về tính cách và sức khoẻ.

Theo truyền thống của Trung Quốc cũng như Việt Nam, con người là sản phẩm tổng hợp tinh hoa của trời đất. Sự hoàn thiện đầu tiên của con người được thể hiện ở sự chu toàn và cân đối của ngũ hành. Khi một đứa trẻ mới chào đời, việc đầu tiên là tính xem có đủ và có sự tương thích giữa các hành hay không. Nếu thiếu hay thừa bất cứ một hành nào cũng là biểu hiện của sự bất lợi, phải tìm mọi cách để bổ túc chỗ thiếu và khắc chế chỗ thừa,

tư phương thưc sinh hoạt, chê độ ăn uống, đinh hướng nghề nghiêp... cho đến cách thức đặt tên. Trong truyện ngắn Cô hương của Lỗ Tấn (Lổ Tấn tập truyện. Trương Chính dịch. N.X.B. Văn học. Hà Nội, 1994) có một đoạn như sau: ‘Tôi cũng rất thích vì đã có nghe nói đến Nhuận Thổ, lại biết Nhuận Thổ với tôi cũng suýt soát bằng nhau. Hắn sinh tháng nhuận, ngũ hành khuyết thổ nên bô hắn đạt tên là Nhuận Thổ. Hắn bắt chim tước thì tài lắm .” (tr.91). Chẳng hạn khuyết hành mộc, đặt tên những chữ có bộ mộc, khuyết hành kim thì đặt tên những chữ có bộ kim ...

Về cách tính, cho đến nay vẫn còn chưa có sự thống nhất, mà vẫn dùng 3 cách khác nhau.

Thứ nhất, thuần tuý dựa vào thiên can của giờ, ngày, tháng và năm sinh. Thí dụ, người sinh vào giờ canh thin, ngày quý mão, tháng bính dần, năm ất mùi. Ta có: canh thuộc kim, quý thuộc thuỷ, bính thuộc hoả, ất thuộc mộc. Như vậy là thiếu hành thổ. Cách này đơn giản, ít thuyết phục.

Thứ hai, dựa cả vào thiên can và địa chi của giờ, ngày, tháng và năm để tính. Thí dụ, người sinh vào giờ tân sửu, ngày đinh tỵ, tháng quý hợi, năm canh dần. Ta có: tân thuộc kim, sửu thuộc thổ, đinh thuộc hoả, tỵ thuộc hoả, quý thuộc thuỷ, hợi thuộc thuỷ, canh thuộc kim, dần thuộc mộc. Tổng số các hành là: 2 kim, 1 thổ, 2 hoả, 2 thuỷ, 1 mộc.

Thứ ba, dựa theo Nguyên cục ngũ hành (một cách tính làm cơ sở của Tử Bình nhưng cho đến nay chưa tra cứu được nguồn gốc của nó). Theo Nguyên cục ngũ hành, mỗi chi có chứa một số can nhất định: dần chứa giáp, bính, mậu; mão chứa ất; thin chứa ất, quý, mậu; tỵ chứa bính, mậu, canh; ngọ chứa đinh, kỉ; mùi chứa đinh, ất, kỉ; thân chứa canh, nhâm, mậu; dậu chứa tân; tuất chứa tân, đinh, mậu; hợi chứa nhâm, giáp; tý chứa quý; sửu chứa quý, tân, kỉ. Như thí dụ trên, tân sửu, đinh tỵ, quý hợi, canh dần, ta có: giờ = tân, quý, tân, kỉ; ngày = đinh, bính, mậu, canh; tháng = quý,

nhâm, giáp; năm — canh, giáp, bính, mậu. Tổng sô các hành là: 4 kim, 3 thuỷ, 3 thổ, 3 hoả, 2 mộc.

Khái quát về ứng dụng của ngũ hành trong dự báo

Tổng số 5 hành đều nhau hoặc có thể bổ trợ cho nhau, người hiền hoà, cư xử đúng đắn, thành thật, hiếu đễ, khoẻ mạnh.

Hành Hoả.

Hoả nhiều lại không có thuỷ là người nóng nảy, hành động thiéu suy xét, ngang bướng. Nếu can ngày sinh thuộc dương, thuộc hoả và lại nhiều hành mộc (mộc sinh hoả) thì đặc tính trên càng tăng. Nếu có nhiều hành thuỷ (thuỷ chế hoả) hoặc ít hành thổ (hoả phải sinh thổ) thì đặc tính này sẽ bớt đi. (ở các hành khác cũng suy luận tương tự như vậy), v ề bệnh tật, mắc bệnh về tim, huyết áp cao, bụng dưới hay chướng đau, đau rút sau lưng, đau ngực; hay bồn chồn thở gấp, ngủ không yên, váng đầu, chóng mặt, tinh thần thay đổi.

Hành Thổ.

Thổ nhiều, không có mộc hoặc ít quá là người quá trung hậu (thổ chủ tín) nên thành ra câu chấp, gàn dở, chậm chạp, thiếu quyết đoán. Thổ quá nhiều hay mắc bệnh phong thấp (thổ hoá thấp), mắc bệnh về bao tử,ăn uống khó tiêu, không ngon miệng, người hay mỏi mệt; đau bụng trên, phân nát, nước đái vàng, bụng chướng, khó tiểu tiện.

Hành Kim.

Kim nhiều là người quá hào hiệp nên dễ dẫn tới hiếu thấng, cương cường, háo danh, thích được mọi người khen tặng. Thường mắc bệnh về phổi và ruột già, lòng bàn tay có biểu hiện nóng sốt về chiều. Kim nhiều ; suyễn, ho, táo bón ; ít thì dễ bị nấc ngược, tiêu chảy.

Hành Thuỷ.

Hành thuỷ nhiều là người hay suy tư„ bản tính yéu đuối, thiếu quyết đoán, thâm hiểm. Thường mắc bệnh về thận và bàng quang. Nhiềuidi tinh, mộng tinh, tháo đường, phong thấp. ít: tiểutiện khó, nước tiểu đục. Hay đau bụng dưới, thần khí thất thường, uốn cong người, váng đầu, mạt phù nề, sắc mặt đen sạm, ngắn hơi, hụt hơi, buồn ngủ, bổn chồn, liệt dương.

Hành Mộc.

Mộc chủ nhân, nhiều quá là người quá nhân hậu cho nên dễ trở thành người không có chủ kiến, không có phẩm chất của người chỉ huy, thiếu ý chí. Nhiều hay ít đều mắc bệnh gan, hay đau bên sườn, đau lâm râm vùng mỏ á c ,, có báng tích, khó tiểu tiện, nước tiểu vàng, đắng miệng.

Cách tính và ứng dụng của ngũ hành không những chỉ cho chúng ta biết về đặc tính phẩm chất tiên thiên để từ đó có biện pháp nuôi dưỡng, giáo dục, định hướng nghề nghiệp và lựa chọn công việc, mà còn căn cứ vào quy luật sinh - khắc của ngũ hành, chúng ta có thể lựa chọn thời điểm có lợi, tránh thời điểm bất lợi cho sức khoẻ, công việc. Ở thời kỳ ngoài 60 tuổi, hết một chu kỳ Lục thập hoa giáp, bước vào một chu kỳ mới, thời kỳ sinh học của con người phản ứng nhậy cảm như giai đoạn đầu của tuổi ấu thơ.

Thí dụ, một người về hưu, sinh năm Bính Tý, tháng Canh dần, ngày Giáp tý, giờ đinh mão.

Theo Nguyên cục ngũ hành có: mão chứa ất; tý chứa quý; dần chứa giáp, bính, mậu; tý chứa quý.

Tổng sô can gồm có: 1 đinh, 2 giáp, 1 canh, 2 bính, 1 ất, 2 quý, 1 mậu.

thuỷ (2 quý); 1 thổ (1 mậu); 1 kim (1 canh).

Chúng ta dễ dàng nhận thấy hành kim là yếu nhất: có 01 thố không đu sinh kim, trong khi đó bị tới 03 hoả khấc, và nó lại phải đi khắc 03 mộc sinh 02 thuy nữa. Người này dễ bị bệnh phổi, đại tràng. Vào những ngày can — chi la hoa thì bệnh càng nặng thêm (hoả khác kim). Nếu can — chi của ca năm, tháng, ngày, giờ nào đó cùng có nhiều hoả thì bệnh càng nguy kịch, đặc biệt là vào giờ dần.

Một phần của tài liệu Nguyên lý thời sinh học với việc dự báo sức khỏe và tính cách của người Việt ở châu thổ sông Hồng (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)