II-/ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VÀ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG Ở CÁC DOANH NGHIỆP.

Một phần của tài liệu Thị trường và phương pháp nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp (Trang 25 - 31)

CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG Ở CÁC DOANH NGHIỆP.

1-/ Về phát triển thị trường.

a-/ Phát triển thị trường nội địa.

Từ đầu năm 1998 đến nay do tác động xấu của khủng hoảng kinh tế và thiên tai, sức mua trong dân giảm sút hàng hoá vì thế tồn đọng lớn, nên việc kích cầu đang được đặt ra một cách cấp bách. Phát triển thị trường nội địa cần thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất: Tăng sức mua của dân cư đặc biệt dân cư nông thôn. Sức mua của nông dân phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Tổng sản lượng, tỷ trọng sản lượng hàng hoá tiêu thụ, giá cả hợp lý, sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn. Sức mua của công nhân viên chức phụ thuộc vào tiền lương mà sau cải tiến đến nay giá đã tăng lên 50% lương mới được bù 20%.

Thứ hai: Tăng đầu tư xây dựng và cơ sở vật chất cho xã hội. Tăng tỷ lệ vốn đầu tư của Nhà nước. Trong lúc này là một biện pháp quan trọng để tăng sức mua, giải quyết công ăn việc làm, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển.

Thứ ba: Về tiền tệ và tín dụng: Cần theo dõi trực tiếp chặt chẽ diễn biến trên thị trường trong nước và nước ngoài, lãi suất huy động và lãi cho vay cũng cần được đối chiếu với tốc độ tăng giá tiêu dùng để góp phần tăng trưởng kinh tế

tránh cả lạm phát và giải pháp. Trong một chừng mực nào đó có thể giảm thuế để tăng sức mua.

Thứ tư: Tổ chức hoạt động thị trường thông suốt, hàng hoá đổi mới đa dạng hợp túi tiền nhân dân, áp dụng các phương thức bán trả góp, trả chậm...

b-/ Phát triển thị trường xuất khẩu.

Mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu là nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực hoạt động thương mại ở nước ta hiện nay. Để mở rộng được thị trường cần thực hiện một số biện pháp.

Một là: Nâng cao chất lượng hạ giá thành sản phẩm xuất khẩu.

Đây là biện pháp rất quan trọng để mở rộng thị trường đầu tư chiều sâu, tiếp nhận công nghệ tiên tiến, củng cố khâu quản lý, tăng năng suất lao động. Đặc biệt cần sớm áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế.

Hai là: Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại để quản lý hoạt động xúc tiến thương mại trong cả nước và khắc phục những yếu kém trong tổ chức hội chợ, triển lãm hoặc tham gia hội chợ triển lãm tại nước ngoài trong thời gian qua. Tăng cường xúc tiến thương mại giúp các thương nhân Việt Nam tìm được khách hàng, các thương vụ có thể nghiên cứu xây dựng và đăng ký cụ thể với Bộ thương mại về trị giá kim ngạch xuất khẩu vào từng thị trường.

Ba là: Đào tạo đội ngũ doanh nhân Việt Nam giỏi nghiệp vụ, ngoại ngữ, có bản lĩnh dám đương đầu với khó khăn, dám cạnh tranh và giành chiến thắng.

2-/ Về hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường ở doanh nghiệp.

a-/ Kiến nghị đối với Nhà nước:

- Nhà nước cần thiết lập một hệ thống thông tin đầy đủ và cập nhật về tình hình thị trường trong và ngoài nước để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiến hành công tác nghiên cứu thị trường.

- Giảm cước để các doanh nghiệp có điều kiện sử dụng rộng rãi mạng Internet để truy cập thông tin, giao dịch với khách hàng.

- Mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về nghiên cứu thị trường cho các cán bộ kinh doanh của các doanh nghiệp.

Nghiên cứu thị trường là việc cần thiết đầu tiên đối với mỗi doanh nghiệp. Vì thị trường không phải là bất biến mà thị trường luôn biến động đầy bí ẩn và thay đổi không ngừng do đó nghiên cứu thị trường là việc làm thường xuyên của mỗi doanh nghiệp.

Để hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường các doanh nghiệp cần:

Thứ nhất: Thành lập tổ riêng chuyên phụ trách công tác nghiên cứu thị trường. Như phần trên đã trình bày: Ở hầu hết các doanh nghiệp hiện nay hoạt động nghiên cứu thị trường hoàn toàn do phòng kinh doanh và các cán bộ phụ trách kinh doanh ở từng đơn vị trực thuộc đảm nhận mà đây là một công việc có khối lượng lớn, phức tạp do vậy việc nghiên cứu không được tiến hành một cách chi tiết, tỉ mỉ. Mặt khác với tầm quan trọng của công tác nghiên cứu thị trường thì cần phải có một sự đầu tư riêng về nhân sự, thiết bị, kinh phí hoạt động...

Sau khi được thành lập bộ phận này sẽ phải thực hiện nhiệm vụ thu thập xử lý các thông tin về thị trường để đưa ra các dự báo thị trường và hiệu quả hoạt động cũng như vị trí của công ty trên thị trường.

Về nhân sự của tổ nghiên cứu thị trường: Tuyển chọn các cán bộ có khả năng phân tích, xét đoán, tổng hợp, có năng lực kinh nghiệm và năng động nhạy bén với những diễn biến trên thị trường và trung thành với công ty.

Có kế hoạch về đào tạo và đào tạo lại cán bộ nghiên cứu thị trường để bắt kịp với những tiến bộ, thành tựu mới trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường.

Liên kết với các trường Đại học, trung tâm đào tạo để đào tạo cán bộ nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp và bổ sung thêm những cán bộ mới.

Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho bộ phận này:

Mua sắm dụng cụ tính toán phục vụ cho việc thống kê phân tích tính toán in ấn các tài liệu: Máy vi tính, các phần mềm máy tính dùng cho thống kê, phân tích số liệu.

Đầu tư phương tiện để khai thác, tiếp cận thông tin thị trường một cách nhanh nhất: Điện thoại, fax, kết nối mạng Internet và mạng thông tin trong nước. Tạo điều kiện đi lại nhanh chóng và thuận tiện cho cán bộ khi làm việc để nắm vững và kiểm tra thông tin.

Thiết lập một hệ thống thông tin qua các ấn phẩm của các tổ chức Nhà nước và nước ngoài.

Cần có chính sách để cung cấp cho bộ phận này một nguồn kinh phí hoạt động hàng năm: Thiết lập các chính sách khen thưởng và kỷ luật hợp lý để thu được hiệu quả cao trong công tác nghiên cứu thị trường. Các doanh nghiệp cũng cần phát triển thêm các hình thức thu thập thông tin trực tiếp như tiến hành gặp và phỏng vấn trực tiếp khách hàng, tham dự hội nghị khách hàng của các đơn vị cung ứng cũng như các doanh nghiệp khác...

Một vấn đề rất quan trọng nữa là: Với các doanh nghiệp không có khả năng về tài chính, nhân sự để thành lập bộ phận chuyên trách về công tác nghiên cứu thị trường thì có thể đi thuê các công ty nghiên cứu thị trường để họ tiến hành nghiên cứu thị trường cho mình. Các công ty nghiên cứu thị trường chuyên hoạt động trong lĩnh vực này do vậy họ có thể làm việc nhanh chóng và chính xác. Tuy nhiên chi phí thuê công ty nghiên cứu thị trường là khá cao và hoạt động nghiên cứu thị trường như trên đã nói phải được tiến hành một cách thường xuyên liên tục. Chính vì vậy: Các doanh nghiệp phải tập trung khả năng để thành lập bộ phận nghiên cứu thị trường của mình.

Đối với những doanh nghiệp đã thành lập được tổ, ban nghiên cứu thị trường song quy mô thị trường quá lớn và khả năng về tài chính của doanh nghiệp lại eo hẹp thì doanh nghiệp nên tăng cường các hoạt động nghiên cứu thị trường trên một số các thị trường trọng điểm, thị trường có tiềm năng phát triển trong tương lai của mình. Trên mỗi vùng thị trường trọng điểm đó doanh nghiệp cần xác định rõ được những điểm nổi bật, những vấn đề cần phải quan tâm và đi sâu nghiên cứu.

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trường, thị trường là môi trường sống, là mảnh đất sống cho mỗi doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Để tồn tại và phát triển được trong điều kiện thị trường luôn biến đổi, cạnh tranh gay gắt đòi hỏi các doanh nghiệp phải thoả mãn một cách tốt nhất nhu cầu của thị trường. Công việc trước hết và quan trọng nhất cần phải tiến hành trong quá trình sản xuất kinh doanh là nghiên cứu thị trường, công việc này cần được chú trọng đầu tư thích đáng và tiến hành thường xuyên liên tục đúng với ý nghĩa của nó. Nếu doanh nghiệp xao lãng công việc này sẽ dẫn đến tình trạng mất phương hướng hoạt động và mất dần thị phần của mình, thậm chí còn có thể bị đào thải khỏi thị trường. Do vậy, thị trường và nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp là một vấn đề hết sức quan trọng và phức tạp cần tiếp tục được nghiên cứu và hoàn thiện.

Đề tài: "Thị trường và phương pháp nghiên cứu thị trường ở doanh

nghiệp" đã nêu ra cơ sở lý luận của vấn đề thị trường và phương pháp nghiên

cứu thị trường, đánh giá tình hình thị trường và nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp trên cơ sở đó em đưa ra một số kiến nghị nhằm mở rộng thị trường và hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường ở doanh nghiệp.

Do điều kiện không cho phép, bài viết này của em không tránh khỏi hạn chế. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy và các bạn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1-/ Nghị quyết 12/NQTW của Đảng Cộng Sản Việt Nam - ngày 3/1/1996. 2-/ Giáo trình kinh tế thương mại

PGS-PTS Nguyễn Duy Bột

PGS-PTS Đặng Đình Đào - NXB Giáo dục - 1997. 3-/ Giáo trình Quản trị doanh nghiệp thương mại.

PGS-PTS Hoàng Minh Đường

PTS Nguyễn Thừa Lộc - NXB Giáo dục - 1998 4-/ Giáo trình Marketing thương mại

TS - Nguyễn Xuân Quang - NXB Thống kê - 1999 5-/ Tìm hiểu thị trường trong sản xuất kinh doanh

PTS Hoàng Bình - NXB TP Hồ Chí Minh - 1998 6-/ Báo cáo thương mại.

7-/ Marketing căn bản

P.Kotler - NXB Thống kê - 1996 8-/ Tạp chí:

Thương mại Việt Nam Kinh tế phát triển Kinh tế và dự báo.

Một phần của tài liệu Thị trường và phương pháp nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w