CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh, xác định lượng phát thải gây ô nhiễm không khí cho huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, thể hiện bằng GIS (Trang 49 - 58)

4.1.1. Diễn biến

a) Diễn biến không gian về lượng phát thải:

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của các ngành: sự đa dạng hóa, hiện đại hóa trong sản xuất nông nghiệp, sự tăng nhanh về số lượng cũng như quy mô của các hoạt động tiểu thủ công nghiệp, sự phát triển nhanh chóng và phức tạp của hoạt động giao thông vận tải... Tân Yên cũng như các huyện khác trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đang đứng trước nhưng khó khăn trong vấn đề bảo vệ môi trường sống. Tiêu biểu ở đây ta xét tới vấn đề bảo vệ môi trường không khí xung quanh:

• Về tổng phát thải bụi do hoạt động giao thông vận tải:

- Cao nhất là xã Cao Thượng: 338.497 tấn/năm.

• Về tổng phát thải khí SO2 do giao thông:

- Cao nhất là xã Cao Thượng: 202.704 tấn/năm.

- Thấp nhất là xã Liên Sơn: 0.056 tấn/năm.

• Về tổng phát thải PM10 do tiểu thủ công nghiệp:

- Cao nhất là thị trấn Cao Thượng: 13127.225 g/năm.

- Về tổng phát thải SO2 do tiểu thủ công nghiệp:

- Cao nhất là thị trấn Cao Thượng: 5429.2655 g/năm

- Thấp nhất là xã Liên Sơn: 351.568 g/năm

- Về tổng phát thải PM10 do hoạt động dân sinh:

- Cao nhất là xã Cao Thượng: 3015.31 g/năm.

- Về tổng phát thải SO2 do hoạt động dân sinh:

- Cao nhất là xã Cao Thượng: 1776.85 g/năm.

- Thấp nhất là Liên Sơn: 0.49 g/năm

b) Diễn biến thời gian về lượng phát thải

Giao thông vận tải:

-Giao thông luôn diễn ra đều đặn trên địa bàn huyện do vậy lượng phát thải các khí từ hoạt động giao thông ít biến động giữa các tháng trong năm.

-Tuy nhiên, mỗi năm thì số lượng xe lưu thông trên địa bàn huyện Tân Yên lại tăng lên đáng kể, do đó lượng phát thải qua các năm cũng tăng theo.

Dân sinh:

-Huyện Tân Yên không chỉ phát triển về ngành nông nghiệp mà hàng năm nơi đây còn có rất nhiều lễ hội, vui chơi, giải trí. Chính vì vậy lượng thải phát sinh giữa các tháng là khác nhau. Lượng phát thải nhiều nhất là các tháng cuối năm và những tháng đầu năm.

-Đời sống của người dân ngày càng tăng cao, nhu cầu ngày càng lớn, do vậy lượng phát thải từ hoạt động dân sinh cũng theo đó mà tăng mạnh qua các năm.

Tiểu thủ công nghiệp:

-Trên địa bàn huyện Tân Yên các làng nghề phổ biến do vậy lượng phát thải cũng chiếm tỷ lệ lớn.

-Cũng tương tự như hoạt động phát thải từ các ngành: giao thông, dân sinh, lượng

phát thải từ TTCN tăng dần qua từng năm, theo sự phát triển của kinh tế- xã hội.

4.1.2. Hiện trạng về biện pháp giảm thiểu

- Tạo sự chuyển biến cơ bản trong nhận thức của nhân dân về bảo vệ môi trường, từng bước tạo thói quen, nếp sống vì môi trường xanh, sạch đẹp. Ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố về môi trường.

- Bảo vệ và khai thác bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan môi trường và cân bằng sinh thái.

- Các đô thị và điểm công nghiệp tập trung cần được xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn chất lượng môi trrường Việt Nam.

- Đến năm 2020, tỷ lệ dân số ở thành thị dùng nước sạch và nước hợp vệ sinh đạt 100% và ở nông thôn đạt 75%.

- Hoạt dộng tuyên truyền giáo dục ý thức người dân trong bảo vệ môi trường tuy đã có song chưa phổ cập tới từng xã.

- Các cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở TTCN trên địa bàn huyện còn chưa có cam kết BVMT, chưa có công nghệ , quy trình kỹ thuật, hệ thống xử lý chất thải, khí thải góp phần bảo vệ môi trường. Chủ yếu vẫn sản xuất với công nghệ lạc hậu, quy mô gia đình, thiếu trách nhiệm trong công tác bảo vệ môi trường xung quanh.

-Công tác quản lý còn lỏng lẻo, nên các hoạt động phát thải gây ô nhiễm môi trường còn chưa được xử lý triệt để.

4.2. ĐỀ XUẤT

4.2.1. Những giải pháp về mặt công nghệ.

Các giải pháp về công nghệ và kỹ thuật.

-Khuyến khích áp dụng các công nghệ mới hiện đại sạch hơn.

-Để thực hiện công tác bảo vệ môi trường một cách hoàn chỉnh, trong thời gian tới các đơn vị sản xuất có phát sinh chất thải cần phải có hệ thống xử lý.

-Đây được coi là biện pháp cơ bản, cho phép hạ thấp hoặc loại trừ chất ô nhiễm không khí có hiệu quả nhất. Nội dung chủ yếu là: hoàn thiện công nghệ SX và sử dụng chu trình kín.

-Biện pháp công nghệ bao gồm sử dụng những công nghệ SX không có hoặc ít chất thải.

Biện pháp sử dụng thiết bị xử lý ÔNKK.

-Bắt buộc tất cả các nhà máy có khí thải ra MT vượt TCCP phải lắp đặt các hệ thống xử lý.

-Đối với các nhà máy ra đời trước khi có Luật MT, nhà nước nên có chính sách khuyến khích cụ thể ( miễn, giảm thuế, thu ngân sách....trong 1 thời gian) để các nhà máy có tiền đầu tư cho hệ thống xử lý ô nhiễm MT nói chung và hệ thống xử lý ô nhiễm không khí nói riêng.

Sử dụng cây xanh để hạn chế ÔNKK

-Cây xanh có tác dụng như hút bụi, giữ bụi, lọc sạch không khí....nên cần trồng nhiều cây xanh trong khuôn viên và xung quanh chu vi các nhà máy, dọc các đường giao thông, trong khu đệm giữa các KCN, dân cư.

4.2.2. Những giải pháp về mặt quản lý

Giải pháp về cơ cấu tổ chức quản lý nguồn gây ô nhiễm không khí

-Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của hệ thống quản lý nguồn gây ô nhiễm không khí từ Tỉnh đến các cấp huyện, xã.

-Tăng cường hệ thống quan trắc môi trường và nâng cao năng lực phân tích môi trường, lập bản đồ hiện trạng và xu thế môi trường của tỉnh, thường xuyên cung cấp thông tin môi trường cho các cấp lãnh đạo đặc biệt là về các điểm nóng môi trường.

-Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị xã hôi, đoàn thể quần chúng, lực lượng vũ trang trong công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn. Kết hợp việc bảo vệ môi trường với các chương trình, dự án KT - XH (như định canh định cư, xoá đói giảm nghèo, chương trình dân số và kế hoạch hoá gia đình...)

Giải pháp về mặt tài chính, đầu tư cho bảo vệ môi trường

-Có sự hỗ trợ về kinh phí phù hợp với chức năng hoạt động của các đơn vị, có sự quan tâm đúng mức đến hoạt động tại địa phương nhằm nâng cao hơn trong quản lý. Có những định mức cụ thể hơn nữa trong những quy định về nguồn tài chính dành cho hoạt động môi trường.

-Theo sát việc xả thải vào nguồn tiếp nhận của các khu công nghiệp, nhà máy trong và ngoài khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất của các cụm làng nghề, cụm tiểu thủ công nghiệp và nguồn dân sinh.

-Tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nguồn gây ô nhiễm MT không khí.

-Nghiêm khắc xử lý và phạt nặng đối với các nhà máy, cơ sở sản xuất không thực hiện theo qui định của Luật bảo vệ môi trường.

4.2.3. Đề xuất các chiến lược, kế hoạch thực hiện các giải pháp để giảm thiểu Ô nhiễm không khí.

a) Giảm thiểu khí thải.

- Khuyến khích áp dụng những qui trình sản xuất mới sạch hơn hoặc công nghệ sạch. Với các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đang vận hành, bất kỳ một sự thay đổi nào theo hướng hiện đại hóa về thiết bị, quy trình sản xuất, công nghệ sản xuất để giảm thiểu chất thải nói chung và khí thải nói riêng đều được coi là sản xuất sạch hơn.

- Thay thế sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch: than, dầu,xăng bằng các loại nhiên liệu thân thiện với môi trường: điện, xăng E5... hạn chế phát thải các khí: SO2, CO2... gây hiệu ứng nhà kính.

- Sử dụng các loại xe đạt tiêu chuẩn về xả thải.

- Nâng cao ý thức người tham gia giao thông, ý thức người dân trong hoạt động sinh hoạt, sản xuất.

b) Xử lý trước khi thải ra ngoài môi trường.

- Khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở TTCN, áp dụng công nghệ xử lý cuối đường ống, lắp đặt các thiết bị xử lý khí thải để xử lý khí thải trước khi thải ra ngoài môi trường.

c) Các chính sách, chủ trương trong công tác quản lý

- Thường xuyên nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trường cho người dân bằng cách tuyên truyền giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng

- Có các chính sách về thuế, vay vốn ưu đãi cho các cơ sở SXKD, cơ sở TTCN trong công tác BVMT: cho vay vốn với lãi suất thấp...

- Thúc tiến việc xây dựng nông thôn mới tại các xã trên địa bàn huyện

- Cần tăng cường công tác quản lý, nghiêm ngặt hơn trong xử lý các trường hợp phát thải gây ô nhiễm môi trường.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động bảo vệ môi trường từ đó đưa ra các hướng xử lý phù hợp và kịp thời.

- Hoàn thiện cơ cấu của hệ thống tổ chức quản lý môi trường từ trung ương đến địa phương.

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN.

Sức ép của sự phát triển kinh tế xã hội lên môi trường ngày càng lớn, bởi tăng dân số và vấn đề di cư, phương tiện giao thông, phát triển công nghiệp, năng lượng xây dựng tốc độ đô thị hoá….tạo ra ngày càng lớn lượng chất thải.

Nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững về kinh tế, đồng thời bảo vệ được môi trường sống, trong những năm qua các cấp các ngành trong huyện , tỉnh đã rất quan tâm tới công tác quản lý nguồn thải, đặc biệt là không khí và chất thải rắn.

Song bên cạnh đó vẫn còn nhiều vấn đề bất cập chưa được giải quyết triệt để: ý thức trách nhiệm của người dân trong chấp hành luật BVMT, một vài sơ hở trong công tác quản lý...

Hoạt động phát thải cũng như xả thải trên địa bàn toàn huyện còn rất nghiêm trọng.

Do vậy cán bộ cũng như nhân dân huyện Tân Yên cần phải tích cực hơn trong việc thực hiện các giải pháp do các cơ quan đề ra, góp phần xây dựng quê hương ngày càng xanh - sạch - đẹp và phát triển hơn nữa.

5.2. KIẾN NGHỊ.

* Về phía địa phương:

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước trên địa bàn huyện.

- Chỉ đạo Phòng Tài nguyên và môi trường tiếp tục rà soát, yêu cầu các cơ sở sản xuất kinh doanh phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục đăng ký xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường đơn giản cũng như thủ tục về tài nguyên nước.

- Tăng cường chỉ đạo thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường trên địa bàn, hoàn chỉnh các thủ tục pháp lý về môi trường, tài nguyên nước.

- Quan tâm hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước.

- Chỉ đạo Phòng Tài chính - Kế hoạch của huyện phối hợp với Phòng Tài nguyên và môi trường, các phòng, ban có liên quan và UBND cấp xã rà soát, đánh giá, tổng hợp các nội dung chi sự nghiệp môi trường để đề xuất UBND, HĐND huyện bố trí sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường, đảm bảo chi đúng các nội dung và sử dụng có hiệu quả kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường.

- Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn, các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất trên địa bàn cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong công tác bảo vệ môi trường, tài nguyên nước.

* Về phía Trung ương:

-Chú trọng nâng cao nhận thức BVMT cho nhân dân, thực hiện giáo dục môi trường cho cộng đồng thông qua các mô hình quần chúng tham gia BVMT, đưa giáo dục môi trường vào trường học.

- Xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường: Nhằm huy động ở mức cao nhất sự tham gia của xã hội vào công tác bảo vệ môi trường theo phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm".

- Kiện toàn, hoàn chỉnh hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cũng như các hoạt động thuộc các lĩnh vực khác có liên quan.

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý môi trường cho đội ngũ cán bộ công tác trong lĩnh vực về môi trường ở địa phương. - Đầu tư trang thiết bị, kỹ thuật về bảo vệ môi trường và quan trắc môi trường nhằm hỗ trợ, phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường ở địa phương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. BÙI TÁ LONG, Hệ Thống Thông Tin Môi Trường, TP Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2006.

2. ĐINH XUÂN THẮNG, Ô Nhiễm Không Khí, NXB Đại học Quốc Gia TP HCM, 2004.

3. Luật Bảo Vệ Môi Trường năm 2005

4. Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang năm 2009.

5. Một số website điện tử: • http://vi.wikipedia.org • http://tanyen.bacgiang.gov.vn/node/66/247 • http://www.tnmtbacgiang.gov.vn/?HOME/VN/ • http://vietbao.vn/Khoa-hoc/Trang-web-tich-hop-phan-mem-GIS-de- quan-ly-o-nhiem • http://tailieu.vn/ • http://yeumoitruong.com/forum/forum.php

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh, xác định lượng phát thải gây ô nhiễm không khí cho huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, thể hiện bằng GIS (Trang 49 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w