Kiểm tra hệ trước khi vận hành

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tốt nghiệp tại công ty saigon petro (Trang 50 - 52)

II. CÁC CỤM THIẾTBỊ PHỤ

3.1.Kiểm tra hệ trước khi vận hành

- Kiểm tra tháp làm lạnh condensate ở trạng thái vận hành

- Kiểm tra khí nén cung cấp cho sự hoạt động của các thiết bị tự động

- Kiểm tra hơi quá nhiệt cung cấp cho các bơm P08/09, P11/12

- Kiểm tra nguồn điện cung cấp cho các thiết bị

- Chuyển các thiết bị tự động sang chế độ MANUAL và chuẩn bị gán giá trị theo thì kế, mở van lấy tín hiệu của thiếtbị tự động, van cô lập của van tự động.

- Kiểm tra sự đóng mở của tất cả van trong hệ.

3.2.Theo dõi hệ khi đang hoạt động

- Hoạt động của các bơm, áp suất của bơm, độ nóng của motor, nước làm mát

- Hoạt động của các trao đổi nhiệt (chênh lệch áp suất, sự rò rỉ)

- Lưu lượng dòng nhập liệu, các dòng sản phẩm hồi lưu và tình trạng đóng mở của toàn bộ các van điều khiển bằng khí nén tương ứng.

3.3. Khởi động lần đầu hoặc sau khi có sửa chữa lớn

Khi mới lắp đặt cũng như khi dừng hệ để bảo dưỡng, sửa chữa, không khí sẽ hiện diện rất nhiều trong hệ thống. Để đảm bảo an toàn cho thiết bị, cần tiến hành khử không khí trước khi khởi động hệ thống (sau khi đã tiến hành thử kín, thử áp lực, kiểm tra các tuyến đảm bảo không bị tắc nghẽn và xả nước nếu có trong hệ). Các bước cụ thể như sau:

- Thổi hơi nước vào cột chưng luyện theo điểm thấp nhất tại đầu hút bơm P- 08/09. Không khí từ đáy cột sẽ lên đỉnh sang E-13A/B rồi V-14. Cho xả không khí ra ngoài tại điểm cao nhất tại V-14. Khi thấy hơi nước thoát ra tại đây khoảng 30 phút, ngưng thổi hơi nước, đóng các van tương ứng.

- Mở các van xả đáy bơm P-08/09, P-11/12, P-15/16/16B để xả nước ngưng tụ.

- Việc khởi động hệ Condensate được tiến hành sau khi đã hoàn tất thủ tục sấy lò E-10 và các thiết bị đo, các báo động sự cố đã được kiểm tra. Các thiết bị tự động cần thiết phải được chuyển sang chế độMANUAL do tín hiệu đầu vào chưa ổn định. Cụ thể:

• Chạy P-01/02 nạp nguyên liệu cho cột thông qua FRC-301, điều chỉnh PIC- 701 sao cho áp suất trước PCV-701 đạt (6,5–11) bar tùy theo yêu cầu của nguyên liệu. Chạy bơm P-08/09, duy trì dòng qua lò E-10 bằng cách điều chỉnh FIC-100 mở FCV-100 khoảng 50 %. Điều này tránh gây mất áp cho P-08/09. Tiến hành đưa tháp làm lạnh vào hoạt động, đảm bảo việc cấp nước làm mát cho các thiết bị trao đổi nhiệt E-13A/B, E-17, E-18, E-19, các bơm P-08/09, P-11/12. Đưa đuốc vào hoạt động.

• Tuần hoàn hệ kín ở nhiệt độ (100 – 110)oC để sấy lò E-10. Thời gian khoảng (2–3) ngày hoặc nhiều hơn phụ thuộc vào thời gian dừng hệ.

• Tiến hành tuần hoàn nâng dần nhiệt độ của hệ, duy trì dòng nhập liệu khoảng (25–30)% công suất của P-01/02 (tương ứng giá trị 3.0- 3.5 trên FRC-301). Chỉnh dòng qua lò đạt giá trị tối ưu theo hướng dẫn vận hành (tốc độ nhanh quá gây hiện tượng dãn nở nhiệt có hại cho thiết bị, đường ống). Giữ mực cột ổn định bằng cách điều chỉnh LCV-702 cùng với van chảy tắt.

• Khi nhiệt độ tăng dần, mực bình V-14 cũng tăng dần. Khi mực đạt mức độ trung bình, chạy P-15/16/16B để tạo dòng hồi lưu. NA1 thu được ở thời điểm này có thể rất nhỏ do nhiệt độ thấp. Do đó, nếu hồi lưu nhiều thì phần nhẹ ở đỉnh vẫn còn nhiều, khó ngưng tụ làm tăng áp suất trong bình V-14 và đẩy khí ra đuốc gây lãng phí. Vì vậy, trong trường hợp này nên đẩy về slop để tránh lãng phí. Khi nhiệt độ đỉnh khá cao ở (75 – 80)oC, tăng dần hồi lưu một cách hợp lý để khống chế tốc độ tăng nhiệt độ đỉnh đồng thời tạo mực tại đĩa số 9 để đưa hồi lưu NA2 vào hoạt động.

NA2 cho cột chưng luyện. Chỉnh dòng hồi lưu này ở mức thấp và tăng dần tới giá trị phù hợp. Khi áp suất của bơm ổn định, cho dòng NA2 ra slop với lượng thích hợp nhằm tăng cường sự bay hơi ở vùng đáy cột.

• Khi các dòng tương đối ổn định, chuyển các thiết bị tự động sang chế độ AUTO để làm việc.

• Kiểm tra trình trạng thiết bị, ghi các thông số để theo dõi. Mọi sự cố bất thường phải báo cho Trưởng ca biết để giải quyết.

• Khi các thông số nhiệt độ: đáy, đĩa, cắt NA2 và mức hồi lưu đã đạt như yêu cầu đưa ra thì lấy các dòng sản phẩm theo đúng trình tự thao tác van nhằm tránh lẫn Bottoms vào Naphtha.

o Khi chuyển sản phẩm ra slop: các sản phẩm trắng (NA1, NA2) chuyển trước, các sản phẩm đen (Bottoms) chuyển sau.

o Khi lấy các sản phẩm:Bottoms lấy trước, NA1 và NA2 lấy sau.

• Sau khi đã lấy sản phẩm, tiến hành nâng dần công suất của hệ và điều chỉnh các dòng hồi lưu phù hợp để đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như yêu cầu về sản lượng với chi phí chế biến là thấp nhất.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tốt nghiệp tại công ty saigon petro (Trang 50 - 52)